“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản đó?
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn. Tìm câu văn thể hiện rõ luận điểm của đoạn văn trên?
Câu 3. Câu mở đầu văn bản, tác giả viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Em hiểu tình cảm như thế nào được gọi là “nồng nàn yêu nước”?
Câu 4. Từ “nó” thuộc từ loại gì? Nhận xét gì về việc sử dụng đại từ “nó” trong câu văn?
Câu 5. Tìm trạng ngữ trong đoạn văn và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì trong câu. Câu 6. Việc sử dụng liên tiếp một loạt các động từ mạnh: “kết thành”, “lướt qua”, “nhấn chìm” trong một câu văn có tác dụng gì?
Câu 1:Đoạn văn được trích trong văn bản "tinh thần yêu nước của nhân dân ta".Tác giả là bác Hồ. Phương thức biểu đạt chính của văn bản đó là nghị luận.
Câu 2:Nội dung của đoạn văn là nêu ra ý chí sắt đá của người VN,tinh thần yêu nước hào hùng,mạnh mẽ,..."Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước".
Câu 3:Nồng nàn yêu nước là tình yêu nước bát ngát,nó được trỗi dậy trong mỗi người.
Câu 4:Từ nó là đại từ.Việc sử dụng nó sẽ giúp tránh lặp từ cho bài văn,tăng tính mạch lạc,rõ ràng giúp bài văn tốt hơn
Câu 5:Trạng ngữ là từ xưa đến nay và trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa về thời gian ,thời điểm mà sự việc đó xảy ra.
Câu 6:Nó có tác dụng là giúp câu bổ trợ thêm vốn từ phong phú đồng thời giúp ý của bài văn được miêu tả một cách chính xác,mạnh lạc hơn.
Chúc bạn học tốt!