Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau:
- Cho 11,2g Fe vào cốc đựng dung dịch HCl.
- Cho m gam Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4.
Khi cả Fe và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m?
__________________________
Giúp mình bài toán này nha! Thanks nhìu^^
Cốc A: Fe + 2HCl ---> FeCl2 + H2 (1)
0,2 0,2 mol
Cốc B: 2Al + 3H2SO4 ---> Al2(SO4)3 + 3H2 (2)
m/27 m/18 mol
Số mol Fe = 11,2/56 = 0,2 mol; số mol Al = m/27 mol.
Khối lượng cốc A tăng = khối lượng Fe - khối lượng H2 (bay ra) = 11,2 - 2.0,2 = 10,8 gam.
Khối lượng cốc B tăng = khối lượng Al - khối lượng H2 = m - 2.m/18 = m - m/9 = 8m/9 gam.
Vì cân ở vị trí cân bằng nên khối lượng tăng cốc A = khối lượng tăng ở cốc B. Suy ra: 8m/9 = 10,8 hay m = 12,15 g
Cốc A: Fe + 2HCl ---> FeCl2 + H2 (1)
0,2 0,2 mol
Cốc B: 2Al + 3H2SO4 ---> Al2(SO4)3 + 3H2 (2)
m/27 m/18 mol
Số mol Fe = 11,2/56 = 0,2 mol; số mol Al = m/27 mol.
Khối lượng cốc A tăng = khối lượng Fe - khối lượng H2 (bay ra) = 11,2 - 2.0,2 = 10,8 gam.
Khối lượng cốc B tăng = khối lượng Al - khối lượng H2 = m - 2.m/18 = m - m/9 = 8m/9 gam.
Vì cân ở vị trí cân bằng nên khối lượng tăng cốc A = khối lượng tăng ở cốc B. Suy ra: 8m/9 = 10,8 hay m = 12,15 g
Cho mình hỏi cái sao khối lượng bình A tăng bằng khối lượng Fe trừ đi khối lượng H2
Mình nghĩ thầy giải chưa đúng
giải như phương trình trên
nFe=11,2/56=0,2 mol
pthh cốc A:Fe+HCl--->FeCl2+H2
0,2 0,2 0,2 (mol)
pthh cốc B:2Al+3H2SO4------>Al2SO4+3H2
m/27 m/18 m/18 (mol)
vì n=m/M(mol)--->m=M*n
Vì khí H2 đã thoát ra nên cân cân bằng là do mFeCl2=m Al2(SO4)3
m Cốc A=mFe+mHCl-mH2=11,2+0,2*(1+35,5)-0,2*2=18,1(g)
m Cốc B=mAl+mH2SO4-mH2=m+(m/18)*(2+32+16*4)-(m/18)*2
=m+49m/9-m/9=57m/9
Do đó 57m/9=18,1 hay m=(18,1*9)/57
sao ai cũng bị báo cáo sai phạm hết zdậy