Đức tính giản dị của Bác Hồ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Dũng Nguyễn

ĐỀ 5 - GIẢN DỊ I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn... Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi! (Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng)

Câu 1. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 3. Phân tích hiệu quả biểu đạt của một phép tu từ trong câu văn:Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...

Câu 4.Thông điệp em rút ra được qua đoạn trích là gì?

Câu 5. Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự giản dị trong cuộc sống.

nthv_.
23 tháng 8 2021 lúc 16:05

Câu 1: PTBĐ: Nghị luận

Câu 2: NDC: Sự giản dị và khiêm tốn của Bác trong đời sống, trong sự sinh hoạt hàng ngày và cung cách làm việc.

Câu 3: Biện pháp tu từ: liệt kê. Làm tô đạm thêm sự giản dị vì nước, vì dân của Bác.

Câu 4: Tham khảo:

Sau khi đọc đoạn văn, ta thấy rõ Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, là người mỗi người Việt đều luôn phải nhớ ơn và học hỏi. Một trong những đức tính mà chúng ta cần học nhất đó là sự giản dị trong con người Bác. Tuy là một người có quyền lực nhất đất nước nhưng Bác không bao giờ xoa hoa lãng phí. Mỗi người chúng ta cũng vậy, phải luôn tiết kiệm, giản dị. Những thứ không cần thiết, thì không cần phải quá cầu kì, luôn sử dụng mọi đồ vật chỉ ở mức đủ dùng. Như là những người học sinh, chúng ta ăn mặc thật phù hợp, không ăn chơi đua đòi, không tha hóa tệ nạn xã hội. Như thế vừa là tốt cho bản thân mỗi chúng ta, vừa là tốt cho mọi người xung quanh.

Câu 5: Tham khảo:

Đức tính giản dị là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện và học hỏi không ngừng trong cuộc sống. Giản dị là sự đơn giản, không cầu kỳ, phô trương. Một con người có lối sống giản dị là một con người không quá đề cao vẻ bề ngoài. Họ sống thanh cao, bình dị. Giản dị trong cả lời ăn tiếng nói, cách ăn mặc và ăn uống. Như bác Hồ của chúng ta, Bác là một vị lãnh tụ tối cao của dân tộc nhưng lại có lối sống vô cùng giản dị, giản dị trong sinh hoạt và tỏng cả công việc. Giản dị có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó giúp con người ta hoàn thiện được bản thân, được mọi người xung quanh quý mến và tôn trọng. Một người có lối sống giản dị thì cuộc sống sẽ trở nên thanh cao, thanh thản và điềm đạm hơn. Tóm lại, đây là một lối sống đẹp và vô cùng cần thiết. Vì vậy mỗi chúng ta hãy cùng nhau rèn luyện đức tính này vì một cuộc sống tươi đẹp hơn.

NguyenBaoKhanh
13 tháng 3 2024 lúc 13:07

Câu 1: PTBĐ: Nghị luận

Câu 2: NDC: Sự giản dị và khiêm tốn của Bác trong đời sống, trong sự sinh hoạt hàng ngày và cung cách làm việc.

Câu 3: Biện pháp tu từ: liệt kê. Làm tô đạm thêm sự giản dị vì nước, vì dân của Bác.

Câu 4: Tham khảo:

Sau khi đọc đoạn văn, ta thấy rõ Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, là người mỗi người Việt đều luôn phải nhớ ơn và học hỏi. Một trong những đức tính mà chúng ta cần học nhất đó là sự giản dị trong con người Bác. Tuy là một người có quyền lực nhất đất nước nhưng Bác không bao giờ xoa hoa lãng phí. Mỗi người chúng ta cũng vậy, phải luôn tiết kiệm, giản dị. Những thứ không cần thiết, thì không cần phải quá cầu kì, luôn sử dụng mọi đồ vật chỉ ở mức đủ dùng. Như là những người học sinh, chúng ta ăn mặc thật phù hợp, không ăn chơi đua đòi, không tha hóa tệ nạn xã hội. Như thế vừa là tốt cho bản thân mỗi chúng ta, vừa là tốt cho mọi người xung quanh.

Câu 5: Tham khảo:

Đức tính giản dị là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện và học hỏi không ngừng trong cuộc sống. Giản dị là sự đơn giản, không cầu kỳ, phô trương. Một con người có lối sống giản dị là một con người không quá đề cao vẻ bề ngoài. Họ sống thanh cao, bình dị. Giản dị trong cả lời ăn tiếng nói, cách ăn mặc và ăn uống. Như bác Hồ của chúng ta, Bác là một vị lãnh tụ tối cao của dân tộc nhưng lại có lối sống vô cùng giản dị, giản dị trong sinh hoạt và tỏng cả công việc. Giản dị có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó giúp con người ta hoàn thiện được bản thân, được mọi người xung quanh quý mến và tôn trọng. Một người có lối sống giản dị thì cuộc sống sẽ trở nên thanh cao, thanh thản và điềm đạm hơn. Tóm lại, đây là một lối sống đẹp và vô cùng cần thiết. Vì vậy mỗi chúng ta hãy cùng nhau rèn luyện đức tính này vì một cuộc sống tươi đẹp hơn.


Các câu hỏi tương tự
Dương Bông
Xem chi tiết
Dương Bông
Xem chi tiết
hoàng trung đức
Xem chi tiết
Công Dũng - Hoàng Bách
Xem chi tiết
trịnh thị kim hoa
Xem chi tiết
cc1122
Xem chi tiết
phạm dương
Xem chi tiết
ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Phan Phương Thảo
Xem chi tiết
happi
Xem chi tiết