- Tiêu cực:
+ Xin điểm, chạy điểm
+ Mua bằng cấp
+ Xin, chạy cho con vào trường chuyên, lớp chọn
+ Đuờng dây chạy điểm vào THPT, Đại học….
+ Thi hộ, thi thuê….
+ Chạy chức chạy quyền…
- Bệnh thành tích trong giáo dục:
+Báo cáo không đúng thực tế
+ Bao che khuyết điểm để lấy thành tích
+ Coi trọng số lượng chứ không coi trọng chất lượng
+HS: Học để lấy bằng cấp, phát biểu chỉ để cộng điểm…
+ Số GSTS, các nhà khoa học nhiều nhưng ít có những cải tiến sáng tạo b) Phân tích đúng sai lợi hại: - Lợi: trước mắt cho cá nhân- không cần bỏ công sức nhiều nhưng vẫn đạt kết quả cao
- Hại là rất nghiêm trọng để lại hậu quả lâu dài:
+Các thế hệ HS được đào tạo ra không có đủ trình độ để tiếp cận với công việc hiện đại, đất nước ít nhân tài
+ Tạo thói quen cho HS ngại học, ngại thi, ngại sáng tạo
+ Tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội c) Nguyên nhân của hiện tượng này là: - Do gia đình: Không muốn con vất vả mà vẫn đạt kết quả cao
- Do nhà trờng: Muốn HS có thành tích cao để báo cáo
- Do XH: Hệ thống luật cha nghiêm, cụ thể; cha thực sự coi trọng nhân tài(ĐB là những cơ quan nhà nước); nhận thức của nhiều ngời còn hạn chế … d) Cách khắc phục: - Phải giáo dục nhận thức cho HS , và toàn XH để họ hiểu rằng chỉ có kiến thức thực sự họ mới có chỗ đứng trong XH hiện đại
- XH phải thực sự coi trọng những ngời có kiến thức, có thực tài và lấy đó là tiêu chuẩn chính để sử dụng họ
- Phải có một hệ thống pháp luật, luật giáo dục chặt chẽ, nghiêm ngặt, xử lý nghiêm nhữnh sai phạm. Cách ra đề thi coi chấm thi phải đổi mới để sao cho HS không thể hoặc không dám tiêu cực 3/ Kết bài: - Thâu tóm lại vấn đề
Rút ra bài học cho bản thân ( Rút ra tư tưởng đạo lý)
Cho đoạn văn sau:
" Giọng nói của bà tôi trầm bổg nghe như tiếg chuôg đồg hồ. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng như những đóa hoa. Khi bà tôi mỉm cười hai con ngươi đen sẫm mở ra log lanh hiền dịu đến khó tả. Đôi mắt ánh lên những tia ság ấm áp vui tươi ko bao giờ tắt và trên đôi má ngăm ngăm đen đã có nhiều nếp nhăn ,khuôn mặt của bà tlou hình như vẫn còn trẻ
a) Xác định từ loại trog đoạn văn trên
Từ ghép:trầm bổng,dịu hiền,tươi vui,hiền dịu
Từ láy:dễ dàng,long lanh ,ấm áp,ngă ngăm
b) chỉ ra và nêu tác dụg của biện pháp tu từ trog đoạn văn đó
" Giọng nói của bà tôi trầm bổg nghe như tiếg chuôg đồg hồ. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng như những đóa hoa. Khi bà tôi mỉm cười hai con ngươi đen sẫm mở ra log lanh hiền dịu đến khó tả. Đôi mắt ánh lên những tia ság ấm áp vui tươi ko bao giờ tắt và trên đôi má ngăm ngăm đen đã có nhiều nếp nhăn ,khuôn mặt của bà tlou hình như vẫn còn trẻ
=>So sánh
=>Toát lên vẻ đẹp của bà
Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức.Ngay từ bây giờ, học sinh được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học không đúng với khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một “ căn bệnh” xâm nhập vào học đường hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục cùng với những tiêu cực trong thi cử.
Thành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước.
Theo định nghĩa đó, nỗ lực đạt thành tích của một cá nhân hay một tập thề là một phẩm chất đạo đức tốt, đáng biểu dương và nhân rộng. Hãy tưởng tượng một xã hội mà trong đó mọi thành viên đều nỗ lực để đạt những thành tích cao hơn trong các lĩnh vực hoạt động: thể thao, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, sản xuất, thương mại, công nghệ... vì lợi ích cho mình và cho cả cộng đồng. Xã hội đó chắc chắn tiến bộ, nền kinh tế nước đó chắc chắn phát triển, đời sống nhân dân nước đó chắc chắn giàu có, quốc gia đó chắc chắn cường thịnh. Nhưng đến một lúc nào đó, khi chính những nỗ lực đạt thành tích, một phẩm chất tốt và cần thiết của mỗi thành viên trong xã hội lại trở thành một căn bệnh, mà ngày nay chúng ta gọi nó là bệnh thành tích.
Điều lo ngại chung hiện nay là căn bệnh thành tích đang lan tràn trong ngành giáo dục của nước ta, không phải chỉ lây nhiễm cho một bộ phận những người công tác trong ngành mà còn cho nhiều gia đình trong xã hội. Với bệnh thành tích, các phương pháp đánh giá, kiếm tra kết quả học tập trở nên dày đặc, nặng nề, phức tạp nhưng lại mang tính chất rập khuôn, không có chỗ dành cho sự sáng tạo của học sinh, sinh viên. Xét từ phía ngành giáo dục, thành tích giáo dục là thước đo sự thành công trong nghề nghiệp của giáo viên nói riêng, của nhà trường và địa phương nói chung. Đáng tiếc thay, trong thời gian qua, chính ngành giáo dục lại “thiết kế” ra thước đo trên bằng các chỉ tiêu giáo dục khô cứng. “Bệnh thành tích giáo dục” chính là việc nhà trường và địa phương cố gắng đạt được các chỉ tiêu giáo dục bằng mọi giá. Chúng ta đều nhận thức rõ ràng rằng một xã hội muốn phát triển tiến bộ phải có nhiều nhân tài, mà nhân tài phải là người có chân tài thực học, được tiếp thu những kiến thức và các phẩm chất đạo đức tinh hoa của nhân loại và của dân tộc thông qua hệ thống giáo dục của cộng đồng. Giáo dục chính là điểm xuất phát, là nơi sản sinh ra nguồn năng lực cho sự cường thịnh của một nước, một cộng đồng dân tộc. Một nền giáo dục tốt và trung thực sẽ tạo nên những con người đạt những thành tích tốt và trung thực. Những thành tích tốt và trung thực sẽ tạo nên những bước tiến mạnh mẽ cho cộng đồng dân tộc trên con đường phát triển.
Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục'' ngay từ khi mới phát động đã được xã hội quan tâm, nhân dân đồng tình hưởng ứng. Bởi ai cũng biết rằng, nếu cứ để ''nạn tiêu cực trong thi cử'' hoành hành và ''bệnh thành tích trong giáo dục'' trở thành một căn bệnh ''mãn tính” thì sẽ dẫn đến lãng phí thời gian, sức lực, tuổi đời của học sinh; lãng phí tiền bạc, công sức chăm sóc con cái của phụ huynh; của thầy cô và lãng phí của cải xã hội. Điều đó sẽ là hệ quả tất yếu của những suy thoái đạo đức trong học sinh; đạo đức trong quan hệ thầy, trò và sẽ góp phần làm suy thoái những mối quan hệ xã hội khác. Cuộc vận động này là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt. Điều đáng mừng là nhân dân, xã hội đều quyết liệt tham gia chống lại những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, sẵn sàng lên tiếng phê phán những cá nhân hoặc tổ chức có thái độ không hưởng ứng. Sự khởi đầu tốt đẹp báo hiệu sự thành công của một cuộc vận động mang tính nhân văn sâu sắc.
Trên tiến trình đổi mới giáo dục, bệnh thành tích phải được xóa bỏ. Đó không phải là một việc quá khó, nhưng chắc chắn cũng không dễ dàng. Điều trước nhất là phải thay đổi từ những sai phạm của ngành giáo dục, phải kiên quyết thực hiện cuộc vận động đã đề ra, vì đó sẽ làm gương để thế hệ trẻ ngày nay tin tưởng và noi theo. Học sinh chúng ta, ngay từ bây giờ phải hết mình phấn đấu học tập bằng chính bản thân, tuyệt đối nói không với tiêu cực trong thi cử đồng thời giúp sức với nhà trường khuyên bảo va ngăn chặn các hành vi tiêu cực ấy.
Đất nước chúng ta đang tiến bước trên con đường đổi mới, mở cửa, hội nhập và tranh đua với thế giới đề giành lấy một vi trí xứng đáng trên hành tinh này. Cuộc đấu tranh kinh tế sắp đến rất quyết liệt và mang tính chất thắng bại sinh tử không khác gì trên thao trường hay trên võ đài. Ở đó, một võ sĩ chỉ chỉ có thể chiến thắng đối chủ bằng tài năng thực sự của chính mình, không phải vì bất kì văn bằng chứng nhận đẳng cấp cao hơn nào. Đất nước chúng ta sau này có cường thịnh hay không tùy thuộc vào việc nền giáo dục của chúng ta có đổi mới để có thể sản sinh ra những chân tài thực học hay không. Vì vậy, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức để đẩy lùi những tiêu cực và bệnh thành tích ấy, để đưa nước Việt Nam ta ngày càng phát triển vững mạnh.
Dàn ý tham khảo:
I. Giải thích
-“ Tiêu cực trong thi cử” : Là những hành vi gian lận trong thi cử như: thí sinh mang những tài liệu hoặc những thiết bị không được cho phép vào phòng thi
- “ Bệnh thành tích trong giáo dục”: là hiện tượng chạy theo những danh hiệu thi đua của giáo viên, học sinh, các lớp, các trường và các phòng ban thuộc ngành giáo dục…. gây nên hiện tượng điểm ảo, thành tích ảo, không phản ánh đúng khả năng và trình độ.
II. Nguyên nhân và hậu quả của bệnh thành tích
Ý 1: Nguyên nhân:
- Học sinh học kém nhưng vẫn mong có tiếng là" học giỏi"
- Thầy cô muốn có tiếng tăm là "thầy giỏi"
- Nhà trường, các phòng ban muốn có thành tích nhưng không có thực lực.
=> căn bệnh " thành tích" xuất hiên nhằm đáp ứng nhu cầu đó
Ý 2: Hậu quả của căn bệnh thành tích
- Đây là hiện tượng xấu để lại hậu quả nghiêm trọng cho ngành Giáo dục:
+ Đối với học sinh: tạo tâm lí học sinh ỷ laị, không phát huy được năng lực học tập, không có động lực học, không tiếp thu đựơc tri thức, ảnh hưởng đến chất lượng dạy- học
+ Đối với giáo viên: đánh mất lương tâm nghề nghiệp; không có động lực để dạy, không có sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học.
+ Đối với ngành giáo dục: nền giáo dục trì trệ, chậm phát triển
III. Giải pháp chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục:
- Tất cả cần nhận thức đây là việc cần thiết làm mang lại lợi ích cho ngành giáo dục, tạo kỉ cương trong môi trường sư phạm.
- Đối với học sinh: phát huy năng lực học tập, bỏ đi tính ỷ lại, học sinh không còn tình trạng “chọi nhau” trong các kì thi tập trung1
- Đối với giáo viên: sẽ không còn những việc làm không đúng với lương tâm, cố gắng tìm tòi phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện kiểm tra, đánh giá đúng năng lực của học sinh.
- Phê phán những hành vi tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.
IV. Bài học:
- Rút ra bài học cho bản thân và kêu gọi mọi người nói không với bệnh "thành tích". Tương lai do mình quyết định, hãy sống như thế nào để không hổ thẹn với mình với những thành quả mình đạt được trong học tập.
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM, xứng đáng với lơì Bác" Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc VN có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quôc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn công học tập của các cháu" hãy quyết tâm đẩy lùi căn bệnh "thành tích"...
Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức.Ngay từ bây giờ, học sinh được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học không đúng với khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một “ căn bệnh” xâm nhập vào học đường hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục cùng với những tiêu cực trong thi cử.
Thành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước.
Theo định nghĩa đó, nỗ lực đạt thành tích của một cá nhân hay một tập thề là một phẩm chất đạo đức tốt, đáng biểu dương và nhân rộng. Hãy tưởng tượng một xã hội mà trong đó mọi thành viên đều nỗ lực để đạt những thành tích cao hơn trong các lĩnh vực hoạt động: thể thao, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, sản xuất, thương mại, công nghệ... vì lợi ích cho mình và cho cả cộng đồng. Xã hội đó chắc chắn tiến bộ, nền kinh tế nước đó chắc chắn phát triển, đời sống nhân dân nước đó chắc chắn giàu có, quốc gia đó chắc chắn cường thịnh. Nhưng đến một lúc nào đó, khi chính những nỗ lực đạt thành tích, một phẩm chất tốt và cần thiết của mỗi thành viên trong xã hội lại trở thành một căn bệnh, mà ngày nay chúng ta gọi nó là bệnh thành tích.
Điều lo ngại chung hiện nay là căn bệnh thành tích đang lan tràn trong ngành giáo dục của nước ta, không phải chỉ lây nhiễm cho một bộ phận những người công tác trong ngành mà còn cho nhiều gia đình trong xã hội. Với bệnh thành tích, các phương pháp đánh giá, kiếm tra kết quả học tập trở nên dày đặc, nặng nề, phức tạp nhưng lại mang tính chất rập khuôn, không có chỗ dành cho sự sáng tạo của học sinh, sinh viên. Xét từ phía ngành giáo dục, thành tích giáo dục là thước đo sự thành công trong nghề nghiệp của giáo viên nói riêng, của nhà trường và địa phương nói chung. Đáng tiếc thay, trong thời gian qua, chính ngành giáo dục lại “thiết kế” ra thước đo trên bằng các chỉ tiêu giáo dục khô cứng. “Bệnh thành tích giáo dục” chính là việc nhà trường và địa phương cố gắng đạt được các chỉ tiêu giáo dục bằng mọi giá. Chúng ta đều nhận thức rõ ràng rằng một xã hội muốn phát triển tiến bộ phải có nhiều nhân tài, mà nhân tài phải là người có chân tài thực học, được tiếp thu những kiến thức và các phẩm chất đạo đức tinh hoa của nhân loại và của dân tộc thông qua hệ thống giáo dục của cộng đồng. Giáo dục chính là điểm xuất phát, là nơi sản sinh ra nguồn năng lực cho sự cường thịnh của một nước, một cộng đồng dân tộc. Một nền giáo dục tốt và trung thực sẽ tạo nên những con người đạt những thành tích tốt và trung thực. Những thành tích tốt và trung thực sẽ tạo nên những bước tiến mạnh mẽ cho cộng đồng dân tộc trên con đường phát triển.
Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục'' ngay từ khi mới phát động đã được xã hội quan tâm, nhân dân đồng tình hưởng ứng. Bởi ai cũng biết rằng, nếu cứ để ''nạn tiêu cực trong thi cử'' hoành hành và ''bệnh thành tích trong giáo dục'' trở thành một căn bệnh ''mãn tính” thì sẽ dẫn đến lãng phí thời gian, sức lực, tuổi đời của học sinh; lãng phí tiền bạc, công sức chăm sóc con cái của phụ huynh; của thầy cô và lãng phí của cải xã hội. Điều đó sẽ là hệ quả tất yếu của những suy thoái đạo đức trong học sinh; đạo đức trong quan hệ thầy, trò và sẽ góp phần làm suy thoái những mối quan hệ xã hội khác. Cuộc vận động này là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt. Điều đáng mừng là nhân dân, xã hội đều quyết liệt tham gia chống lại những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, sẵn sàng lên tiếng phê phán những cá nhân hoặc tổ chức có thái độ không hưởng ứng. Sự khởi đầu tốt đẹp báo hiệu sự thành công của một cuộc vận động mang tính nhân văn sâu sắc.
Trên tiến trình đổi mới giáo dục, bệnh thành tích phải được xóa bỏ. Đó không phải là một việc quá khó, nhưng chắc chắn cũng không dễ dàng. Điều trước nhất là phải thay đổi từ những sai phạm của ngành giáo dục, phải kiên quyết thực hiện cuộc vận động đã đề ra, vì đó sẽ làm gương để thế hệ trẻ ngày nay tin tưởng và noi theo. Học sinh chúng ta, ngay từ bây giờ phải hết mình phấn đấu học tập bằng chính bản thân, tuyệt đối nói không với tiêu cực trong thi cử đồng thời giúp sức với nhà trường khuyên bảo va ngăn chặn các hành vi tiêu cực ấy.
Đất nước chúng ta đang tiến bước trên con đường đổi mới, mở cửa, hội nhập và tranh đua với thế giới đề giành lấy một vi trí xứng đáng trên hành tinh này. Cuộc đấu tranh kinh tế sắp đến rất quyết liệt và mang tính chất thắng bại sinh tử không khác gì trên thao trường hay trên võ đài. Ở đó, một võ sĩ chỉ chỉ có thể chiến thắng đối chủ bằng tài năng thực sự của chính mình, không phải vì bất kì văn bằng chứng nhận đẳng cấp cao hơn nào. Đất nước chúng ta sau này có cường thịnh hay không tùy thuộc vào việc nền giáo dục của chúng ta có đổi mới để có thể sản sinh ra những chân tài thực học hay không. Vì vậy, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức để đẩy lùi những tiêu cực và bệnh thành tích ấy, để đưa nước Việt Nam ta ngày càng phát triển vững mạnh.
Học sinh, sinh viên là tương lai của đất nước. Vì vậy, giáo dục luôn là vấn đề quan trọng gây quan tâm cho mọi người trong xã hội, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Tuy nhiên hiện nay đang xuất hiện nhiều tiêu cực gây nhiều ảnh hưởng xấu cho nền giáo dục nước ta, cho nên cuộc vận động “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” rất đang rất được sự ủng hộ và hưởng ứng trên cả nước.
Hiện tượng “tiêu cực thi cử” và “bệnh thành tích trong giáo dục” trong nhà trường hiện nay là một hiện tượng xấu cần xoá bỏ, nó làm cho học sinh ỷ lại, không tự phát huy năng lực học tập của mình, làm cho giáo viên mất đi lương tâm nghề nghiệp. “Tiêu cực trong thi cử” là những hành vi gian lận khi thi cử như thí sinh mang vào phòng thi và sử dụng những tài liệu hoặc thiết bị không được cho phép, hay giám thị coi thi cố tình lờ đi cho thí sinh sử dụng tài liệu hay trao đổi với nhau… Còn “bệnh thành tích trong giáo dục” là gì? Đó là những danh hiệu thi đua của thầy và trò, giữa các lớp, các trường và các phòng ban với nhau gây nên hiện tượng điểm ảo, thành tích ảo, không phản ánh đúng khả năng và trình độ. Đó là hành động vi phạm có ý thức. Vậy ý nghĩa của cuộc vận động này là phòng chống và ngăn chặn các hành vi gian lận, bao che trong dạy, học và thi cử.
Vấn đề đã và đang trở nên rất cấp thiết. Đây không còn chỉ là cuộc vận động của bộ, ngành mà là của toàn ngành giáo dục. Tiêu cực và bệnh thành tích đã có từ lâu. Nếu để tiêu cực tiếp tục kéo dài, học sinh không có động lực để học, không tiếp thu được kiến thức, sẽ không có tương lai. Các thầy cô cũng không có động lực để dạy, không có sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học, nền giáo dục khi ấy sẽ ngày càng trì trệ.
Hiện nay, cái mà học sinh cần khi tốt nghiệp phổ thông không phải là tấm bằng thuần tuý
mà là năng lực để học nghề, hay học lên đại học, gây dựng một tương lai cho bản thân. Vì vậy, cuộc vận động này chính là lợi ích của học sinh. Nếu loại bỏ được căn bệnh “chạy theo thành tích” như hiện nay thì sẽ không còn tình trạng học sinh, sinh viên phải “chọi nhau” ở các kỳ thi tập trung đông đúc do việc học, cách học, thời gian học,… thầy cô sẽ không phải làm những việc không đúng với lương tâm, tấm lòng mình, đó là báo cáo sai sự thật để đạt thi đua. Khi đó, thầy cô sẽ được giải phóng khỏi những việc không hiệu quả, cả thầy lẫn trò không còn phải bận tâm với chuyện thi cử, tranh đua mà được tự do lựa chọn và việc đánh giá chất lượng học hành trở nên thông thường như mọi hoạt động khác diễn ra trong trường học. Hơn nữa nếu học sinh, sinh viên sau khi cầm tấm bằng tốt nghiệp đúng với thực lực của mình thì khi bước vào đời họ sẽ không gặp phải những bỡ ngỡ, khó khăn, loay hoay tìm một chỗ đứng cho mình trong xã hội, mà những kiến thức họ tiếp thu được trên ghế nhà trường sẽ là hành trang hữu ích, là nền tảng để họ thể hiện mình, phát huy hết năng lực của mình trong công cuộc phát triển đất nước. Với lực lượng những người trẻ và hoài bão muốn cống hiến của họ như hiện nay thì việc nước ta có thể “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” sẽ không còn xa.
Cuộc vận động được triển khai đã gần ba năm và nhận được sự đồng tình lớn từ xã hội. Tuy nhiên, vần còn khá nhiều trường hợp không hưởng ứng, không tích cực tham gia cuộc vận động. Một số nhà quản lý giáo dục và giáo viên còn thoả hiệp hoặc làm ngơ, vô cảm trước các hiện tượng tiêu cực, hiện tượng chạy trường, chạy lớp, lấy tỉ lệ để nâng thành tích vẫn còn ở một số nhà trường, học sinh vẫn còn xu hướng ỷ lại, chán học, và rồi dẫn đến gian lận trong các kì kiểm tra và thi cử. Ngoài ra còn xảy ra trường hợp một số giáo viên dũng cảm đứng lên tố cáo tiêu cực nhưng lại bị trù dập và chịu sức ép từ nhiều phía. Đó đều là những hành vi đáng lên án và chê trách. Tuy không thấy được cái hại trước mắt nhưng sẽ gây hại cho cho tương lai của học sinh, hay rộng hơn là cho xã hội, cần phải được ngăn chặn.
Để phòng chống “tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, mỗi cá nhân và tập thể cần phải hưởng ứng và hành động. Bắt đầu từ gia đình, nếu các bậc cha mẹ cứ chăm chăm vào lỗi lầm của con cái, la mắng, trách phạt chúng vì những lỗi lầm ấy, sẽ rất dễ khiến con cái họ khó lòng vượt lên mặc cảm là kẻ hậu đậu mà tự ti, không chịu khó cố gắng, không có ý chí vươn lên. Hoặc trái lại là một số phụ huynh mặc cho con cái buông thả, rồi sau đó chạy chọt khắp nơi cho con vào trường tốt, lớp tốt dù chúng không đủ trình độ, để rồi “đuối”, không theo kịp và tiếp tục dẫn đến nhiều hậu quả về sau. Vậy nên các bậc cha mẹ cần phải điều chỉnh cách suy nghĩ, cách dạy dỗ con cái để không gián tiếp hại con của mình. Các nhà quản lí giáo dục và giáo viên nên triển khai cuộc vận động bằng cách đừng quá coi trọng thành tích, thay đổi suy nghĩ sai lệch của phụ huynh và học sinh về “trường chuyên, lớp chọn”, xóa bỏ tình trạng “ngồi nhầm lớp”, đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá nhằm đánh giá đúng thực chất năng lực học tập của học sinh, chú trọng hơn trong việc dạy tốt, học tốt… Và yếu tố cuối cùng, cũng là yếu tố quan trọng nhất để cuộc vận động thành công là chính bản thân học sinh. Mỗi học sinh nên nhận thức được bản chất và tầm quan trọng của việc học để tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả, và có thể tự tin thành công bằng chính thực lực của mình. Bên cạnh đó học sinh cũng cần rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để tránh thực hiện những hành vi sai trái, phản giáo dục.
“Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” là cuộc vận
động có ý nghĩa to lớn và thiết thực đối với nền giáo dục nước ta hiện nay. Những năm gần đây, với sự cố gắng không ngừng của một số tập thể, cuộc vận động đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực. Vì vậy chúng ta có quyền tin rằng nền giáo dục Việt Nam trong tương lai sẽ xóa bỏ được những tiêu cực và vươn xa theo đà phát triển của đất nước