Đề bài: Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một hoặc nhiều nhân vật cổ tích mà em đã học.

Trúc Quyên

ĐỀ BÀI: Tưởng tượng 20 năm sau e về thăm lại mái trg cũ. Hãy kể lại chuyến thăm trg đó

Heartilia Hương Trần
18 tháng 12 2016 lúc 12:36

Cuộc sống đầy biến động. Thời gian cũng trôi qua thật nhanh. Những học sinh trường tôi đã chia tay nhau tại mái trường Biên Hòa yêu dấu này. Kể từ ngày đó, một phần do bận việc cơ quan, phần khác là công việc gia đình nên tôi chưa có dịp về thăm trường, thăm thầy, thăm cô. Hôm ấy, nhân chuyến đi công tác về Thuận Thành, tôi xin phép cơ quan nghỉ ba ngày để có dịp thăm lại trường xưa, bạn cũ. Đi cùng tôi còn có mấy đồng nghiệp trong toà soạn. Đó là chuyến đi đầy xúc động của tôi trong suốt những năm công tác ở Hà Nội.

Bánh xe lăn đều và nhanh trên con đường quen thuộc. Chỉ còn khoảng năm phút nữa là chúng tôi tới trường. Lòng tôi cứ bồn chồn rạo rực. Xe dừng lại ngay trước cổng trường. Cảnh trường khác xưa nhiều quá, tôi gần như không thể nhận ra. Thế là đã hai mươi năm kể từ khi chia tay, giờ tôi mới được trở lại đây - nơi tôi đã từng có những kỉ niệm êm đẹp. Cổng trường này, nơi lũ học trò chúng tôi vẫn đứng đợi nhau. Tôi ngó nghiêng như ngóng chờ một điều gì đó... áp mặt vào những thanh sắt của cánh cổng trường, tôi nhìn xa xăm... vẫn màu áo xanh hoà bình. Những học sinh đang vui vẻ nô đùa hồn nhiên trong sân trường làm tôi nhớ quá những lần đá cầu, nhảy dây, trốn tìm... cùng các bạn. Nước mắt tôi ứa ra, họng tôi tắc nghẹn như có cái gì chặn ngang. Tôi không thể kìm nổi xúc động này. "Thầy cô ơi", tiếng gọi sao mà thân thương quá! Mong tìm lại những kỉ niệm ngày xưa, tôi bước vào. Hàng vú sữa đã được thay bằng hàng phượng vĩ nhưng tôi vẫn ngửi thấy đâu đó mùi hương quen thuộc.

Hè đến, phượng nở đỏ rực cả một góc trời. Ve kêu râm ran ve... ve.... Tiếng ve gọi hè, gọi cả những hồi ức ấu thơ đẹp đẽ. Tôi đi dạo một vòng quanh trường như "dạo" lại những bài hát mà chúng tôi đã từng hát khi còn học dưới mái trường này. Tôi lẩm bẩm: Hàng ghế đá, xanh hàng cây góc sân trường, bạn thân hỡi.... Tôi dừng lại, không hát nữa, nói đúng hơn là tôi không hát nổi.

 

Tôi ghé lại chỗ hàng liễu xanh rì - đó là nơi tôi và các thầy, cô cùng các bạn chụp bức hình cuối cùng. "Bức ảnh" - tôi nghĩ trong đầu. Và chạy lẹ về phía ô tô. Tôi bới tung cái va li, tìm kiếm bức ảnh.

Đây rồi! -Mắt tôi sáng lên vui vẻ. Tay tôi lướt trên bức ảnh, lướt qua từng khuôn mặt, nụ cười của thầy cô và các bạn. Nước mắt tôi rơi trên tấm ảnh, cảnh vật xung quanh nhoà đi trước mắt tôi.

Tôi chạy vào văn phòng, chẳng có ai ngoài bác Hiền - bác bảo vệ mà lũ học sinh chúng tôi ngày xưa rất kính trọng và tin tưởng. Bác quý học sinh như con của mình. Bác đã già nhưng vẫn vui tính và nhanh nhẹn như ngày xưa. Hồi đó, bố mẹ gửi tôi lên học và nhờ bác lo cơm nước cho tôi. Hàng ngày, tôi nhổ tóc sâu cho bác, hai bác cháu nói chuyện với nhau rất vui vẻ. Trong hai năm học ở trường, bác đã cho tôi không ít những lời khuyên bổ ích và đúng đắn. Tội tiến lại gần chỗ bác:

- Bác... bác Hiền ơi...!.- Tôi nghẹn ngào.

Bác quay sang phía tôi, chăm chú nhìn:

- Trang ... hả...?

Giọng bác run run, mắt bác sáng ngời và mặt bác vui vẻ. Bác trách tôi:

- Sao lâu rồi mày chẳng về đây với bác, bác có bao nhiêu chuyện mà chẳng biết kể với ai, bác cứ ngóng mày mãi! Thế hôm nay có việc gì mà lại về đây?

- Cháu về thăm bác! - Tôi đùa.

- Thăm bác? Lại xạo rồi - Bác cười hiền hậu.

- Sao bác biết? - Tôi nũng nịu - Cháu đùa thôi. Hôm nay, cơ quan phân tụi cháu về trường mình làm bài phóng sự về phong trào thi đua học tập của trường.

- À! Ra thế! - Bác cười.

 

Mấy bác cháu tôi ngồi nói chuyện hồi lâu thật là vui vé. Một lúc, bác Hiền bảo:

- Thôi, mấy đứa ngồi nói chuyện, bác phải lên đánh trống đây.

Bọn tôi ngồi đùa vui vẻ. Nhác thấy phía xa có bóng người quen quen, tôi tìm lại kí ức. "Cô Huyền" - tôi nghĩ, vẫn dáng người nhỏ nhắn, tay hay đưa lên đầu và cả cách ôm cặp nữa. "Đúng rồi". Tôi đứng bật dậy, chạy lại phía cô, tôi ôm lấy cô thật chặt. Trông cô có vẻ xanh xao, mệt mỏi:

- Cô không khoẻ ạ! - Tôi thắc mắc.

- À... ừ...! Mấy hòm nay thời tiết oi bức. Cô hơi mệt. - Cô nói.

Tôi lúng túng hỏi:

- Thế cô uống thuốc chưa ạ? Cô đừng cố quá sức cô ạ! Cô nhìn tôi với con mắt trìu mến. Hai cô trò nói chuyện với nhau cả buổi sáng. Cô hỏi tôi nhiều về cuộc sống của tôi. Các thầy cô khác trong trường cũng đến nhưng chẳng còn ai, toàn giáo viên trẻ. Cô đứng lên nghiêm mặt:

- Trang!

- Dạ! - Tôi bật dậy.

- Hôm nay là lần gặp mặt đầu tiên sau 20 năm của cô trò mình, cô trò mình phải tâm sự với nhau thật nhiều chứ nhỉ - Cô nói.

Cô vẫn cưng tôi như ngày nào. Tối hôm đó, tôi đưa đồng nghiệp vào nhà trọ rồi tới ngủ với cô, hai cô trò nói chuyện thâu đêm.

Đó là một chuyến công tác và cũng là chuyến thăm trường đầy xúc động của tôi. Tôi ra về, tới chào mọi người nhưng tôi hứa với bác Hiền và cô là tôi sẽ trở lại vào một ngày gần đây. Chuyến đi này đã giúp tôi tô đậm thêm những kỉ niệm về mọi người - về thầy cô và các bạn. Ngay ngày sau đó, bài phóng sự về trường Biên Hòa đã được in ngay trên trang đầu tiên của tờ báo, nơi tôi làm việc.


 
Bình luận (1)
Trương Thị Cẩm Vy
18 tháng 12 2016 lúc 12:40

Thời gian trôi thật nhanh thấm thoắt đã hai mươi năm kể từ ngày em rời xa mái trường “Trung học cơ sở Tân Khánh” để bước vào một môi trường học tập mới và theo đuổi ước mơ của mình. Hôm nay nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường, em quay trở lại mái trường xưa với bao cảm xúc trào dâng.

Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, em thi vào một trường chuyên cấp ba trên tỉnh, khá xa nhà và ít khi có dịp về nhà và càng không có cơ hội quay lại thăm mái trường xưa nơi đã em đã gắn bó suốt bốn năm học cấp hai của mình. Học xong cấp ba, em thi và đỗ vào một trường đại học ở Hà Nội. Nhờ sự kiên trì, chịu khó và sự ham học hỏi của mình em nhận được một suất học bổng du học nước ngoài trong vòng bốn năm, bốn năm sinh hoạt và học tập ở nước ngoài, nỗi nhớ quê hương da diết luôn thường trực trong tâm trí em. Hoàn thành khóa học bốn năm, em tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành xuất sắc bảo vệ luận án thạc sĩ của mình. Và giờ đây em trở về quê hương, trở thành giảng viên một trường đại học danh tiếng ở Việt Nam như đúng ước mơ của mình.

Hôm nay em mới có cơ hội trở lại thăm ngôi trường trung học cơ sở Tân Khánh nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường. Ngôi trường giờ đã khác xưa rất nhiều, ấn tượng đầu tiên của em đó là dòng chữ “Trường trung học cơ sở Tân Khánh” được đúc bằng đồng, thay cho dòng chữ đó mười năm trước được in màu trắng chìm trong tấm biển bằng sắt, nằm trang trọng trong tấm biển hiệu nhà trường, bên trên là rất nhiều lá cờ nhỏ bay phấp phới trong gió. Mười năm trước và giờ đây, đã có một sự thay đổi lớn lao tại nơi đây. Lúc em học, ngôi trường chỉ có một dãy nhà ba tầng duy nhất dành cho học sinh, một dãy nhà hai tầng dành cho ban giám hiệu hiệu nhà trường, và rất nhiều những dãy nhà cấp bốn khác.

Nhưng giờ đã có một dãy nhà năm tầng mới mọc lên nằm bên cạnh dãy nhà ba tầng, những lớp học nhà cấp bốn tuy vẫn còn nhưng chỉ còn rất ít. Các dãy nhà cũ đều đã được sửa sang khang trang và quét sơn trông rất đẹp. Cơ sở vật chất trong các lớp học cũng được hiện đại hơn rất nhiều, ngày trước cả trường chỉ có từ một đến hai chiếc máy chiếc phục vụ những buổi thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hoặc những lớp có tiết học có giáo viên dự giờ hay thao giảng thì mới được lên phòng máy chiếu nhưng nay tất cả các lớp đều có máy chiếu và mọi bài giảng của giáo viên đều được trình chiếu trên máy chiếu để những tiết học thêm sinh động, tránh gây sự nhàm chán. Mọi thứ thay đổi chỉ có hàng cây xà cừ và phượng vĩ vẫn còn đó, nhưng đã to hơn rất nhiều.

Em gặp lại rất nhiều bạn cũ cũng về tham dự buổi lễ quan trọng này, mặc dù đã mười năm nhưng vẫn còn nhớ nhau lắm. Em gặp lại bạn Nga – một cô gái yêu thích nghệ thuật, vẽ tranh thì giờ đã là một nhà thiết kế thời trang, bạn Nam với ước mơ thi đỗ vào trường “Học viện cảnh sát nhân dân”, giờ đây bạn đã thực hiện được ước mơ của mình và hoạt động trong ngành công an, còn nhiều bạn nữa nói chung bạn nào cũng có nghề nghiệp ổn định và thành công với ước mơ của mình. Em gặp lại các thầy cô, thầy Duy hiệu trưởng nhà trường, giờ đây cũng đã nghỉ hưu và hôm nay cũng có mặt với sự kiện to lớn của trường. Em gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Chín, cô vẫn nhận ra chúng em. Cả cô cả trò đều rất vui, cô hỏi chúng em về tình hình học tập và rất mừng khi thấy học trò của mình ai cũng thành đạt, sau đó cô và trò cùng nhau ôn lại những kỉ niêm cũ. Hết buổi kỉ niệm cô mời chúng em vào nhà chơi, nhưng chúng em xin phép vì còn bận một số công việc và hứa với cô sẽ vào thăm cô vào một dịp khác.

 

Trở về trường cũ với bao sự đổi khác, chỉ có tình thầy trò là vẫn như xưa. Em thực sự xúc động và tự hứa sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm nơi đây, nơi có những thầy cô luôn hết mình, tận tụy với sự nghiệp trồng người.

Bình luận (3)
Nguyễn Đức Đại
18 tháng 12 2016 lúc 12:48

Đã 20 năm rồi, nay tôi mới có dịp về thăm quê. Đi qua trường cũ, tôi thấy xúc động bùi ngùi, bao nhiêu kỉ niệm lại ùa về trong tôi, Hòa mình với những kỉ niệm, toi rảo bước vào trường trong tư thế của đứa trẻ cách đấy 20 năm.

Tôi trở về mái trường xưa vào một ngày tuyệt đẹp. Trên sân trường quen thuộc ngày nào, cây phượng vĩ ở góc sân vẫn còn đây, nhưng nó đã to lớn hơn rất nhiều, nó cũng có vẻ hân hoan chào đón tôi trở về trường. Lúc này trong lòng tôi dâng lên một niềm xúc động. Cảnh trường đổi khác đi nhiều, cổng trường được làm lại, hai cửa sắt to, đồ sộ trông bề thế hơn xưa. Sân trường được tráng bê tông sạch đẹp. Tôi bước vào bên trong, mong tìm lại những kỉ niệm của một thời cắp sách đến trường.

Nhìn vòng quanh một lượt, tôi thấy hàng ghế đá vẫn còn, hàng cây xanh vẫn đứng đấy, những cây xà cừ đã lớn hơn nhiều, có cây đã già đi, chúng tôi nghe đâu đó có mùi hương quen thuộc - mùi hương của hoa sữa đang phảng phất trước các lớp học. Nhớ quá cái mùi hoa sữa thân thương ấy, cái mùi hương làm chúng tôi mê mẩn và sảng khoái tinh thần trong mỗi giờ học. Phòng học được nâng cấp, quét vôi màu vàng nhạt. Nhìn các em nhỏ đang nô đùa trong sân trường làm tôi nhớ quá những ngày niên thiếu. Nhìn lớn học, tôi nhớ tiếng giảng bài ấm áp của thầy cô, nhớ từng lời dạy bảo của thầy cô đối với mình. Nhìn trường lớp khang trang, các phòng chức năng được xây dựng, chúng tôi thật vui sướng. Tôi vào văn phòng thăm các thầy cô giáo. Thầy giáo cũ vẫn còn, một số thầy cô đã nghỉ hưu hoặc chuyển đi công tác trường khác. Thầy trò gặp nhau, vui mừng khôn xiết. Những tiếng "Chào thầy ạ!", "Chào thầy ạ!" tiếp nối nhau. Thầy giáo đưa tay nắm lấy tay tôi. Ôi, bàn tay gầy guộc đã bao năm dẫn dắt học trò chúng tôi đi đến bến bờ, các thầy cô đã lái con đò đưa chúng tôi cập bến vinh quang. Rõ ràng, đám học trò cũ chúng tôi ai cũng thấy thế, ai cũng muốn được học với các thầy thêm nữa.

Sau cuộc gặp gỡ với thầy cô giáo, chúng tôi đi dạo một vòng xung quanh trường như dạo lại bài hát tuổi học trò, ai cũng tìm thấy những kỉ niệm xưa. Tôi đến phòng bảo vệ thăm bác Tám,. Bác vẫn vui tính như trước nhưng trông bác đã già đi, bác cháu chúng tôi ngồi trò chuyện một hồi lâu thật vui vẻ.

Chuyến về thăm quê thật ý nghia, tôi được về thăm lại trường xưa, được sống lại 20 năm về trước. Gặp thầy gặp bạn, tôi xúc động vô cùng. Cảnh trường tuy co nhiều thay đổi nhưng chúng không làm tôi quên được những kỉ niệm tại mái trường thân yêu của mình.

Bình luận (2)
Nguyễn Đức Đại
18 tháng 12 2016 lúc 15:30

Hẳn các bạn học sinh như tôi đều đã biết câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần: Mã Lương là một em bé giàu lòng thương người và rất có ý chí. Mồ côi bố mẹ từ sớm, em phải tự mình kiếm sống. Tuy nghèo khó nhưng em sẵn sang giúp đỡ mọi người xung quanh. Em được thần ban cho một cây bút, vẽ gì thì lập tức thứ đó biến thành thật. Em dùng bút đó vẽ cho dân làng nhà cửa, bát đĩa, thóc gạo… Nhờ đó, mọi người được sống no ấm, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng vua chúa không muốn vậy. Chúng hãm hại Mã Lương để đoạt cây bút thần. Mã Lương đã dùng chính cây bút đó diệt trừ bọn gian ác. Sau đó, Mã Lương đi đâu, làm gì, không ai rõ.

Mọi người đưa ra các giả thiết khác nhau. Giả thiết nào cũng có lí, và chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Mã Lương đi đâu, làm gì?

Gần đây, nhân chuyến du lịch cùng bố mẹ sang Trung Quốc, tôi tìm được một tài liệu nói về đoạn kết cuộc đời của Mã Lương. Tôi kể lại cho các bạn nghe nhé:

    

Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương:

– Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả.

Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ.

Tôi không biết giả thiết này có đúng không. Nếu bạn nào tìm được những tài liệu khác về đoạn cuối đời của Mã Lương thì cho tôi biết nhé

 



 

Bình luận (0)
Nguyễn Đức Đại
18 tháng 12 2016 lúc 15:33

bài cuối cùng sai đấy mình nhầm chủ đề

 

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
19 tháng 12 2016 lúc 12:00
Viết theo thể thức một bức thư về nội dung đảm bảo:
- Lời chào hỏi.
- Lời dẫn khi về trường:
+ Lý do, hoàn cảnh nào bạn về trường?!?
- Khung cảnh trường và sự đổi khác. Bạn hãy lấy so sánh với kỉ niệm của mình.
VD như: Bạn còn nhớ kỉ niệm ngày ấy của chúng mình không? Hàng me gốc phượng vĩ... Gốc phượng ngày ấy giờ vẫn còn đó. Nó sừng sững đứng nghiêm như bác bảo vệ nghiêm mặt mỗi sáng vậy. Còn nhớ những ngày hè năm ấy -ngày tổng kết năm lớp 8 đó, cả lớp chụp ảnh dưới tán cây. Tụi Nam còn trèo lên hái cả chùm phượng to xuống. Nhìn rực rỡ làm sao....

Bạn khơi lại thế nào cho nó tinh tế nhất và nhẹ nhàng nhất nha!
Kỉ niệm cùng cả lớp? Kỉ niệm cùng cô giáo hay một lần bị bắt phạt? sao không nhỉ!

Và bạn cần nói lên được cảm xúc vỡ oà trong bạn khi nhìn thấy bà Ba bán hàng tước cổng trường. Nhớ kỉ niệm buổi trưa hè xà vào quán mua những túi ổi...... Chẹp, so good!
Với dạng bài này bạn hãy viết như là không viết, kể về những kỉ niệm của riêng mình theo BY ME STYLE!

Đó là sự lựa chọn thông minh để bạn được điểm cao đó!

Chúc bạn thành công nha!
  
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Đỗ Thuần
Xem chi tiết
Trần Anh Thư
Xem chi tiết
LƯƠNG MINH TRANG
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Ngọc Nhi
Xem chi tiết
Hà Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Công Chúa Hoa Hướng Dươn...
Xem chi tiết
Tứ Diệp Thảo
Xem chi tiết
Trần Lê Việt Hoàng
Xem chi tiết
Đinh Thị Thanh Thảo
Xem chi tiết