Đề cương ôn tâp môn sinh C1: Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau như thế nào? Giả thích vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi? Những biện pháp nào giúp làm giảm tỉ lệ ng mắc bện sốt rét?
C2: Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào? Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?
C3: Trình bày vòng đời của sán lá gan. Vì sao trâu, bò nước ta mắc bện sán lá gan nhiều?
C4: Xác định các bộ phận của: Hệ tiêu hóa của giun đất; cấu tạo ngoài của trai sông qua sơ đồ hình vẽ.
C5: a) Nêu những đặc điểm cấu tạo của giun đất tiến hóa hơn so với giun đũa và sán lá gan.
b) Giun đất có via trò như thế nào trong việc cải tạo đất trồng?
C6: Trình bày xử lý mẫu và cách mổ giun.
C7: Cơ thể hình nhện có mấy phần? Vai trò mỗi phần của cơ thể? So sánh các các phần cơ thể nhện với Giáp xác.
C8: a) Trình bày đặc điểm chung của lớp sâu bọ.
b) Trong những đặc điểm chung của lớp sâu bọ, đặc điểm nào giúp phân biệt chúng với các chân khớp khác?
Mấy bn trả lời nhanh nha, mai mk thi hc kì òi
C1:
*Trùng kiết lị và trùng sốt rét đều là sinh vật dị dưỡng, tấn công cùng một loại tê bào là hồng cầu.
Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm khác nhau như sau:
- Trùng kiết lị lớn, một lúc có thể nuốt nhiều hồng cầu, rồi sinh sản bằng cách phân đôi liên tiếp (theo cấp số nhân).
- Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào kí sinh trong hồng cầu (kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu, rồi sinh sản ra nhiều trùng kí sinh mới cùng một lúc còn gọi là kiểu phân nhiều hoặc liệt sinh) rồi phá vỡ hồng cầu đế ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cầu khác đế' lặp lại quá trình như trên. Điều này giải thích hiện tượng người bị bệnh sốt rét hay đi kèm chứng thiếu máu.
*Bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi vì ở đây có nhiều khu vực thuận lợi cho quá trình sống của muỗi anôphen mang mầm bệnh (trùng sốt rét) như: có nhiều vùng lầy, nhiều cây cối rậm rạp,....
*Biện pháp:
- Ăn, ở sạch sẽ ngăn nắp.
- Thường xuyên vệ sinh môi trường, phát quang cây cỏ quanh nhà (từ 50 - 100m).
- Dùng hương xua muỗi, đốt lá cây xông khói, dùng kem xua muỗi vào buổi tối.
- Dùng hóa chất diệt muỗi phun trên tường .
- Ngủ trong màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
C3.*Vòng đời sán lá gan:
-Sán đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗingày). Trứng gặp nước nở thành ấu’trung có lông bơi.
-Ấu trùng chui vào sông kí sinh trong loài ốc ruộng, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng có đuôi.
-Ấu trùng có đuôi rời khỏi cơ thế ốc, bám vào cây cỏ.,bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vò cứng, trở thành kén sán.Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.
*Trâu, bò nước ta thường mắc bệnh sán lá gan nhiều vì:
- Trong nước có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.
- Trâu bò thường uống nước có nhiều kén sán lá gan.
- Trâu bò gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên có nhiều ấu trùng sán lá gan.
- Trong cây cỏ thuỷ sinh có nhiều kén sán.
C2.
*Sứa di chuyển bằng dù, khi dù phồng lên, nước biền được hút vào. Khi đầy nước, dù cụp lại nước biển thoát mạnh ra phía sau, gây ra phàn lực đây sứa tiến nhanh về phía trước. Như vậy, sứa di chuyển bằng tạo ra phản !ực, thức ăn cũng theo dòng nước vào lỗ miệng.
*Sự sinh sản vô tính mọc chồi ở thủy tức và san hô cơ bản là giống nhau. Chúng chi khác nhau ở chỗ: Ở thủy tức khi trưởng thành, chồi tách ra đế sống độc lập.
Còn ở san hô, chồi vẫn dính với cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển đế tạo thành tập đoàn.
Câu 1:
+Giống nhau: Nuốt và tiêu hóa hồng câu, sinh sản nhanh;có kích thước nhỏ; gây hại cho người; kí sinh trong máu; cấu tạo đơn bào
+ Khác nhau:
Trùng kiết lị:gây ra bệnh kiết lị; chân giả rất ngắn
+ Bệnh sốt rét hay xay ra ở miền núi vì:
-Do miền núi người đân có trình độ đân trí chưa cao
-Thiếu hiểu biết
-Đk tốt để muỗi anophen thành và phát triển
+Biện pháp:
- ko để ao tù, nước đọng
-móc màn trước khi đi ngủ
-đùng thuốc diệt muỗi
-phát quang bụi rậm
-Ko dùng thuốc diệt muỗi