''Đầu trò tiếp khách , trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta...''
Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.
Bài thơ trên Nguyễn Khuyến tự đặt mình vào một hoàn cảnh bế tắc không còn đường thoát .(1)Khi bạn bè tới thăm thì mình phải tiếp đãi bạn khi đến nhà(2) Nhưng chợ thì xa , trẻ con thì đi vắng hết , nhà chẳng có cái gì , mà cô cũng chả dùng được(3) Ngay cả các cụ nói: "miếng trầu là đầu câu chuyện" cũng chẳng có (4) Ba từ ta với ta gửi cảm xúc mừng vui thân mật.(5) Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thật là một tình cảm quý hóa .(6)Bài thơ trên đã nói lên một tình bạn thắm thiết chân thành của tác giả đối với người bạn già của mình.(7)