Bài viết số 7 - Văn lớp 8

dan nguyen chi

Đề 1: Tuổi trẻ và tương lai đất nước. (Gợi ý: Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Lời dạy của Bác giúp em hiểu đề bài trên như thế nào?)

Đề 2: Văn học và tình thương. (Gợi ý: Chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết "thương người như thể thương thân" và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.)

Đề 3: Hãy nói "không" với các tệ nạn. (Gợi ý: Hãy viết một bài nghị luận để nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc, tiêm chính ma túy, hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh,...)

Eren Jeager
16 tháng 8 2017 lúc 23:03

Câu 2 : Từ ngàn đời nay con người Việt Nam đã biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Tuy không cùng cha mẹ sinh ra nhưng đều mang nòi giống con Rồng cháu Tiên. Ca dao có câu:

Bầu ơi! Thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Điều đó đã nhắc nhở chúng ta phải biết thương yêu đồng loại. Đó cũng là bản chất tốt đẹp của dân tộc ta. Ông cha ta đã để lại cho chúng ta một kho tàng văn học vô cùng quý giá về lòng thương người. Người xưa khi để lại những áng văn thơ bất hủ ấy không chỉ muôn chúng ta biết và tự hào về truyền thống “Thương người như thể thương thân” mà còn muôn chúng ta giữ gìn và phát huy những truyền thống đó. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu lòng nhân ái được thể hiện qua văn thơ như thế nào? Có lẽ trong thời thơ ấu, không đứa trẻ nào lại không được bà hay mẹ kể cho nghe những câu chuyện cố tích li kì, hấp dẫn Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là truyện tưởng tượng, nó cũng được gửi gắm rất nhiều suy nghĩ và tình cảm của dân tộc ta. Chúng ta hãy bước vào thế giới cổ tích và tìm đến với những câu chuyện về lòng nhân ái. Có lẽ câu chuyện Thạch Sanh đã thành quen thuộc với chúng ta. Thạch Sanh là một chàng trai khoẻ mạnh, tốt bụng. Ngược lại, Lí Thông là một kẻ mưu mô, xảo trá. Lí Thông đã nhiều lần hãm hại chàng Thạch Sanh nhưng đều thoát được. Khi Thạch Sanh đã cưới được công chúa, hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, hội binh lính mười tám nước chư hầu kéo sang đánh. Thạch Sanh liền một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay, không còn nghĩ tới chuyện đánh nhau. Cuối cùng, các hoàng tử phải cởi áo giáp xin hàng, Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Vậy tại sao Thạch Sanh lại không mang quân ra đánh? Thạch Sanh vốn là một con người nhân hậu, chàng không muốn nhiều binh sĩ phải chết vì chiến tranh phi nghĩa. Tại sao tiếng đàn Thạch Sanh lại làm hại được quân mười tám nước hùng mạnh? Khi binh sĩ đầu hàng, chàng không những không đánh họ, mà còn sai người mang cơm ra thết đãi. Thạch Sanh thật là một con người vô cùng độ lượng. Kết thúc câu chuyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Đó thật là một kết thúc có hậu phải không các bạn? Tuy trong truyện có những chi tiết tưởng tượng li kì, không có thật, nhưng câu chuyện đã cho ta thấy ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo của nhân dân ta.

Nhưng không chỉ trong truyện cổ tích, ngay đời sống hằng ngày cũng có những con người như vậy, những con người luôn quan tâm tới người khác. Trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên có đoạn như sau:

Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.

Trong đoạn thơ, nhà thơ Vũ Đình Liên đã tạc nên hình ảnh ông đồ của một thời tàn. Giờ đây ông đồ chỉ như một cái bóng vô hình lặng lẽ ngồi đó, người qua đường chẳng ai chú ý tới ông. Tác giả sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để bộc lộ tâm trạng ông đồ. Mùa xuân mà lại có lá vàng rơi. Lá vàng là biểu tượng cho sự tàn úa. Mưa bụi tuy thật nhẹ nhàng nhưng lại thật là dai dẳng. Nó làm tê tái cả lòng người. Đó không chỉ là nỗi buồn của ông đồ mà còn là nỗi nhớ tiếc của tác giả:

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Ông đồ già ở đầu bài đã biến thành ông đồ xưa ở cuối bài. Trong trường học, người học không cần ông nữa. Và giờ đây, ở ngoài đường, người ta cũng lãng quên ông.

Nhưng may sao vẫn còn một Vũ Đình Liên nhớ tới ông. Tác giả đã nói lên hình ảnh đáng thương của ông đồ, qua đó bộc lộ nỗi nhớ thương da diết của mình với cảnh cũ người xưa. Đó là cảnh người qua đường xúm lại thuê ông viết chữ, tấm tắc khen ngợi tài năng của ông. Nhưng giờ đây tất cả đã qua đi, ông đồ cũng đã biến mất. Hình ảnh ông đồ viết chữ bên đường là một nét đẹp văn hoá của người Việt Nam, vậy mà giờ nó đang bị mai một dần. Thời đó, hiếm có ai lại quan tâm tới ông, tất cả đều thờ ơ. Ở đây lòng nhân ái không chỉ với một người mà còn đối với một lớp người, một thế hệ con người tài năng bị lãng quên. Thế mới biết lòng thương người của Vũ Đình Liên thật rộng lớn.

Trong xã hội, bên cạnh người tốt cũng có những người xấu, thờ ơ trước người gặp hoạn nạn. Chúng ta hãy tìm hiểu điều này qua truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. Trong khi trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa như đàn sâu lũ kiến ở trên đê, thì ở trong dinh quan phụ mẫu rất nhàn nhã, đường bệ, nguy nga. Phải chăng quan phụ mẫu chưa nghe tin đê sắp vỡ? Chẳng lẽ lại ngồi ung dung như vậy? Bỗng một người nhà quê tất tả chạy xông vào, thở không ra lời:

"Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi”.

Đọc đến đây ta có thể hình dung quan lớn sẽ hốt hoảng như thế nào? Nhưng thật ngạc nhiên, thật bất ngờ, quan phụ mẫu không những không hốt hoảng mà còn sai lính đuổi cổ bác nông dân ra ngoài. Đến đây ta có thể thấy được bản chất lòng lang dạ thú của tên quan hộ đê đã hiện ra. Hắn vẫn ung dung, vui vẻ ngồi chơi bài, không hiểu lá bài kia có ma lực gì mà lại khiến quan mê mẩn đến thế. Trong cảnh nguy cấp như vậy, trừ những kẻ lòng lang dạ thú như tên quan hộ đê còn có ai là không thương xót đồng bào huyết mạch. Đoạn cuối truyện đã cho ta thấy một sự tương phản đến cực độ. Trong khi quan lớn ù ván bài to như thế thì khắp nơi nước tràn lênh láng, cuốn trôi nhà cửa ruộng đất, tình cảnh thật thảm sầu đã lên án gay gắt một tên quan phủ lòng lang dạ thú, vô trách nhiệm đến mất hết tính người, trước sinh mạng của bao nhiêu người mà chẳng hề động tâm, thương xót. Thật buồn thay cho số phận người dân thời đó!...

Qua những sáng tác văn học trên, chúng ta thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn ca ngợi những ai biết “Thương người như thề thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn. Chúng ta cần phải biết thương yêu người khác thì mới có thể trở thành người tốt được.

Bình luận (0)
Eren Jeager
16 tháng 8 2017 lúc 23:03

Câu 3 : ĐỀ : tác hại của ma túy
Chúng ta đang sống trong một đất nước không ngừng phát triển trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở ngại,khó khăn. Một trong số đó là các tệ nạn xã hội như: ma túy, cờ bạc, văn hóa phẩm đồi trụy. Nhưng đáng sợ nhất chính là ma tuý. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tác hại to lớn của ma túy để phòng tránh cho bản thân, gia đình và xã hội.
Để phòng chống một tệ nạn thì chúng ta cần biết rõ về tệ nạn đó. Ma túy là một loại chất kích thích, gây nghiện có nguồn gốc từ cây túc anh hoặc nhựa cây thuốc phiện được trồng ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc Việt nam hay từ lá, hoa, quả cây cần sa được trồng ở các tỉnh giáp ranh biên giới Việt Nam – Campuchia. Đặc biệt là ma túy có một ma lực dẫn dụ ghê gớm, khiến người bị dính vào không thể cưỡng lại được, chẵng khác gì “ma đưa lối, quỷ đưa đường”. Ma túy tồn tại ở nhiều dạng như tép, nước, bột, hồng phiến, bạch phiến, thuốc…và được sử dụng bằng nhiều hình thức hút, chích, hít…Nó được coi là tệ nạn đáng sợ nhất vì sức dẫn dụ con người không kể tuổi tác và khả năng gây nghiện nhanh chóng. Hơn thế nữa, ma túy còn là ngọn nguồn của những tệ nạn xã hội khác.
Chúng ta thường nghe nói ma túy rất có hại nhưng mấy ai hiểu được tác hại thật sự của nó! Trước tiên, nó gây hại trực tiếp đến người nghiện. Về sức khỏe, ma túy gây ra các bệnh khôn lường cho cơ thể. Người nghiện sẽ bị hư hại niêm mạc mũi nếu dùng ma túy theo dạng hít, có khả năng ngưng thở đột ngột, gây nguy hiểm tính mạng. Còn dùng theo dạng hút thì cơ quan chịu ảnh hưởng là phổi. Phổi sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, gây ung thư phổi, viêm đường hô hấp, nhiễm trùng phổi…Và nguy hiểm nhất là dùng ma túy dạng chích, đây là con đường ngắn nhất dẫn đến AIDS. Người tiêm đâu có biết rằng trên mũi kim là hàng vạn quả cầu gai gây căn bệnh thế kỉ hiểm nghèo, cứ thế họ truyền tay nhau tiêm chúng, đưa virus vào máu của mình. Ở những tụ điểm tiêm chích, họ còn pha thêm các chất bẩn gây áp-phê, hậu quả là các con nghiện phải cưa cụt tay chân hay nhiễm trùng máu. Ấy là chưa kể đến tình trạng bị chết do sốc thuốc. Câu chuyện “cái chết trắng” của nhà tỉ phú trẻ Raphael, chết ngay bên đường do dùng bạch phiến quá liều. Những người nghiện lâu ngày rất dễ nhận ra, người gầy gò, da xám, tóc xơ xác. Hệ thần kinh bị tổn thương nặng do ảnh hưởng của thuốc, kém tập trung, suy nghĩ, chán nản và thiếu ý chí vươn lên nên việc cai nghiện cũng khó khăn. Đáng ghê sợ hơn, người mới nghiện heroin, khi “phê” thường gia tăng kích thích tình dục, dẫn đến hành vi tình dục không an toàn, có thể bị lây nhiễm HIV, nhưng nếu sử dụng lâu ngày sẽ làm suy yếu khả năng tình dục. Không chỉ dừng ở đó, tiêm chích ma túy còn hủy hoại con đường công danh, sự nghiệp của người nghiện. Đã có bao bài học, biết bao câu chuyện kể về những công nhân, kĩ sư… đã gục ngã trước ma túy, để rồi bị bạn bè, đồng nghiệp xa lánh, con đường tương lai tươi sáng bỗng vụt tắt, tối tăm. Và nhất là những bạn học sinh, tuổi đời còn quá dài mà chỉ vì một phút nông nỗi, bị bạn bè rủ rê đã đánh mất tương lai. Thật đáng thương!
Ma túy không những gây hại cho người dùng nó mà còn cho cả gia đình của họ, khiến họ trở mất dần khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình. Những gia đình có người nghiện ma túy bầu không khí lúc nào cũng lãnh đạm, buồn khổ. Công việc làm ăn bị giảm sút do không được tín nhiệm. Nền kinh tế cũng theo đó mà suy sụp. Bởi những người một khi đã nghiện thì luôn có nhu cầu hơn nữa về ma túy, đồng nghĩa với việc họ phải có tiền, mà tiền thì lấy từ đâu? Từ chính gia đình của họ chứ không đâu xa. Rồi những người vợ, người mẹ sẽ ra sao khi thấy chồng, con mình vật vã khi thiếu thuốc, khi lìa bỏ cõi đời vì mặc cảm, vì bệnh tình đã tới giai đoạn cuối? Thật đau xót cho những gia đình bất hạnh có người nghiện ma túy.
Không dừng lại ở đó, ma túy còn như một con sâu đục khoét xã hội. Khiến cho an ninh, trật tử, quốc phòng bất ổn. Khi muốn thõa mãn cơn ghiền, con nghiện không từ một thủ đoạn, hành vi trộm cắp, giết người nào để có tiền mua heroin, hoặc nổi máu anh hùng xa lộ, đua xe, lạng lách. Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận sẽ đi lang thang làm mất vẻ mỹ quan,văn minh lịch sự của xã hội,vật vờ trên những con đường. Không chỉ thế, nhà nước, xã hội còn phải tốn tiền để tổ chức lực lượng phòng chống và giải quyết những thiệt hại do con nghiện gây ra. Mất tiền xây dựng các trại cải tạo, giáo dục, điều trị cho người nghiện. Một thiệt hại lớn mà ma túy gây ra cho nền kinh tế quốc gia là ngành du lịch bị giảm sút. Các bạn thử nghĩ xem, có ai dám đi du lịch sang một đất nước, một thành phố mà toàn người bị HIV/AIDS. Rồi họ sẽ nghĩ gì về nước ta, họ sẽ nhìn nước ta với ánh mắt khinh thường, chẳng ai dám đầu tư vào đây nữa. Quả là một mất mát, thiệt hại cho nước nhà!
Nhưng các bạn đừng lo, nếu chúng ta biết cách phòng chống thì những mối nguy ngại trên sẽ được giải quyết, sẽ không còn tệ nạn ma túy nữa. Mỗi người phải có trách nhiệm, tích cực tuyên truyền, giáo dục cho người thân mình sự nguy hiểm của ma túy để không ai bị chết vì thiếu hiểu biết. Luôn tránh xa với ma tuý bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội. Đồng thời cũng lên án, dẹp bỏ tệ nạn bằng cách không tiếp tay cho chúng. Nếu lỡ vướng vào thì phải dùng nghị lực, quyết tâm, vượt lên chính mình để từ bỏ con đường sai trái. Bên cạnh đó nhà nước cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện, tạo công ăn việc làm cho họ, tránh những cảnh " nhàn cư vi bất thiện", giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng, không xa lánh, kì thị họ.
Ma túy quả là một con quỷ khủng khiếp nhất của gia đình và xã hội, còn hơn cả bệnh tật và đói khát. Chúng ta vẫn có thể phòng trừ nanh vuốt của con quỷ dữ này. Mỗi chúng ta phải nêu cao cảnh giác, chung tay ngăn chặn nó, mở rộng vòng tay đỡ lấy những người nghiện, đừng để họ lún quá sâu vào bóng tối. Đặc biệt là học sinh chúng ta phải kiên quyết nói không với ma túy, xây dựng một mái trường, một xã hội không có ma túy.

Đất nước Việt Nam vẫn ngày một phát triển và hội nhập với thế giới. Vì vậy tiến đến một xã hội văn minh,đời sống phát triển luôn là ước mơ của mỗi người chúng ta.Tuy nhiên xã hội văn minh không có nghĩa là mọi thứ đều tốt đẹp mà ẩn mình trong cái văn minh ấy lại chính là những tệ nạn xã hội _vấn nạn của mỗi quốc gia và là một vấn đề nhức nhối cần phải loại bỏ.
Vậy tệ nạn xã hội là gì ? Với điều này không phải ai cũng biết.tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi làm sai lệch chuẩn mực đạo đức của con người khiến người ta lao vào con đường phạm pháp gây vi phạm đạo đức và pháp luật, để lại hậu quả xấu cho con người và đời sống xã hội. Những tệ nạn xã hội xảy ra khi có mâu thuẫn, cạnh tranh giữa người với người trong cùng một cộng động vì cuộc sống sinh nhai của mình. Vì vậy tệ nạn xã hội cũng đang là một vấn đề làm nhức nhối các nhà chức trách và cần sớm được loại bỏ.
Phần lớn, đối tượng ra vào tệ nạn xã hội chính là những nam nữ thanh niên tuổi đời còn rất trẻ. Họ sa vào những tệ nạn xã hội vì chỉ xem nó như những trò đùa. Họ xem thường pháp luật và ít hiểu biết.Trường hợp đó rơi vào những người có hoàn cảnh gia đình khấm khá, được cha mẹ nuông chiều, lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích ăn diện, tất cả đưa đẩy họ đến các tệ nạn xã hội. Họ cảm thấy tò mò, thích được tìm thấy cái cảm giác mà họ chưa được biết đến. Trong hoàn cảnh đó họ không có lập trường và không tự chủ được bản thân mình.
Tuy nhiên, đó chỉ là đa số còn phần thiểu số còn lại thì khác hẳn, họ không có hoàn cảnh khấm khá mà thay vào đó là do hoàn cảnh gia đình éo le, đưa đẩy. Họ bị bạn bè lôi kéo , rủ rê, dụ dỗ và thậm chí là cả ép buộc. Họ không nhận thức được rằng khi tham gia vào tệ nạn xã hội chính là tự hủy hoại đi cuộc sống và nhân cách của bản thân mình. Đến với ma túy, họ trở thành những con người khác, những con ma men khi lên cơn nghiện. Đến với bạo lực gia đình, họ bỗng trở thành những người chồng vũ phu, độc đoán, hành hạ vợ con không thương tiếc. Đến với cờ bạc, họ trở thành những con ma đói khát, luôn chờ sự may mắn đến từ những lá bái đỏ đen. Không những vậy, một khi đã sa vào tệ nạn xã hội, họ sẽ không làm chủ được chính mình.Để có thể tiếp tục ăn chơi mà không cần lao đọng thì chỉ có một cách là trộm cắp. Đã trộm một lần thì hẳn sẽ có lần thứ hai, cứ như vậy nạn trộm cắp thì cứ ngày càng tăng, xã hội ngày càng bấn loạn rồi cuối cùng là suy thoái , tồn vong.
Tuy nhiên, đối với con người tác hại của tệ nạn xã hội sẽ không chỉ đơn giản là khiến cho con ngưởi mất đi nhân cách mà còn làm cho sức khỏe của họ bị ảnh hưởng trầm trọng. Huyết áp cao, tắc động mạch và nhồi máu cơ tim, đó không phải là dấu hiệu của việc hút thuốc lá hay sao? Và còn những đôi mắt thâm quần, những khuôn mặt phờ phạt, những thân thể tong teo nữa, đó cũng chính là tác hại của những thánh ngày ăn chơi trác táng. Tuy nhiên, đó cũng chưa là gì so với một hiểm họa khác, đó là ma túy. Đến với ma túy họ đã tự đặt chân vào con đường ngắn nhất đưa mình đến đại dịch của thế giới HIV/AISD , làm suy yếu nền kinh tế, xã hội, đất nước đồng thời lam suy vong giống nòi dân tộc.Trong số những người đó, có ai biết được rằng khi bước vào tệ nạn xã hội, họ đã trở thành gánh nặng của gia đình, đất nước.
Hẳn là ai cũng biết, có quá nhiều tệ nạn xã hội trong một đất nước thì cho dù nước đó có giàu đến mấy rồi cũng sẽ kiệt quệ, một xã hội suy tồn rồi đất nước sẽ tụt hậu ,trở nên nghèo đói rồi dần dần chìm vào quên lãng . Chính vì vậy chúng ta phai tránh xa với các tệ nạn xã hội , để bảo vệ cho chính mình , bảo vệ nhân cách , danh dự của bản thân khiến cho xã hội trở nên tươi đẹp hơn . Để có một xã hội văn minh , phát triển thì đầu tiên cần phải loại bỏ những tiêu cực trong cuộc sống và đó chính là những tệ nạn xã hội . Phòng ngừa những tệ nạn xã hội không phải là trách nhiệm của bất cứ cơ quan tổ chức nào mà đó là trách nhiệm của toàn xã hội . Cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội đẻ giáo dục tốt hơn. Về phía gia đình, các bậc phụ huynh cần quan tâm đến con mình nhiều hơn, không quá nuông chiều mà hãy khuyên răng chỉ bảo cho con em mình tránh xa. Về phía nhà trường, cần thường xuyên tổ chúc những buổi sinh hoạt ngoại khóa để giáo dục kỷ năng sống cho học sinh. Còn về xã hội , mọi người cần chung tay góp sức, kết hợp với các cơ quan, đoàn thể để bài trừ nhưng tệ nạn xã hội, Người Việt Nam hãy cùng nhau xây dựng một Việt Nam mới, một Việt Nam văn minh hơn , tươi đẹp hơn.
Đã biết tệ nạn xã hội nguy hiểm đến vậy thì tại sao chúng ta lại không tránh xa nó để bảo vệ nhân cách ,danh dự của bản thân cũng như để xây dựng xã hội ngày càng văn minh tươi đẹp. Hãy cầm tay và cùng nhau nói rằng: HÃY NÓI KHÔNG VỚI TỆ NẠN XÃ HỘI.

Bình luận (0)
Eren Jeager
16 tháng 8 2017 lúc 23:04

Câu 1 :

Bác Hồ, vị lãnh tụ cách mạng muôn vàn yêu quí của dân tộc Việt Nam. Người quan tâm đặc biệt đến thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Ngay trong những ngày đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, dù bận trăm công ngàn việc, Bác vẫn dành thì giờ viết thư gửi các cháu học sinh nhân ngày khai trường. Trong thư, Bác đã ân cần dặn dò: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.

Lời Bác Hồ dạy đã được bao thế hệ học sinh ghi nhớ và cố gắng thực hiện. Bác đã chỉ rõ cho lớp trẻ hiểu rằng, việc học tập của học sinh hôm nay sẽ quyết định tương lai đất nước ngày mai. Vì thế, học sinh cần cố gắng học tập tốt để làm vẻ vang cho đất nước. Không những Bác Hồ mà chúng ta cũng đang kì vọng vào thế hệ trẻ có mang lại vinh quang cho đất nước hay không?

Trong thời đại hiện nay, sức mạnh một dân tộc không phải chỉ ở binh hùng tướng mạnh mà còn là sức mạnh của trí tuệ, của khoa học kĩ thuật, của kinh tế hùng cường. Các nước lớn trên thế giới như Mĩ, Nhật, Anh, Pháp,… là các nước có nền kinh tế-xã hội cực kì phát triển thì cũng có rất nhiều nhân tài và luôn sẵn sàng cố gắng hết mình trong việc xây dựng đất nước, phát triển đất nước. Nhưng với nước ta, việc sánh vai với các cường quốc năm châu sẽ thành hiện thực khi những chủ nhân của đất nước là những người có trình độ học vấn cao, có khả năng hòa nhập với trình độ văn hóa của thế giới, năng động hơn, hiện đại hơn. Muốn vậy, không còn cách nào khác là chúng ta phải ra sức học tập thật tốt, học liên tục, không ngừng. “Học, học nữa, học mãi”. Quá trình học tập ở trường là thời gian cần thiết để học sinh tiếp thu những kiến thức cơ bản mà nhân loại đã tích lũy được qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhờ tích cực học tập, khi lớn lên, học sinh sẽ trở thành những công dân có kiến thức, có trình độ cao để xây dựng đất nước tiến kịp thời đại. Nhà nước chăm lo, tạo điều kiện cho tất cả trẻ em đến tuổi đều được đi học chính là vì tương lai lâu dài của đất nước.

Thực tế cho thấy, thành tích học tập xuất sắc của học sinh Việt Nam đã làm vẻ vang cho tên tuổi nước nhà. Từ những năm bảy mươi đến nay, năm nào nước ta cũng có học sinh dự thi Toán, Tin học, Tiếng Anh, tiếng Pháp … quốc tế và đoạt được giải cao, chẳng hạn như giáo sư Ngô Bảo Châu cũng đã học tập khi còn là học sinh đạt được giải cao tại Olympic toán học Quốc tế năm 1988 và 1989 . Trong các buổi lễ trao giải, quốc kì Việt Nam đã tung bay trong gió cùng quốc kì các dân tộc khác trên khắp năm châu. Quả là học sinh nước ta đã làm vẻ vang cho đất nước đúng như Ý nguyện của Bác Hồ.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhiều người tài giỏi đã thực sự dồn hết tâm huyết để xây dựng sự nghiệp và đạt được những thành công đáng kể. Đó là kết quả của những tháng ngày học tập miệt mài những kiến thức trong nhà trường và ngoài cuộc đời. Nhờ kiên trì học tập mà trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được nâng lên, cuộc sống của bản thân, gia đình được ấm no đầy đủ, đồng thời họ cũng góp phần thiết thực, hữu ích để xây dựng đất nươc ngày một hùng cường.


Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên nhủ, động viên học sinh học tập tốt ngay từ ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Khi ấy, nước ta vừa thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, thực trạng đất nước vô cùng đói nghèo và lạc hậu. Hơn chín mươi phần trắm dân chúng mùy chữ. Nạn đói vừa cướp đi một phần mười dân số, nhưng Hồ Chủ tịch đã hi vọng, tin tưởng rất nhiều vào tương lai của đất nước sẽ giàu đẹp, và người đã gửi gắm niềm tin, niềm hi vọng ấy vào thế hệ trẻ. Với lời lẽ chân thành, tha thiết, Hồ Chủ tịch đã làm cho các thế hệ học sinh nhận thức rõ hơn về trách nhiệm học tập của mình trước đất nước và dân tộc.

Tuy Bác đa đi xa, nhưng mỗi năm khi đến ngày khai trường, hàng triệu học sinh lại cùng nhau ôn lại lời căn dặn của Bác để cố gắng học tập tốt hơn, đáp lại lòng mong mỏi của Người là làm cho non sông Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc năm châu.

Bình luận (0)
Đạt Trần
17 tháng 8 2017 lúc 6:11

1: GỢi ý:Đảng và Nhà nước ta khẳng định vai trò làm chủ và tiềm năng to lớn của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khoá VII) chỉ rõ: "Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trên cộng đồng thế giới hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên; vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng".
Thanh niên là lực lượng xã hội hùng hậu, có sức khoẻ, có trình độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học hiện đại. Trong giai đoạn cách mạng mới, với bối cảnh thế giới biến động phức tạp, trước những thách thức to lớn của xu thế toàn cầu hoá về kinh tế, sự phát triển của kinh tế tri thức, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: Thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, là nguồn nhân lực quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hiện nay, thanh niên nước ta đang đứng trước những thời cơ, thách thức là:
* Thời cơ:
- Sự nghiệp đổi mới của Đảng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và xã hội mở ra cho thanh niên nhiều cơ hội để phát huy tài năng, cống hiến và trưởng thành.
- Các chính sách của Nhà nước như: Phát triển giáo dục, dạy nghề, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, các chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển kinh tế nhiều thành phần v.v… là cơ hội để thanh niên vươn lên xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng.
- Sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp, xây dựng, khai thác và các khu công nghệ cao là cơ hội để cho hàng vạn thanh niên trở thành người lao động có chuyên môn, đứng vào hàng ngũ của giai cấp công nhân.
- Sự phát triển nhanh của khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức là cơ hội để tuổi trẻ thể hiện tài năng, cống hiến trí tuệ cho đất nước. Việc mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế tạo điều kiện cho tuổi trẻ tiếp cận nhiều và nhanh hơn kinh nghiệm, tri thức quốc tế, tinh hoa văn hoá nhân loại.
- Bước trưởng thành của thanh niên và tổ chức Đoàn, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào "Thanh niên tình nguyện", cùng với tính tích cực chính trị - xã hội của đông đảo thanh niên được khơi dậy và phát huy là thời cơ để đẩy mạnh công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên vào tổ chức.
* Thách thức:
- Tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp mau lẹ, khó lường, những nguy cơ chung của đất nước mà Đảng ta chỉ ra là những thách thức lớn đối với tuổi trẻ.
- Đất nước ta còn nghèo, chưa đủ khả năng, điều kiện để đáp ứng tốt các nhu cầu học tập, việc làm, nhà ở, lập nghiệp v.v... của nhân dân nói chung, thanh niên nói riêng.
- Yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình hội nhập quốc tế là những thách thức đối với số đông thanh niên có trình độ học vấn thấp, không có chuyên môn, nghề nghiệp và thiếu năng lực sáng tạo. Tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội tác động mạnh mẽ vào giới trẻ, là những thách thức lớn đến giá trị đạo đức và lối sống của thanh niên nước ta.

Bình luận (0)
Đạt Trần
17 tháng 8 2017 lúc 6:12

2:Văn học và tình thương
Chúng ta có thể thấy, trong tất cả các tác phẩm văn học, không có tác phẩm nào là không nhắc tới tình thương. Thật vậy, văn học và tình thương là hai khái niệm đan xen, không thể tách dời.
Văn học là một bộ môn nghệ thuật dùng ngôn ngữ để tái hiện đời sống. Các nhà văn, nhà thơ cũng dùng ngôn ngữ để diễn tả tự tưởng, tình cảm của mình với cuộc sống, đặc biệt là tình yêu thương luôn được các nhà văn đề cập đến ở nhiều phương diện. Tóm lại, các cung bậc tình cảm yêu thương đều được phản ánh rất sinh động trong các tác phẩm văn học. Còn tình thương là những biểu hiện tình cảm của người với người, là sự thương mến, xót xa, đồng cảm của những tấm lòng nhân ái, là thứ tình cảm trao đi mà không cần nhận lại, không vụ lợi, toan tính.
Trước tiên, văn học thể hiện phong phú các cung bậc tình cảm yêu thương của con người. Khởi nguồn cho mọi tình yêu, đó là tình cảm gia đình – một thứ tình cảm mà chỉ có máu mủ ruột rà mới hiểu được. Trong đó, tình mẫu tử là cao quý hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “Những ngày ấu thơ”, đã cho ta thấy được lòng hiếu thảo của Hồng và tình yêu thương mẹ tha thiết. Cậu phải sống trong cảnh mồ côi, người cha nghiện ngập rồi chết, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Ấy vậy mà cậu không hề oán trách mẹ, ngược lại, cậu lại càng yêu thương mẹ hơn. Và chính người mẹ, cũng đã vượt qua những dị nghị, những sự mặc cảm để trở về bên đứa con bé bỏng của mình. Không chỉ ở những tác phẩm văn học, mà ca dao tục ngữ cũng nói về tình cảm mẫu tử :
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”
Cho dù ta đã lớn khôn, trưởng thành, nhưng mẹ sẽ luôn ở bên cạnh ta, theo ta đến suốt cuộc đời này. Mẹ ở bên ta để chia sẽ với ta những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, và mỗi khi ta vấp ngã, mẹ sẽ là người động viên, cổ vũ để ta có thể tự đứng lên bằng chính đôi chân của mình. Tiếp theo, văn học còn cho ta thấy một thứ tình cảm cũng vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng.Ví dụ như chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô tất Tố, chị là một người phụ nữ đảm đang, yêu thương chồng con hết mực, dám vùng dậy đấu tranh, đánh trả bọn cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ chồng mình. Không chỉ vậy, chắc hẳn trong chúng ta không ai có thể quên được câu truyện cảm động “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài. Hai anh em Thành và Thuỷ chia tay nhau đẫm nước mắt. Những con búp bê trong truyện cũng như hai anh em Thành và Thuỷ trong sáng, vô tư, không có tội lỗi gì, thế mà lại phải chia tay nhau. Đọc câu truyện này, chúng ta thấy rơi nước mắt vì tình cảm yêu thương nhau của hai anh em. Qua đó, nhà văn đã cho chúng ta thấy tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình.
Không chỉ trong gia đình mà ngay cả giữa những con người không cùng máu mủ, nhưng văn học vẫn đề cập đến, đó tình yêu thương giữa con người với con người trong xã hội. Người xưa luôn nói đến tình cảm yêu thương đồng bào qua câu ca dao :
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Bầu và bí là hai loại cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất, thường leo chung một giàn tre. Nó trở nên thân thiết, gần gũi, cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận. Chính vì thế, dân gian đã mượn hình ảnh cây bầu, cây bí, qua đó nhắc nhở con người phải biết yêu thương, đùm bọc nhau. Hay như nhân vật ông giáo trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao, ông là một người tri thức nghèo nhưng có lòng yêu thương người vô bờ bến. Khi lão Hạc phải xa con, rằn vặt vì không lo nổi đám cưới cho con mình, khi lão Hạc khổ sở vì bán con chó, thì chính ông giáo là người xoa dịu cái nỗi đau của lão Hạc. Ông là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi, tin cậy của lão Hạc. Không chỉ vậy, ông giáo còn tìm mọi cách để giúp khi biết lão Hạc đã nhiều ngày không ăn gì.
Lòng yêu thương đất nước còn được thể hiện sâu sắc trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn. Trước tiên, Trần Quốc Tuấn thể hiện lòng yêu nước của mình ở lòng căm thù giặc. Ông vạch trần tội ác của giặc bằng lời lẽ sinh động, coi chúng như loài cầm thú : “cú diều”, “dê chó”, “hổ đói”. Trạng thái căm uất sục sôi, hận thù bỏng rát, chất chứa cảm xúc lớn về vận mệnh đất nước. Không chỉ Trần Quốc Tuấn là một vị chủ tường yêu nước, mà ngay cả Nguyễn Trãi cũng thể hiện lòng yêu nước của mình qua văn bản “Nước Đại Việt ta”. Nguyễn Trãi đã có tư tưởng tiến bộ, ông đề cao sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc.Không những thế, ông còn cho ta thấy tất cả các yếu tố của một quốc gia có độc lập tự chủ : nền văn hoá lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng.
Tình thương trong văn học còn thể hiện ở các nhà văn phê phán thái độ sống ích kỷ, độc ác của con người trong xã hội. Ví dụ như trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, chúng ta sẽ thấy được thái độ căm ghét của mọi người đối với mẹ con Cám. Cái chết ở cuối câu truyện đã lên án gay gắt : những kẻ ác phải bị trừng phạt. Không chỉ trong truyện cổ tích dân gian, mà chính trong những tác phẩm văn học nước ngoài cũng phê phán lối sống vô lương tâm của con người. “Cô bé bán diêm” của Andecxen là một trong những tác phẩm đó. Vào đêm giao thừa, một em bé mồ côi mẹ ,đầu trần chân đất ,bụng đói người rét, vẫn phải đi bán diêm. Em lang thang trên khắp mọi nẻo đường, nhưng không ai để ý đến em. Và cuối cùng, cô chết trong một xó tường, xung quanh là những que diêm đã đốt hết. Qua câu chuyện này, tác giã đã lên án thái độ sống thờ ơ của những con người trong xã hội.
Tình yêu thương gia đình, yêu thương đồng loại, phê phán những tội ác to lớn, tất cả đều được phản ánh trong văn học. Văn học chính là yếu tố quan trọng trong việc lưu giữ lịch sử của thế hệ trước cho đời sau.

Bình luận (0)
Đạt Trần
17 tháng 8 2017 lúc 6:13

3:Ở nước ta hiện nay xã hội đang ngày càng phát triển, sự giao lưu văn hóa với các nước đang ngày càng mạnh mẽ. Chính vì thế chúng ta có điều kiện nâng cao đời sống về vật chất lẫn tinh thần; tiếp thu những cái hay, cái đẹp của các nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển và hội nhập đó cũng không thể không có những mặt trái của nó, đặc biệt là đối với giới trẻ hiện nay.

Như chúng ta đã biết, tệ nạn xã hội đang là một vấn đề nan giải hiện nay. Vậy tệ nạn xã hội là gì? Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây ra hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có rất hiều tệ nạ xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm, …trong đó tiêm chích ma túy là tệ nạn gây ra nhiều tác hại nhất đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

Ma túy ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người, khi đã mắc phải. Trước hết là ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân người nghiện ma túy. Cơ thể của họ sẽ ngày một suy yếu, thân thể gầy gò, … và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, học tập, công việc. Tinh thần bị suy sụp do trong ma túy có nhiều chất tác động lên hệ thần kinh. Con người buồn, vui, nóng nảy, giận dữ bất cứ lúc nào. Khi đã nghiện ma túy thì người nghiện có nguy cơ bị các bệnh khác tấn công do hệ miễn dịch bị suy yếu. Khi đã nghiện nặng thì con người mất dần khả năng lao động và có thể dẫn đến cái chết. Khi lên cơn nghiện họ sẽ không còn làm chủ được bản thân, mất khiểm soát, điều đó sẽ dễ dẫn đến tấn công người khác. Không chỉ vậy, người nghiện ma túy còn làm ảnh hưởng đến gia đình, xã hội.

Những gia đình có người nghiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần, có khi làm cho gia đình tan vỡ. Nếu cha mẹ nghiện thì con cái sẽ không được chăm sóc, học hành đến nới đến chốn. Từ đó những người con này có thể sẽ là gánh nặng cho xã hội. Nếu con cái nghiện ngập thì cha mẹ không được sống yên ổn, mất danh dự gia đình …

Ma túy không chỉ gây tác hại đói với cá nhân, gia đình mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Một đất nước có nhiều người nghiện thì sức lao động sẽ bị giảm. Nòi giống bị suy thoái, sinh ra những đứa con tật nguyền, quái thai. Nhà nước lại phải bỏ tiền ra chăm lo. Ma túy cũng là nguyên nhân gây ra nhiều tệ nạn, nhiều loại tội phạm khác như mại dâm, cướp đật, trộm cắp, … làm mất trật tự xã hội. Hàng năm đất nước phải bỏ ra một nguồn tiền khổng lồ để duy trì pháp luật, duy trì cuộc sống cho những người này làm ảnh hưởng đến ngân sách cũng như các chế độ phúc lợi khác.

Để phòng, chống nạn ma túy, pháp luật nước ta quy định: nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng các chất ma túy trái phép; những người nghiện ma túy bắt buộc phải cai nghiện.

Mỗi chúng ta phải biết sống giản dị, lành mạnh, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội để đất nước ngày càng phát triển, gia đình hạnh phúc, bản thân khỏe mạnh.

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
17 tháng 8 2017 lúc 6:37

Câu 1 :

Bác Hồ, vị lãnh tụ cách mạng muôn vàn yêu quí của dân tộc Việt Nam. Người quan tâm đặc biệt đến thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Ngay trong những ngày đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, dù bận trăm công ngàn việc, Bác vẫn dành thì giờ viết thư gửi các cháu học sinh nhân ngày khai trường. Trong thư, Bác đã ân cần dặn dò: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.

Lời Bác Hồ dạy đã được bao thế hệ học sinh ghi nhớ và cố gắng thực hiện. Bác đã chỉ rõ cho lớp trẻ hiểu rằng, việc học tập của học sinh hôm nay sẽ quyết định tương lai đất nước ngày mai. Vì thế, học sinh cần cố gắng học tập tốt để làm vẻ vang cho đất nước. Không những Bác Hồ mà chúng ta cũng đang kì vọng vào thế hệ trẻ có mang lại vinh quang cho đất nước hay không?

Trong thời đại hiện nay, sức mạnh một dân tộc không phải chỉ ở binh hùng tướng mạnh mà còn là sức mạnh của trí tuệ, của khoa học kĩ thuật, của kinh tế hùng cường. Các nước lớn trên thế giới như Mĩ, Nhật, Anh, Pháp,… là các nước có nền kinh tế-xã hội cực kì phát triển thì cũng có rất nhiều nhân tài và luôn sẵn sàng cố gắng hết mình trong việc xây dựng đất nước, phát triển đất nước. Nhưng với nước ta, việc sánh vai với các cường quốc năm châu sẽ thành hiện thực khi những chủ nhân của đất nước là những người có trình độ học vấn cao, có khả năng hòa nhập với trình độ văn hóa của thế giới, năng động hơn, hiện đại hơn. Muốn vậy, không còn cách nào khác là chúng ta phải ra sức học tập thật tốt, học liên tục, không ngừng. “Học, học nữa, học mãi”. Quá trình học tập ở trường là thời gian cần thiết để học sinh tiếp thu những kiến thức cơ bản mà nhân loại đã tích lũy được qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhờ tích cực học tập, khi lớn lên, học sinh sẽ trở thành những công dân có kiến thức, có trình độ cao để xây dựng đất nước tiến kịp thời đại. Nhà nước chăm lo, tạo điều kiện cho tất cả trẻ em đến tuổi đều được đi học chính là vì tương lai lâu dài của đất nước.

Thực tế cho thấy, thành tích học tập xuất sắc của học sinh Việt Nam đã làm vẻ vang cho tên tuổi nước nhà. Từ những năm bảy mươi đến nay, năm nào nước ta cũng có học sinh dự thi Toán, Tin học, Tiếng Anh, tiếng Pháp … quốc tế và đoạt được giải cao, chẳng hạn như giáo sư Ngô Bảo Châu cũng đã học tập khi còn là học sinh đạt được giải cao tại Olympic toán học Quốc tế năm 1988 và 1989 . Trong các buổi lễ trao giải, quốc kì Việt Nam đã tung bay trong gió cùng quốc kì các dân tộc khác trên khắp năm châu. Quả là học sinh nước ta đã làm vẻ vang cho đất nước đúng như Ý nguyện của Bác Hồ.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhiều người tài giỏi đã thực sự dồn hết tâm huyết để xây dựng sự nghiệp và đạt được những thành công đáng kể. Đó là kết quả của những tháng ngày học tập miệt mài những kiến thức trong nhà trường và ngoài cuộc đời. Nhờ kiên trì học tập mà trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được nâng lên, cuộc sống của bản thân, gia đình được ấm no đầy đủ, đồng thời họ cũng góp phần thiết thực, hữu ích để xây dựng đất nươc ngày một hùng cường.


Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên nhủ, động viên học sinh học tập tốt ngay từ ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Khi ấy, nước ta vừa thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, thực trạng đất nước vô cùng đói nghèo và lạc hậu. Hơn chín mươi phần trắm dân chúng mùy chữ. Nạn đói vừa cướp đi một phần mười dân số, nhưng Hồ Chủ tịch đã hi vọng, tin tưởng rất nhiều vào tương lai của đất nước sẽ giàu đẹp, và người đã gửi gắm niềm tin, niềm hi vọng ấy vào thế hệ trẻ. Với lời lẽ chân thành, tha thiết, Hồ Chủ tịch đã làm cho các thế hệ học sinh nhận thức rõ hơn về trách nhiệm học tập của mình trước đất nước và dân tộc.

Tuy Bác đa đi xa, nhưng mỗi năm khi đến ngày khai trường, hàng triệu học sinh lại cùng nhau ôn lại lời căn dặn của Bác để cố gắng học tập tốt hơn, đáp lại lòng mong mỏi của Người là làm cho non sông Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc năm châu.

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
17 tháng 8 2017 lúc 6:38

Câu 2 :

Bạn và tôi thuở ấu thơ trong nôi, chắc chúng ta ai cũng được nghe lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ:

ơi... Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng"

Gốc của thơ và nhạc là từ đó, vốn văn học nảy sinh từ nền văn hoá dân gian mang theo điệu hồn dân tộc ở trong mỗi người. Mỗi bài thơ ta đọc, mỗi bài văn thầy giảng em nghe đều thấm đẫm một triết lý nhân sinh cao cả nhắc nhở ta đạo làm người biết "thương người như thể thương thân" và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước người gặp hoạn nạn. Đó chính là tư tưởng cốt lõi của văn hoá dân tộc.

Văn học là nhân học, gắn văn học với chức năng giáo dục tư tưởng thẩm mĩ, trong mỗi tác phẩm văn chương ở nhà trường, ta đều cảm nhận tinh thần nhân ái của con người Việt Nam, một truyền thông đạo lý tốt đẹp mà mỗi chúng ta luôn trân trọng nâng niu và soi vào đó để tự răn mình.

Từ buổi đầu tiên cắp sách đến trường, trong những lời cô giảng, câu ca dao trong SGK lớp 1 đã thấm vào hồn con lòng nhân ái yêu thương gần gũi như lời thủ thỉ tâm tình của người mẹ. Lớn lên học lớp 5, lớp 6 nghe thầy đọc những trang thơ, những truyện cổ hay, lòng em thấy xúc động nao nao: em thương cô Tấm thảo hiền, ghét Lý Thông ở ác, em thêm yêu quê hương qua lời thơ ngọt ngào của Trần Đăng Khoa:

Em nghe thấy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà

Mái chèo nghe vọng sông xa

Êm êm như tiếng của bà năm xưa

Nghe trăng thở động tàu dừa

Ào ào nghe chuyền cơn mưa giữa trời

Thêm yêu tiếng hát nụ cười

Nghe thơ em thấy đất trời đẹp hơn.

(Nghe thấy đọc thơ)

Càng yêu thơ văn dân tộc ta càng khám phá được trong mỗi tác phẩm vẻ đẹp kì diệu lung linh của nó mà cơ sở cho sự sáng tạo chính là cội nguồn của tình yêu thương sự đồng cảm, chân thành của nhà văn với con người tạo nên linh hồn trong mỗi sáng tác.

Đọc truyện "Sơn Tinh Thuỷ Tinh" ai cũng hiểu đó là câu chuyện hoang đường nhưng sao nghìn đời nay ta vẫn yêu vẫn quí, đọc trăm lần không chán bởi hình tượng chàng Sơn Tinh chính là hình ảnh của dân Văn Lang thuở hồng hoang khai thiên lập địa gặp muôn ngàn khó khăn. Càng đọc ta càng khâm phục sự sáng tạo kì diệu của nhân dân khi xây dựng hình tượng nghệ thuật này dưới câu chuyện tình lãng mạn đẹp thời cổ đại. Và càng đọc ta càng thấy dụng ý ngợi ca con người, sức mạnh và ý chí con người quả là lớn lao đáng khâm phục: bao lần đấu tranh, chiến sự xảy ra nhưng Sơn Tinh vẫn thắng, Thuỷ Tinh giao chiến mệt mỏi đành rút quân về. Ca ngợi con người, những con người chính nghĩa, bảo vệ cho công lý đó là chức năng của tác phẩm nghệ thuật nói chung và tác phẩm văn học nói riêng.

Hồi kí "Những ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng sao đáng yêu đến thế. Bức chân dung chân thực mà sống động về một cậu bé bất hạnh sống thiếu tình thương nhưng vô cùng trong sáng hồn nhiên và có tình yêu thương mẹ mãnh liệt. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm chính là một con người đáng quí, đáng để các bạn nhỏ học tập noi gương về nghị lực sống, về tình yêu thương và lòng nhân ái vô bờ. Cậu bé mồ côi cha phải sống bên người bà cô cay nghiệt luôn lấy chuyện mẹ em có con với người khác, phải đi ở tha phương cầu thực mà nhiếc móc hành hạ em. Song tình yêu thương mẹ và niềm tin trong sáng của cậu bé 12 tuổi đã giúp em có thêm bản lĩnh sống và vượt qua mọi thử thách để rồi cuối cùng ước mơ được gặp mẹ đã toại nguyện. Cảm giác hạnh phúc đến vô bờ khi ngồi trong lòng mẹ được mẹ ôm ấp vỗ về, được ngắm nhìn khuôn măt thân yêu của người mẹ, được mẹ gãi rôm ở sống lưng... của cậu bé Hổng được gợi lại chân thực và xúc động bằng một đoạn văn thấm đẫm chất trữ tình đã đưa mỗi chúng ta về với cội nguồn, về với tình mẫu tử thiêng liêng của chính mình mà vô tình ta chẳng nhận ra. Tập hồi kí hay và lắng đọng hồn người chính bởi tình thương, sự đồng điệu của trái tim nghệ sĩ đã hoà cùng nhân vật với niềm yêu thương xẻ chia với những cuộc đời đắng cay, bất hạnh.

Văn học thể hiện tình yêu thương ngợi ca những con người có trái tim nhân ái nhưng đồng thời văn học cũng bày tỏ thái độ phê phán nghiêm khắc những kẻ bạc ác, những kẻ thờ ơ dửng dưng trước những người gặp hoạn nạn.

Trong các tác phẩm của mình, người nghệ sĩ không chỉ tạo nên các nhân vật với tính cách một chiểu. Chính vì vậy, ta đọc tác phẩm và thấy trong đó những con người với những tính cách đối lập. Phải chăng nhà văn muốn để ta so sánh đối chiếu họ với nhau mà nhận ra thái độ của tác giả, tìm đến sự đồng cảm với trái tim người nghệ sĩ mà yêu, ghét, giận hờn, ngợi ca hay khinh bỉ.

Đọc "Lão Hạc" của Nam Cao, ta càng yêu thương quí trọng lão nông già yếu nghèo khổ nhưng giàu lòng yêu thương và đức tự trọng để mà thêm mến thêm yêu Nam Cao, học được ở ông cái cách nhìn người "cố tìm hiểu họ" mà cảm thông chia sẻ..., thì ta càng chê trách Binh Tư, con người khoẻ mạnh mà lười biếng, nhân cách thoái hoá đi ăn cắp ăn trộm... đáng khinh bỉ.

Hai tuyến nhân vật tiêu biểu cho giai cấp thống trị - bị trị trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là 2 bức tranh đối lập về con người mà qua đó nhà văn muôn nhắn gửi bức thông điệp, tiếng kêu cứu về số phận người nông dân dưới chế độ cũ. Chính vì vậy nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nhận xét: Cái cách viết lách như thế, Ngô Tất Tố xui người nông dân nổi loạn.

Sự nổi loạn mà Nguyễn Tuân muôn nói đến trong "Tắt đèn" là sự nổi loạn đầy ý thức khi cái tốt, cái thiện bị ngược đãi, chèn ép nên tức "nước vỡ bờ". Mâu thuẫn cơ bản của xã hội thể hiện trong hai tuyến nhân vật rõ rệt: một bên là những kẻ thông trị cậy chức quyền hà hiếp dân lành mà tiêu biểu là quan Tri phủ Tư Ân, Nghị Quế, Lý trưởng, Chánh tổng... Và một bên là người dân lương thiện chịu cảnh bần cùng đè nén là chị Dậu. Mâu thuẫn đối kháng dâng lên đỉnh điểm nhưng Ngô Tất Tố chỉ đặt ra ở đó. Phải chăng bởi ý thức cách mạng chưa cập đến người dân hay bởi nhà văn mới bằng trái tim nhân đạo của mình rung lên hồi chuông cảnh tỉnh về những cuộc nổi loạn sẽ xảy ra khi những kẻ núp bóng quan Tây bị mất hết nhân tính chỉ mượn cớ đục nước béo cò...

Bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, văn học thể hiện tinh hoa văn hóa và khẳng định sự sáng tạo nghệ thuật của con người Việt Nam. Song điều cốt lõi và cội nguồn của văn chương chính là tình yêu thương, "thương người như thể thương thân". Tiếng nói yêu thương ấy của văn chương đã cất lên ru tâm hồn ta, khiến ta sống “người” hơn.

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
17 tháng 8 2017 lúc 6:39

Câu 3:

Trước hết, tệ nạn không bao giờ đi đơn lẻ, đó là những thói quen phổ biến trong xã hội, xấu xa và có tác hại lớn. Chúng ta vẫn thường nghe tới các tệ nạn phổ biến như ma tuý, cờ bạc, sử dụng ấn phẩm không lành mạnh... Thế nhưng không hẳn tất cả đều hiểu biết thực chất các tệ nạn ấy là gì và cái độc, cái hại của nó. Ma tuý nói chung là loại bột trắng, khi dùng chỉ cần hít một lượng nhỏ là tức khắc sẽ thấy thật phấn khích, dễ chịu, bay bổng, đê mê như lạc trong cõi tiên.Cờ bạc thì thực là muôn hình vạn trạng! Các sòng bài có vô số kiểu chơi với cung cách hết sức khác nhau, nhưng đều tuân theo nguyên tắc. Thắng thì được tiền mà thua thì mất tiền...

Những kẻ sa đoạ có thể cãi ngay: “Ma tuý giúp tâm hồn bay bổng, được cảm thấy thoải mái thì có gì là xấu?”,rồi lại lí luận “chơi bạc có thể được rất nhiều tiền, thắng thua tại số”. Lời nói đó chứng tỏ họ còn rất mê muội mà không thoát khỏi vũng bùn ô trọc, quỷ quái. Không biết rằng ma tuý là một tên lừa phỉnh có hạng. Nó hứa hẹn cho ta thiên đàng nhưng thật ra nó phá huỷ mọi thứ có quanh ta. Chỉ cần dùng một lần thôi, nó đã kịp tạo một ổ khoá ở não người sử dụng. Lần sau, dù muốn dù không, người ấy cũng sẽ sẵn sàng tiếp tục. Dần dần, sẽ không còn là “chơi cho vui” nữa, ma tuý trở thành nhu cầu phải có. Sáng để khởi động tinh thần, trưa để tiếp tục phấn chấn. Và tối để giảm áp lực mệt mỏi. Người nghiện nào cũng sẽ tự dối lòng: mình chưa bị nghiện và có thể bỏ thuốc bất cứ lúc nào. Họ được chia thành hai dạng: những người vạ vật chích choác ngoài đường phố vì thiếu tiền, và những con nghiện thời thượng. Lượng thuốc cần hít sẽ tăng lên. Đây là nguồn phát sinh mọi phiền toái. Những ảo tưởng, kích động, hoảng loạn trầm trọng sẽ đè sập tinh thần họ. Mọi tình cảm đều ra khói bụi. Họ bất hoà, nghi ngờ tất cả. Điều tệ hại hơn là thiếu tiền mua thuốc. Vậy thì phải làm mọi cách để kiếm tiền. Nhưng sức lực đã yếu, cách nào mang lại nhiều tiền? Lừa đảo, trộm cắp, hay cờ bạc? Việc học, việc làm tuột dôc, tâm thần trở nên rối loạn. Các thứ bệnh tật và đau đớn thi nhau hoành hành. Họ trốn tránh cái đau bằng khoái cảm của ma tuý, kéo dài thêm cái vòng luẩn quẩn. Trong cuộc sống, chỉ có ma tuý mà thôi, không còn gì khác. Hố sâu khác biệt giữa phấn khích và tinh thần suy sụp, xuống dốc càng ngày càng sâu khiến cho người nghiện chỉ muốn tự tử. Sức khoẻ, tính mạng đều được đem ra đổi thuốc. Bạn bè, người thân dần xa lánh, con nghiện không hiểu rằng họ chỉ còn nước tính đến chuyện ma chay cho kẻ chết thuốc. Mất tất cả, chỉ bởi vì ma tuý - những con quỷ dữ. Có đáng không?

Thực ra không phải tất cả những người chơi bạc đều nghiện. Con nghiện chỉ cần tiền mua thuốc, nhưng những tôn mọt cờ bạc thi có khác gì con nghiện? Chúng nghiện tiền, ôm cái ảo tưởng làm giàu chóng vánh, dễ dàng bằng mấy quân bài đỏ đen hay con xúc xắc... Tiền mua được mọi vật chất cho cuộc sống.

Người ta không phải tất cả rồi sẽ chỉ dành cả đời kiếm tiền đấy ư? Cờ bạc vừa vui, vừa tạo cảm giác mạnh, vừa có thể đem lại rất nhiều tiền... Những con nghiện tiền ấy nào có biết đâu là phải trái? Trông chờ vào trời, vào số đỏ ư? Bao nhiêu con người đã phải tan hoang cửa nhà, nộp sạch gia sản, thậm chí bán thân cho sòng bạc, bởi lẽ khi chơi mà thắng thì thật là sung sướng Cái cảm giác được làm chủ không biết bao nhiêu tiền mà chẵng lấy gì làm quá kham khổ, sao mà không sướng? Nhưng đâu có thắng mãi... Thua rồi, sẽ lại bực tức vì để mất tiền. Lại chơi lại thua. Lại càng cay cú. Lại chơi. Lại thua... Tham thì thâm! Là bởi cái lòng tham của con người mà tiền đội nón ra đi. Khánh kiệt rồi, làm cách nào kiếm tiền? Hay là cố một ván, biết đâu trời thương cho hoàn vốn... Chao ôi! Nợ nần chồng chất... Hỡi loài người, sao lại đê cho cái đê hèn giết chết lí trí?

Ông hút, chiếu bạc, phim ảnh đồi truy rồi cũng dắt con người ta đến với cơ man nào là buôn thuốc, bán người, mại dâm, thậm chí là giết người. Vì thuốc, vì tiền, máu mủ ruột rà rồi cũng ra người dưng nước lã. Mất nhân tính rồi, con người khác chi loài cầm thú. Tệ nạn quay vòng, chúng là cái vực sâu tăm tối thăm thẳm, mênh mông, là nơi xứng đáng nhất với hai tiếng Địa ngục. Tục ngữ Anh có câu “Nói dễ, làm khó, làm được điều mình nói lại càng khó”. Chẳng thể trách thiên nhiên tạo ra cây thuốc phiện, trách đồng tiền làm băng loại giá trị cuộc đời. Vạn sự cũng chỉ tại con người. Hỡi những ai còn lương tri, lương năng, hãy tự bảo vệ ta để cho xã hội này thêm một phần trong sạch.
Bình luận (0)
Mai Hà Chi
17 tháng 8 2017 lúc 6:39

Câu 3 :

Ở nước ta hiện nay xã hội đang ngày càng phát triển, sự giao lưu văn hóa với các nước đang ngày càng mạnh mẽ. Chính vì thế chúng ta có điều kiện nâng cao đời sống về vật chất lẫn tinh thần; tiếp thu những cái hay, cái đẹp của các nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển và hội nhập đó cũng không thể không có những mặt trái của nó, đặc biệt là đối với giới trẻ hiện nay.

Như chúng ta đã biết, tệ nạn xã hội đang là một vấn đề nan giải hiện nay. Vậy tệ nạn xã hội là gì? Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây ra hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có rất hiều tệ nạ xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm, …trong đó tiêm chích ma túy là tệ nạn gây ra nhiều tác hại nhất đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

Ma túy ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người, khi đã mắc phải. Trước hết là ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân người nghiện ma túy. Cơ thể của họ sẽ ngày một suy yếu, thân thể gầy gò, … và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, học tập, công việc. Tinh thần bị suy sụp do trong ma túy có nhiều chất tác động lên hệ thần kinh. Con người buồn, vui, nóng nảy, giận dữ bất cứ lúc nào. Khi đã nghiện ma túy thì người nghiện có nguy cơ bị các bệnh khác tấn công do hệ miễn dịch bị suy yếu. Khi đã nghiện nặng thì con người mất dần khả năng lao động và có thể dẫn đến cái chết. Khi lên cơn nghiện họ sẽ không còn làm chủ được bản thân, mất khiểm soát, điều đó sẽ dễ dẫn đến tấn công người khác. Không chỉ vậy, người nghiện ma túy còn làm ảnh hưởng đến gia đình, xã hội.

Những gia đình có người nghiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần, có khi làm cho gia đình tan vỡ. Nếu cha mẹ nghiện thì con cái sẽ không được chăm sóc, học hành đến nới đến chốn. Từ đó những người con này có thể sẽ là gánh nặng cho xã hội. Nếu con cái nghiện ngập thì cha mẹ không được sống yên ổn, mất danh dự gia đình …

Ma túy không chỉ gây tác hại đói với cá nhân, gia đình mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Một đất nước có nhiều người nghiện thì sức lao động sẽ bị giảm. Nòi giống bị suy thoái, sinh ra những đứa con tật nguyền, quái thai. Nhà nước lại phải bỏ tiền ra chăm lo. Ma túy cũng là nguyên nhân gây ra nhiều tệ nạn, nhiều loại tội phạm khác như mại dâm, cướp đật, trộm cắp, … làm mất trật tự xã hội. Hàng năm đất nước phải bỏ ra một nguồn tiền khổng lồ để duy trì pháp luật, duy trì cuộc sống cho những người này làm ảnh hưởng đến ngân sách cũng như các chế độ phúc lợi khác.

Để phòng, chống nạn ma túy, pháp luật nước ta quy định: nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng các chất ma túy trái phép; những người nghiện ma túy bắt buộc phải cai nghiện.

Mỗi chúng ta phải biết sống giản dị, lành mạnh, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội để đất nước ngày càng phát triển, gia đình hạnh phúc, bản thân khỏe mạnh.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Thư Soobin
Xem chi tiết
naam123
Xem chi tiết
Thanh Huyền
Xem chi tiết
Tài Sịl
Xem chi tiết
naam123
Xem chi tiết
lương ngọc ly na
Xem chi tiết
ngân phan
Xem chi tiết
My Sunshine
Xem chi tiết
>>Vy_|_Kute<<
Xem chi tiết