Đề 1:
ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Trích SGK Ngữ văn 9- Tập 1, trang 22- NXB GD VN, 2019)
Câu 1:Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 2: Nghĩa của từ" xin" trong câu văn:"Ông chìa tay xin tôi."
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ đặc sắc được vận dụng trong câu văn in đậm.
Câu 4: Từ cách ứng xử của các nhân vật trong truyện đã gợi trong em những suy nghĩ gì? Bài học sâu sắc nào em rút ra cho bản thân sau khi đọc truyện?
Câu 1: Câu chuyện được kể bằng lời nhân vật cậu bé.
Kể theo ngôi thứ nhất.
Câu 2:
Nghĩa của từ "xin" trong câu văn "Ông chìa tay xin tôi" là chỉ đến hành động mong muốn một điều gì đó từ người khác.
Câu 3:
BPTT đặc sắc được vận dụng trong câu văn in đậm: liệt kê.
Tác dụng: giúp diễn đạt rõ việc cậu bé không hề có gì để cho ông lão ăn xin một cách ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn truyền cảm xúc đến tác giả. Từ đó câu văn thêm hay hơn, hấp dẫn đọc giả hơn.
Câu 4:
Từ cách ứng xử của các nhân vật trong truyện đã gợi cho em những suy nghĩ:
- Trong cuộc sống nên luôn có sự tôn trọng, tình cảm bao dung, nhân hậu, giúp đỡ mọi người xung quanh.
- Lễ phép, lịch sự tối thiểu với bất kì ai.
Bài học sâu sắc em rút ra cho bản thân sau khi đọc truyện: Những điều cho đi, chia sẻ không chỉ tính ở giá trị vật chất như tiền bạc, thức ăn,.. mà còn vươn đến tình thương vô giá trong tâm hồn của mỗi người. Ở câu truyện trên, ta cảm nhận rõ dù cậu bé không có gì cho ông lão nhưng thực chất cậu đã trao ông lão tình thương cảm của mình, và ông lão cũng đã cho cậu một bài học về tình cảm.
Câu 1: Câu chuyện được kể bằng lời nhân vật cậu bé.
Kể theo ngôi thứ nhất.
Câu 2:
Nghĩa của từ "xin" trong câu văn "Ông chìa tay xin tôi" là chỉ đến hành động mong muốn một điều gì đó từ người khác.
Câu 3:
BPTT đặc sắc được vận dụng trong câu văn in đậm: liệt kê.
Tác dụng: giúp diễn đạt rõ việc cậu bé không hề có gì để cho ông lão ăn xin một cách ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn truyền cảm xúc đến tác giả. Từ đó câu văn thêm hay hơn, hấp dẫn đọc giả hơn.
Câu 4:
Từ cách ứng xử của các nhân vật trong truyện đã gợi cho em những suy nghĩ:
- Trong cuộc sống nên luôn có sự tôn trọng, tình cảm bao dung, nhân hậu, giúp đỡ mọi người xung quanh.
- Lễ phép, lịch sự tối thiểu với bất kì ai.
Bài học sâu sắc em rút ra cho bản thân sau khi đọc truyện: Những điều cho đi, chia sẻ không chỉ tính ở giá trị vật chất như tiền bạc, thức ăn,.. mà còn vươn đến tình thương vô giá trong tâm hồn của mỗi người. Ở câu truyện trên, ta cảm nhận rõ dù cậu bé không có gì cho ông lão nhưng thực chất cậu đã trao ông lão tình thương cảm của mình, và ông lão cũng đã cho cậu một bài học về tình cảm.