Địa lý dân cư

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tiểu Mịch Mịch

Đất là gì?

Nêu thành phần, tính chất và sự hình thành của đất

Minh Anh
1 tháng 8 2019 lúc 13:48

Đất trong thuật ngữ chung là các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất, có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật và phục vụ như là môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ.

Các loại đất được hình thành thông qua quá trình phong hóa của các loại đá và sự phân hủy của các chất hữu cơ.

Nước, không khí cũng là thành phần của phần lớn các loại đất. Không khí, nằm trong các khoảng không gian giữa các hạt đất, và nước, nằm trong các khoảng không gian cũng như bề mặt các hạt đất, chiếm khoảng một nửa thể tích của đất.

Đất hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật, trong lượt mình thì các loài thực vật lại cung cấp thức ăn và ôxy (O2) cũng như hấp thụ điôxít cacbon (CO2).

Tham khảo thêm ở:

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A5t

Diệp Vi
1 tháng 8 2019 lúc 13:53

Đất là gì?

Đất trong thuật ngữ chung là các vật chất nằm trên bề mặt Trái đất, có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật và phục vụ như là môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ.

Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật.

Nêu thành phần, tính chất và sự hình thành của đất

thành phần :

Thà nh phần cấu tạo của đất

Các thành phần chính của đất là: chất khoáng, nước, không khí, mùn và các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt v.v...

Đất có cấu trúc hình thái rất đặc trưng, xem xét một phẫu diện đất có thể thấy sự phân tầng cấu trúc từ trên xuống dưới như sau:

Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân huỷ ở mức độ khác nhau. Tầng mùn thường có mầu thẫm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh dưỡng của đất. Tầng rửa trôi do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới. Tầng tích tụ chứa các chất hoà tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầng trên. Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá. Tầng đá gốc chưa bị phong hoá hoặc biến đổi. Mỗi một loại đất phát sinh trên mỗi loại đá, trong điều kiện thời tiết và khí hậu tương tự nhau đều có cùng một kiểu cấu trúc phẫu diện và độ dày.

Thành phần khoáng của đất bao gồm ba loại chính là: khoáng vô cơ, khoáng hữu cơ và chất hữu cơ. Khoáng vô cơ là các mảnh khoáng vật hoặc đá vỡ vụn đã và đang bị phân huỷ thành các khoáng vật thứ sinh. Chất hữu cơ là xác chết của động thực vật đã và đang bị phân huỷ bởi quần thể vi sinh vật trong đất. Khoáng hữu cơ chủ yếu là muối humat do chất hữu cơ sau khi phân huỷ tạo thành. Ngoài các loại trên, nước, không khí, các sinh vật và keo sét tác động tương hỗ với nhau tạo thành một hệ thống tương tác các vòng tuần hoàn của các nguyên tố dinh dưỡng nitơ, photpho, v.v...

Các nguyên tố hoá học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ có hàm lượng biến động và phụ thuộc vào quá trình hình thành đất. Thành phần hoá học của đất và đá mẹ ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất có quan hệ chặt chẽ với nhau. Về sau, thành phần hoá học của đất phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của đất, các quá trình hoá, lý, sinh học trong đất và tác động của con người.

tính chất :

Các tính chất của đất có thể chia thành: tính chất vật lý, tính chất hóa học và tính chất sinh học.

a/ Tính chất vật lý

Đất tốt, xét theo khía cạnh vật lý, là đất có khả năng giữ nước cao và hút nước nhanh, vì chỉ khi có kết cấu vật lý tốt, thì đất mới thực hiện được 2 chức năng này.

Đất được tạo thành từ 3 chất liệu sau: Chất rắn (Khoáng chất và mùn), nước và không khí. Đất tốt là đất có tỷ lệ ba chất liệu này hợp lý : 40% chất rắn, 30% nước và 30% không khí. Đất phải mềm, để rễ cây dễ dàng xuyên qua đi hút chất dinh dưỡng.

Quá nhiều nước trong đất sẽ làm giảm tỉ lệ không khí và gây ra thiếu oxy cho cây. Quá nhiều không khí trong đất sẽ gây ra khô hạn.

Đất sét có hàm lượng chất rắn cao, khả năng giữ nước tốt nhưng hàm lượng không khí thấp.

Đất cát có hàm lượng không khí cao nhưng khả năng giữ nước kém. Bởi vậy, đất sét pha cát có thể đảm bảo vừa giữ nước vừa giữ không khí.

Có thể cùng một loại đất, nhưng mảnh ruộng này đất có kết cấu tốt, còn mảnh ruộng kia, đất có kết cấu không tốt. Nguyên nhân ở đây là do lượng mùn trong đất. Mùn có khả năng giữ nước cao và hút nước nhanh, chỉ có mùn mới có khả năng cải thiện kết cấu đất một cách có hiệu quả. Đất giàu mùn (trên 5%) là đất có kết cấu rất tốt.

Vòng chu chuyển dinh dưỡng cho thấy, mùn được hình thành từ các chất hữu cơ ( lá rụng, phân, xác súc vật) qua quá trình phân giải của các VSV. Mùn là thức ăn cho VSV, đất và cây trồng, do vậy, nếu không có đủ chất hữu cơ bổ sung thường xuyên thì lượng mùn cũng giảm, dẫn đến kết cấu đất bị thoái hóa. Đấy là tình trạng hiện nay, khi người nông dân ỷ lại quá mức vào phân hóa học. Phân hóa học không những không thể cải thiện kết cấu đất mà còn tiêu diệt hệ VSV trong đất.

b/ Tính chất hóa học

Đất có tính chất hóa học tốt là đất có khả năng giữ chất dinh dưỡng cao, pH trung tính. Chất lượng và số lượng colloid (chất keo) trong đất quyết định khả năng giữ chất dinh dưỡng.

Coilloid chất lượng tốt, giữ được nhiều chất dinh dưỡng. Colloid trong mùn có chất lượng cao nhất, giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất. Cát không có colloid, do vậy, khả năng giữ chất dinh dưỡng của đất cát là rất thấp. Thiếu chất hữu cơ trong đất là nguyên nhân làm cho đất giữ chất dinh dưỡng kém. Những nông dân đã dùng quen phân hóa học đều nhận thấy rằng, muốn đảm bảo được năng suất thì lượng phân hóa học càng ngày càng phải bón tăng, có nghĩa là khả năng giữ chất dinh dưỡng của đất kém.

Theo độ pH, đất chia ra thành ba loại: đất chua có độ pH từ 1 đến 5,5, đất trung tính có pH từ 5,5 đến 7,5 và pH trên 7,5 là đất kiềm. pH trung tính là pH tối ưu cho cây trồng. Giữ và điều chỉnh để đất có pH gần 7 là quan trọng trong nông nghiệp.

Mùn có khả năng điều chỉnh pH bằng cách hấp thụ axít hoặc kiềm từ ngoài vào. Bón phân hóa học nhiều sẽ làm đất chua và bản thân phân hóa học không điều chỉnh được độ pH của đất.

c/ Tính chất sinh học

Tính chất sinh học của đất là sự hoạt động của VSV trong đất.

Số lượng và chủng loại VSV trong các loại đất khác nhau là khác nhau. Trong những điều kiện có nhiều chất hữu cơ, độ ẩm, không khí và pH thích hợp và không có những yếu tố tiêu diệt (các chất hoá học), thì hệ VSV trong đất sẽ phát triển tốt. Các quá trình phân huỷ và khoáng hoá của VSV đất, giúp cho đất có đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Những hoạt động này của VSV trong đất, làm cho Đất Sống. Sức khỏe và độ phì nhiêu của đất phụ thuộc vào hoạt động của VSV.

Trong số các VSV trong đất, cũng có những loại gây bệnh, nhưng số đó rất ít, chỉ chiếm khoảng 2-3%. Số còn lại là vô hại và hữu ích. Hệ VSV đất cũng giữ một sự cân bằng sinh thái và do đó, bệnh dịch chỉ xảy ra nếu mất sự cân bằng.

Bón nhiều phân hóa học sẽ làm cho đất mất dần khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và lúc đó, đất chỉ thực hiện được một chức năng còn lại là vật đỡ cho cây. Đất nuôi sống tất cả các sinh vật trên trái đất, trong đó có cả con người, vì vậy chăm lo cho đất chính là chăm lo cho bản thân chúng ta.

sự hình thành của đất :

Sự hình thành đất là một quá trình lâu dài và phức tạp, có thể chia các quá trình hình thành đất thành ba nhóm: Quá trình phong hoá, quá trình tích luỹ và biến đổi chất hữu cơ trong đất, quá trình di chuyển khoáng chất và vật liệu hữu cơ trong đất. Tham gia vào sự hình thành đất có các yếu tố: Đá gốc, sinh vật, chế độ khí hậu, địa hình, thời gian. Các yếu tố trên tương tác phức tạp với nhau tạo nên sự đa dạng của các loại đất trên bề mặt thạch quyển.

Bên cạnh quá trình hình thành đất, địa hình bề mặt Trái đất còn chịu sự tác động phức tạp của nhiều hiện tượng tự nhiên khác như động đất, núi lửa, nâng cao và sụt lún bề mặt, tác động của nước mưa, dòng chảy, sóng biển, gió, băng hà và hoạt động của con người.

Tiểu Mịch Mịch
1 tháng 8 2019 lúc 13:43

ai giúp em với chiều 3h em đi học r

B.Thị Anh Thơ
1 tháng 8 2019 lúc 14:21

Các nhân tố hình thành đất

Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố sau :

1. Đá mẹ

Mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó được gọi là đá mẹ. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất. do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.

2. Khí hậu

Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm. Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá huỷ (về mặt vật lí và hoá học) thành những sản phẩm phong hoá, rồi sau đó tiếp tục bị phong hoá thành đất. Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.

Khí hậu ảnh hưởng; gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.

3. Sinh vật

Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất : thực vật cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất.

4. Địa hình

Ớ vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mong. Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.

Mặt khác, địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.

5. Thời gian

Đá gốc biến thành đất cần có thời gian. Thời gian hình thành đất còn gọi là tuổi đất. Thời gian kể từ khi một loại đất được hình thành đến nay được gọi là tuổi tuyệt đối của đất. Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, mặt khác còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.

6. Con người


kayuha
1 tháng 8 2019 lúc 22:19

Đất là vật chất vụn bờ xuất hiển trên bề mặt khắp các lục địa

Các thành phần của đất

Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt (thành phần đá và khoáng chất) trong đất người ta chia đất ra làm ba loại chính:đất cát, đất thịt và đất sét. Chúng có các tỉ lệ các hạt cát, limon và sét như sau: Đất cát: 85% cát, 10% limon và 5% sét.

Thành phần của đất gồm có đá phong hóa và chất hữu cơ, nước và không khí. Nhưng “phép kì diệu” ẩn trong một loại đất tốt chính là các sinh vật – như các động vật nhỏ, giun, côn trùng và vi khuẩn phát triển trong khi các thành phần khác của đất trong trạng thái cân bằng.

Khoáng chất. Khoảng ½ đất trong vườn nhà bạn chứa lượng nhỏ đá phong hóa đã bị vỡ dần theo thời gian dưới tác động của gió, mưa, băng giá và các quá trình hóa, sinh học khác nữa.

Thường thì loại đất được phân theo kích thước của các hạt vô cơ có trong đất: cát (hạt lớn), bùn (hạt vừa) hay đất sét (hạt rất nhỏ). Tỷ lệ của các hạt cát, bùn và đất sét quyết định kết cấu đất và ảnh hưởng đến khả năng thoát nước và dinh dưỡng, rồi sẽ tác động đến cây phát triển như thế nào.

Chất hữu cơ.

Chất hữu cơ là hỗn hợp xác bã sinh vật, động, thực vật trong đất đã được phần hủy một phần gồm địa y, rêu, cỏ và lá, cây và tất cả các loại chất sinh dưỡng khác.

Mặc dù nó chỉ chiếm một phần nhỏ của đất (thường 5-10%), nhưng chất hữu cơ lại cực kỳ quan trọng và cần thiết. Nó kết hợp các hạt đất lại với nhau thành những hạt xốp có lỗ nhỏ li ti để giúp cho không khí và nước có thể thấm vào đất. Chất hữu cơ cũng giữ ẩm tốt (độ ẩm lên tới 90%) và có thể hấp thu và lưu trữ dưỡng chất. Quan trọng nhất, nó chính là một loại thức ăn dành cho các vi sinh vật và các loại khác trong đời sống của đất.

Sinh học đất.

Các vi sinh vật đất bao gồm vi khuẩn và nấm, động vật nguyên sinh và giun, ve, bọ và các sinh vật nhỏ khác có trong loại đất tốt. Các vi sinh vật này rất cần thiết cho sự sinh trưởng của cây. Chúng giúp chuyển hóa các chất hữu cơ và khoáng chất đất thành các loại vitamin, hoóc môn, hợp chất kháng bênh và dưỡng chất cần cho sự phát triển của cây.

Không khí.

Một loại đất tốt chứa khoảng 25% không khí. Côn trùng, ấu trùng và sinh học đất cần nhiều không khí để sống. Không khí trong đất cũng là nguồn ni tơ khí quyển quan trọng cho cây trồng.

Đất được thông khí tốt có nhiều lỗ rỗng giữa các hạt đất. Nếu lỗ này quá nhỏ thì không khí sẽ khó thâm nhập vào như loại đất sét, còn các lỗ quá to như đất cát thì lại chứa quá nhiều không khí có thể làm cho chất hữu cơ bị phẩn hủy quá nhanh.
lên các luống trồng hay sử dụng các công cụ nặng tác động lên đất và đừng bao giờ làm đất khi chúng vẫn còn rất ẩm ướt.

Nước.

Đất tốt để trồng thường chứa 25% nước. Cũng như không khí, nước được giữ trong các lỗ rỗng giữa các hạt đất. Các lỗ lớn thì khiến cho nước mưa hay nước tưới di chuyển xuống vùng rễ và vào tận tầng đất cái. Trong đất cát, các lỗ rỗng lớn cũng khiến cho nước thoát ra ngoài quá nhanh và đất hay bị khô.

Các lỗ rỗng nhỏ khiến nước bị đẩy ngược lại trong quá trình thẩm thấu. Ở những chỗ đất bị ứ nước, thì nước đã lấp đầy các lỗ rỗng và đẩy không khí ra ngoài, làm cho các sinh vật đất và rễ cây bị ngạt thở.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Ngọc Duy Khánh
Xem chi tiết
Cảnh
Xem chi tiết
Mai Thị Bích Ngọc
Xem chi tiết
Duy Lai
Xem chi tiết
Bích Nguyệtt
Xem chi tiết
Đăng Khôi
Xem chi tiết
Cảnh
Xem chi tiết
Cảnh
Xem chi tiết
Hquynh
Xem chi tiết