Đề bài :
Câu 1 : Trình bày diễn biến của Nhiễm Sắc Thể của quá trình NGUYÊN PHÂN và GIẢM PHÂN . Nêu ý nghĩa của 2 quá trình này ?
Câu 2 : Nêu khái niệm về lai phân tích và lấy ví dụ ?
Câu 3 : Nêu đặc điểm cấu trúc của phân tử ADN, ARN ? Trình bày quá trình tổng hợp ADN, ARN , Prôtêin
Câu 4 : Nêu mối quan hệ giữa gen và tính trạng ?
Câu 5 : Tính đa dạng và đặc thù của ADN thể hiện ở những đặc điểm nào ?
Câu 6 : Nêu đặc điểm khác nhau cơ bản giữa ADN VÀ ARN ?
Câu 2:
Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội (thuần chủng), còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp (không thuần chủng).
Vd :
A quy định hoa đỏ
a quy định hoa trắng
Đem lai phân tích hoa đỏ
Sơ đồ lai 1:
P: AA × aa
F1:100%Aa (hoa đỏ)
-> Hoa đỏ có kiểu gen đồng hợp trội ( thuần chủng)
Sơ đồ lai 2:
P: Aa × aa
F1:1Aa:1aa
-> Hoa đỏ đem lai phân tích có KG dị hợp ( không thuần chủng)
Câu 1 và 3 có trong bài học thầy cô cho ghi và SGK nha bạn. Mình đảm bảo vì mình cũng là học sinh lớp 9.
Câu 5 :
- Tính đặc trưng của ADN :
+ Từ 4 loại nu (A, T, G, X) với số lượng và những cách sắp xếp xác định đã tạo ra các loại phân tử ADN đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nucleotit. Từ đó, đã tạo nên tính đặc trưng của ADN.
+ Tỉ lệ A+T/G+X có trong phân tử ADN ở mỗi loài sinh vật là đặc trưng cho mỗi loài.
- Tính đa dạng của ADN: với 4 loại nu với số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nu khác nhau đã tạo ra vô số loại phân tử ADN khác nhau. Từ đó, đã tạo nên tính đa dạng của ADN.
Câu 4:
- Gen và tính trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau, cụ thể là gen quy định tính trạng.
Câu 6:
- Điểm khác nhau cơ bản giữa ADN và ARN :
ADN | ARN |
Có kích thước và khối lượng lớn hơn ARN | Có kích thước và khối lượng bé hơn ADN |
Trong ADN có chứa Timin (T) | Trong ARN có chứa Uraxin (U) là dẫn xuất của Timin |
Cấu trúc ADN : là mạch kép | Cấu trúc ARN:là mạch đơn |
Có liên kết hidro theo NTBS giữa các nu trên 2 mạch | Không có liên kết hidro |
Nguyên liệu xây dựng là các nu : A,T,G,X | Nguyên liệu xây dựng là các ribonucleotit : A, U, G, X |
Trong nuclêotit là đường C5H10O4 | Trong ribonucleotit là đường ribozo C5H10O5 |