Đề ôn tập chương

trần lê anh thi

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 8

1. Trình bày cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong tế bào

2. Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu tạo và cũng là đơn vị chức năng của cơ thể?

3. Để cơ và xương phát triển cân đói chúng ta cần phải làm gì?

4. Cách sơ cứu khi bị gãy xương

5. Thành phần cấu tạo của máu. Chức năng của huyết tương và hồng cầu?

6. Các nhóm máu ở người. Nguyên tắc khi truyền máu, sơ đồ truyền máu?

7. Chu kì co dãn của tim

8.Phân biệt vai trò chủ yếu của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu

9. Trình bày quá trình trao đổi khí ở phổi và ở tế bào

10. Các cơ trong hệ hô hấp của người và chức năng của chúng

11. Đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại

12. Các cơ quan tiêu hóa và chức năng của chúng

13. Tại sao nói sự tiêu hóa hoàn thành ở ruột non? Các sản phẩm cuối cùng của sự tiêu hóa là gì?

14. Hoạt động biến đổi thức ăn trong khoang miệng diễn ra như thế nào?

15. Ở dạ dày thức ăn nào bị biến đổi về mặt hóa học? Viết sơ đồ biến đổi? Vì sao protein của lớp niêm mạc dạ dày không bị phân hủy bởi dịch vị?

16. Biện pháp phòng tránh bệnh cao huyết áp.

17. Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào?

GIÚP MÌNH VỚI!!! :(

VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN
24 tháng 12 2017 lúc 22:42

2/BẠN THAM KHẢO VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN NHÉ!

7/- Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài trung bình khoảng 0,8 giây. - Trong mỗi chu kì: + Tâm nhĩ làm việc 0,ls, nghi 0,7s. + Tâm thất làm việc 0,3s, nghi 0,5s. + Tim nghỉ ngơi hoàn toàn là 0,4s - Trung bình trong mỗi phút diễn ra 75 chu kì co dãn của tim (nhịp tim).
8/- Tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch
- Hệ mạch: dẫn máu từ tim ( tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim ( tâm nhĩ)

9/ Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang.
Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp .trao đổi khí ở phổi khí oxi từ phế bào đc chuyển đến hồng cầu và trao đổi thành cacbonic rồi trở về phế bào . còn trao đổi khí ở tế bào thì : oxi từ hồng cầu ->tế bào ở các mô cơ thể chuyển thành cacbonic ->mao mạch
11/
-Tập thở sâu
-Trồng nhiều cây xanh
-Đeo khẩu trang ở nơi có nhiều bụi hay khi làm vệ sinh
-Không hút thuốc lá và vận dộng mọi người không nên hút thuốc
-Hạn chế sử dụng những phuơng tiện, thiết bị thải ra khí độc
-Thường xuyên dọn vệ sinh

16/1. Giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì

Tăng cân trong thời gian dài là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng tăng huyết áp. Nguy cơ này tăng dần ở phụ nữ cao tuổi, sau mãn kinh. Những người béo phì, bụng to (với vòng thắt lưng >85cm ở nữ và >98cm ở nam) cũng có nhiều khả năng bị tăng huyết áp. Vì vậy, cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý.

2. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý

- Nên ăn: cá, hải sản, rau xanh, trái cây, đậu xanh quả, các loại đậu hạt, măng, các loại ngũ cốc thô như: gạo lức, bắp lức, các loại đậu… Vì chất xơ có trong rau quả có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp. Mỗi ngày nên ăn khoảng 55 – 85g các chế phẩm từ sữa như phomát, sữa chua… Nên ăn chất béo có nguồn gốc thực vật, các loại dầu thực vật, dầu cá và một số hạt có chất béo như: hạt mè, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân.

- Không nên ăn: Các loại thịt đỏ (thịt heo, thịt bò…), các loại sữa béo, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật, tiết động vật, các loại thức ăn nhanh (mì tôm…) và những món ăn chế biến sẵn.

- Hạn chế: Các loại nước ngọt có ga, các loại bia, bột nở, các loại bột làm sủi bọt...

- Ăn nhạt: Càng ăn ít muối, càng tốt cho người bệnh tăng huyết áp. Nhu cầu muối ăn trung bình của một người khoảng 15g/ngày, trong đó có tới 10g sẵn có trong thực phẩm tự nhiên, vì vậy chỉ nên bổ sung thêm một thìa cà phê muối ăn/ngày là đủ.

3. Tăng cường hoạt động thể lực

Cần tập thể dục đều đặn ở mức vừa phải như đi bộ nhanh hoặc bơi lội trong vòng 30 – 45 phút, 3 – 4 lần/tuần.

4. Bỏ thói quen xấu

- Ngưng hút thuốc là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.

- Bớt uống rượu: uống nhiều rượu dễ làm tăng huyết áp.

- Không thức khuya, làm việc quá căng thẳng, ngủ ít nhất 7 giờ/ngày và đúng giờ. Nên tự tạo cho bản thân một cuộc sống hài hòa vui vẻ.

14/THAM KHẢO VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN NHÉ!

Bình luận (0)
VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN
24 tháng 12 2017 lúc 22:44

5/

Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch ; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải. Hồng cầu vận chuyển 02 và C02.
Bình luận (0)
VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN
24 tháng 12 2017 lúc 22:46

3/

Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên Lao động vừa sức Khi mang vác và ngồi học đúng tư thế tránh cong vẹo cột sống
Bình luận (0)
VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN
24 tháng 12 2017 lúc 22:46

1/

Bảng 3.1. Chức năng của các bộ phận trong tế bào

Bình luận (0)
VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN
24 tháng 12 2017 lúc 22:50

12/ * Cấu tạo hệ tiêu hóa & chức năng tương ứng:
Hệ tiêu hóa là một ống dài liên tục, bắt đầu từ miệng rồi đến thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và kết thúc ở hậu môn. Ở người trưởng thành, hệ tiêu hóa dài khoảng 6m.
Tham gia vào qua trình tiêu hóa còn có các cơ quan tiêu hóa như gan & tụy. Các cơ quan này cung cấp các men tiêu hóa, rất cần thiết cho quá trình phân rã thức ăn.
Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ khi thức ăn được đưa vào miệng & thậm chí trước đó. Khi chúng ta nhìn thấy thức ăn, ngửi thấy mùi vị thơm ngon của thức ăn thì các tuyến nước bọt (nằm ở dưới lưỡi, gần với hàm dưới) đã bắt đầu tiết ra nước bọt. Quá trình tiết nước bọt là một phản xạ được điều khiển từ não bộ. Một khi cơ quan này bị kích thích bởi thức ăn, chúng ra hiệu cho tuyến nước bọt biết rằng chúng ta chuẩn bị ăn đây.
Nước bọt có chức năng làm cho thức ăn đã bị nhai xé dễ dàng nuốt hơn. Trong nước bọt có amylase, một loại men tiêu hóa có chức năng phân hủy một vài loại carbonhydrate (như tinh bột & đường) trong thức ăn trước khi được nuốt. Cổ họng là ngõ vào của cả thực quản và khí quản. Tuy vậy, bình thường thức ăn từ họng khi nuốt vào không bao giờ bị rớt vào khí quản bởi có nắp thanh quản tự động đóng kín thanh quản mỗi khi nuốt.
Nuốt là một quá trình có sự phối hợp vận động nhịp nhàng của các cơ lưỡi, miệng & nhu động của thực quản. Thực quả là một ống dẫn thức ăn từ miệng đến dạ dày, nó dài khoảng 12-14 cm. Bình thường, một khi thức ăn khi đã vào dạ dày không thể trở ngược lại thực quản vì luôn có những nhu động một chiều đẩy thức ăn xuống dạ dày cộng với ở cuối thực quản (hoặc ở đầu dạ dày) có một cơ vòng có thể thắt lại để giữ thức ăn đó. Cơ vòng này gọi là tâm vị.
Quá trình tiêu hóa là một quá trình tự nhiên đến nổi Bạn không thể nhận biết được sự di chuyển của thức ăn trong cơ thể, cũng như chẳng bao giờ Bạn muốn thắc mắc về nó.
Dạ dày là một túi cơ có chức năng chứa đựng thức ăn, trộn lẫn thức ăn với các men tiêu hóa & nghiền nát thức ăn thành những miếng nhỏ hơn nữa để có thể hấp thụ được. Môi trường trong dạ dày luôn có tính axít, thực ra nó là một túi chứa đầy axít được tiết ra đa phần ở niêm mạc dạ dày (lớp lót bên trong lòng dạ dày). Như Bạn cũng đã biết, axít là rất cần thiết để phân rã thức ăn.
Quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng vào máu đã tăng lên khi thức ăn ở trong dạ dày. Một số chất đơn giản như nước, muối, đường & chất cồn có thể ngấm trức tiếp vào các mạch máu ở thành dạ dày. Một số dạng thức ăn phức tạp khác cần phải đi sâu hơn trong hệ tiêu hóa mới có thể hấp thu được. Thức ăn sau khi được tiêu hóa ở dạ dày trở thành một dạng nhũ trấp (dịch sữa). Nhũ trấp sẽ được đẩy xuống ruột non qua một đoạn nối đặc biệt giữa dạ dày & ruột non
Sau đó, thức ăn sẽ được tiếp tục tiêu hóa & hấp thu vào máu bằng các nhung mao có đầy trong niêm mạc ruột suốt khoảng thời gian thức ăn đi qua. Ruột là đoạn dài nhất trong hệ tiêu hóa, nằm gọn trong ổ bụng
Thức ăn được tiêu hóa ở ruột được hoàn thiện hơn nhờ các men tiêu hóa tiết ra từ gan, túi mật (một túi nhỏ nằm bên dưới gan), tuyến tụy (nằm hơi thấp hơn dạ dày). Tuỵ cung cấp các men tiêu hóa chất protein, chất béo & carbonhydrate & các chất trung hòa axít trong dạ dày
Nhận xét là mỗi khi thức ăn di chuyển sang một đoạn tiêu hóa khác, đều có một cơ quan hoạt động như một cách cửa khóa không cho thức ăn di chuyển ngược chiều trở lại. Ví dụ tâm vị không cho thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản, môn vị không cho thức ăn từ ruột non trở lại dạ dày. Lần này cũng vậy, thức ăn từ ruột non di chuyển vào ruột già (đoạn ruột có kích thước phồng to hơn nhiều so với ruột non) và cũng có một cơ vòng ở hồi tràng không cho thức ăn trở ngược lại ruột non.
Thức ăn khi đi vào đến ruột già hầu như không còn chất dinh dưỡng. Chức năng cơ bản của ruột già là hấp thụ nước từ thức ăn & tạo hình thù cho phân.

17/Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, ôxi từ môi trường ra thải ra khí cacbônic và chất thải.
Trao đổi chất ở cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong. Máu cung cấp cho tế bào các chất dinh dưỡng và ôxi. Tế bào thải vào máu khí cacbônic và sản phẩm bài tiết.



Bình luận (0)
VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN
25 tháng 12 2017 lúc 5:42

Câu 10: Trình bày các cơ quan trong hệ hấp của người và nêu chức năng của chúng?
Trả lời:
Hệ hô hấp gồm các cơ quan ở đường dẫn khí và 2 lá phổi
- Các cơ quan của đường dẫn khí: Mũi , Họng , thanh quản , khí quản , phế quản.
Chức năng dẫn khí vào và ra; làm ẩm, làm ấm không khí
- Hai lá phổi: Chức năng trao đổi khí giũa cơ thể và môi trường ngoài.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Quỳnh Nguyễn
Xem chi tiết
Đào Quang Tấn Minh
Xem chi tiết
Bùi Thị Ngọc Huế
Xem chi tiết
Ly Hàn Khánh
Xem chi tiết
Ánh Tuyết Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Vũ Duy
Xem chi tiết
Hoa Hồng Xanh
Xem chi tiết
Linh Bùi
Xem chi tiết
Hồ Trang
Xem chi tiết