Các bạn ạ, hôm nay mình mới đọc một câu chuyện về cuộc đối thoại giữa Núi và Suối. Từ cuộc đối thoại này mình có thể thấy được hai quan điểm hoàn toàn khác nhau, vậy đó là những quan điểm như thế nào? Mời các bạn cùng đọc và cùng mình suy nghĩ nhé:
Chân dung của Núi là sừng sững nguy nga, dáng vẻ của núi là uy nghiêm. Núi thường dùng sự nguy nga và uy nghiêm của mình để thể hiện mình là người cao nhất và vĩnh hằng nhất. Còn hình ảnh của Suối là thích nhảy nhót, tính cách của Suối là thích cười đùa, ồn ào, náo nhiệt. Mỗi khi chảy vòng quanh chân núi, Suối thường cất vang giọng hát của mình, và điều đó làm cho Núi cảm thấy Suối đang bỡn cợt với đời.
Núi nói: “Cháu không thể yên tĩnh một chút được sao?”
Suối đáp: “Vậy thì cuộc sống của cháu coi như chấm dứt ông ạ”.
Núi thấy vậy liền nói: “Chị của cháu cũng là nước, chị ý hiền từ mẫu mực giống như tiểu thư, còn cháu lúc nào cũng nhảy nhảy nhót nhót một cách điên loạn”.
Suối đáp: “Chị ý bị ông nhốt trong lòng núi -giống như một dòng nước đẹp nhưng đã chết, cả đời không thoát khỏi sự kiểm soát của ông, cháu không thích giống chị của mình”.
Núi nói: “Cháu không thấy trong hồ có bao nhiêu là thuyền buồm và tàu du lịch đó sao?”
Suối liền hỏi lại Núi: “Nhưng chị ý có vui không ? Tại sao cháu chẳng bao giờ nghe thấy tiếng hát của chị ấy”.
Núi trả lời: “Cuộc sống của chị ý an nhàn hơn của cháu nhiều”. Núi dùng giọng nói vang vọng của mình để trả lời : “Đã có biết bao nhiêu là khách du lịch thích chụp ảnh cùng chi ý đấy”.
Suối nghe xong liền cười khanh khách và nói: “Thế chị ý có tự do không? Chị ý có thể tung tẩy giống như cháu mà không bị ai hạn chế không? Chị ý có biết là bên ngoài những dãy núi này là cả một thế giới mới lạ và có biết bao nhiêu điều thú vị không. Chị ý có…”
Núi nghe vậy không hài lòng chút nào liền cắt ngang giọng nói của Suối: ” Vậy cháu muốn tự do như thế nào? Cháu muốn nhảy nhót một cách điên loạn đến đâu? Cháu được sinh ra tại chân núi, cháu mang gien di truyền của núi. Ta đã đứng bất động ở đây cùng bầu bạn với trăng, sao, mây gió đã mấy nghìn năm nay rồi. Cái mà ta nhìn thấy ở các thế hệ sau là an phận chấp hành, biết nhường nhịn lẫn nhau, biết giữ gìn nét văn minh lâu đời, biết chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ của núi rừng …”
Suối liền cười và hỏi lại: “Đúng là ông cao thật, cao đến mức có thể sánh với bầu trời. Nhưng ông có nhìn thấy phi thuyền trên mặt trăng không?”
Núi giả vờ như điếc không nghe thấy gì và cúi xuống hỏi Suối: “Cháu nói cái gì ,cháu nói cái gì? Trên mặt trăng chỉ có chị Hằng Nga và chú Thỏ của chí ý, làm gì có phi thuyền nào đáp trên đó cơ chứ? Đã mấy nghìn năm rồi, ngoài mặt trời, mặt trăng, sao và mây xuất hiện trên đầu ta ra thì làm gì có vật nào cao hơn ta cơ chứ?”
Suối liền đáp: “Ông đúng là già quá rồi, ông chỉ biết đến những tinh hoa của trời đất, của trăng sao, mà không cần biết đến những điều bí ẩn trong vũ trụ. Cứ tiếp tục như này thì linh hồn của ông sẽ dần dần khô héo, và đến một lúc nào đó hồn phách của ông cũng không còn nữa.”
Núi phẫn nộ, chỉ thẳng vào Suối và quát: “Đứng im! Ngươi đừng có nhảy nhót như vậy nữa.”
Trước sự phẫn nộ bất ngờ của Núi, Suối sợ quá liền òa lên khóc, những giọt nước mắt của Suối kết lại tạo thành bọt nổi lên trên mặt nước. Đúng vậy Suối sinh ra và lớn lên tại đây, Suối biết mình được phun trào từ trong lòng núi, Núi là người nuôi dưỡng Suối, là người luôn truyền cho Suối dũng khí chảy về phía trước mỗi khi gặp những tảng đá cản đường. Nhưng, nếu cứ cứng nhắc giống như tổ tiên của mình( Núi ) chỉ đứng im một chỗ thì Suối cảm thấy thà mình chết đi còn hơn là sống.
Do đó, Suối liền nói với Núi: “Không cháu không thích an phận giống chị gái của mình, cháu muốn tìm đến những dòng sông, đến những Hồ lớn bên ngoài những dãy núi này, cháu muốn sát nhập với họ, cháu muốn tự đốt nóng mình để tạo ra nhiệt, tạo ra điện, tạo ra ánh sáng.”
Núi thấy vậy rất lo lắng và cảnh cáo Suối: “Cháu có biết không? điểm quy tụ cuối cùng của sông, của hồ là Biển và khi cháu đã ra đến nơi đó rồi cháu sẽ không bao giờ còn gặp lại đại gia đình của mình nữa, Núi không thể rời đi cùng cháu đó, là bản tính rồi.”
Suối liền nghẹn ngào đáp: “Nhưng chỉ có không ngừng chuyển động cuộc sống mới có thể vĩnh hằng được ông ạ, cháu phải đi đây, tạm biệt ông – Tổ tiên của cháu.”
Cuộc đối thoại kết thúc rồi đó các bạn ạ, thật ngắn ngủi nhưng thật ý nghĩa phải không ,và bây giờ các bạn hãy thử suy nghĩ xem Núi và Suối có những quan điểm như thế nào nhé?
Chân dung của Núi là sừng sững nguy nga, dáng vẻ của núi là uy nghiêm. Núi thường dùng sự nguy nga và uy nghiêm của mình để thể hiện mình là người cao nhất và vĩnh hằng nhất. Còn hình ảnh của Suối là thích nhảy nhót, tính cách của Suối là thích cười đùa, ồn ào, náo nhiệt. Mỗi khi chảy vòng quanh chân núi, Suối thường cất vang giọng hát của mình, và điều đó làm cho Núi cảm thấy Suối đang bỡn cợt với đời.
Núi nói: “Cháu không thể yên tĩnh một chút được sao?”
Suối đáp: “Vậy thì cuộc sống của cháu coi như chấm dứt ông ạ”.
Núi thấy vậy liền nói: “Chị của cháu cũng là nước, chị ý hiền từ mẫu mực giống như tiểu thư, còn cháu lúc nào cũng nhảy nhảy nhót nhót một cách điên loạn”.
Suối đáp: “Chị ý bị ông nhốt trong lòng núi -giống như một dòng nước đẹp nhưng đã chết, cả đời không thoát khỏi sự kiểm soát của ông, cháu không thích giống chị của mình”.
Núi nói: “Cháu không thấy trong hồ có bao nhiêu là thuyền buồm và tàu du lịch đó sao?”
Suối liền hỏi lại Núi: “Nhưng chị ý có vui không ? Tại sao cháu chẳng bao giờ nghe thấy tiếng hát của chị ấy”.
Núi trả lời: “Cuộc sống của chị ý an nhàn hơn của cháu nhiều”. Núi dùng giọng nói vang vọng của mình để trả lời : “Đã có biết bao nhiêu là khách du lịch thích chụp ảnh cùng chi ý đấy”.
Suối nghe xong liền cười khanh khách và nói: “Thế chị ý có tự do không? Chị ý có thể tung tẩy giống như cháu mà không bị ai hạn chế không? Chị ý có biết là bên ngoài những dãy núi này là cả một thế giới mới lạ và có biết bao nhiêu điều thú vị không. Chị ý có…”
Núi nghe vậy không hài lòng chút nào liền cắt ngang giọng nói của Suối: ” Vậy cháu muốn tự do như thế nào? Cháu muốn nhảy nhót một cách điên loạn đến đâu? Cháu được sinh ra tại chân núi, cháu mang gien di truyền của núi. Ta đã đứng bất động ở đây cùng bầu bạn với trăng, sao, mây gió đã mấy nghìn năm nay rồi. Cái mà ta nhìn thấy ở các thế hệ sau là an phận chấp hành, biết nhường nhịn lẫn nhau, biết giữ gìn nét văn minh lâu đời, biết chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ của núi rừng …”
Suối liền cười và hỏi lại: “Đúng là ông cao thật, cao đến mức có thể sánh với bầu trời. Nhưng ông có nhìn thấy phi thuyền trên mặt trăng không?”
Núi giả vờ như điếc không nghe thấy gì và cúi xuống hỏi Suối: “Cháu nói cái gì ,cháu nói cái gì? Trên mặt trăng chỉ có chị Hằng Nga và chú Thỏ của chí ý, làm gì có phi thuyền nào đáp trên đó cơ chứ? Đã mấy nghìn năm rồi, ngoài mặt trời, mặt trăng, sao và mây xuất hiện trên đầu ta ra thì làm gì có vật nào cao hơn ta cơ chứ?”
Suối liền đáp: “Ông đúng là già quá rồi, ông chỉ biết đến những tinh hoa của trời đất, của trăng sao, mà không cần biết đến những điều bí ẩn trong vũ trụ. Cứ tiếp tục như này thì linh hồn của ông sẽ dần dần khô héo, và đến một lúc nào đó hồn phách của ông cũng không còn nữa.”
Núi phẫn nộ, chỉ thẳng vào Suối và quát: “Đứng im! Ngươi đừng có nhảy nhót như vậy nữa.”
Trước sự phẫn nộ bất ngờ của Núi, Suối sợ quá liền òa lên khóc, những giọt nước mắt của Suối kết lại tạo thành bọt nổi lên trên mặt nước. Đúng vậy Suối sinh ra và lớn lên tại đây, Suối biết mình được phun trào từ trong lòng núi, Núi là người nuôi dưỡng Suối, là người luôn truyền cho Suối dũng khí chảy về phía trước mỗi khi gặp những tảng đá cản đường. Nhưng, nếu cứ cứng nhắc giống như tổ tiên của mình( Núi ) chỉ đứng im một chỗ thì Suối cảm thấy thà mình chết đi còn hơn là sống.
Do đó, Suối liền nói với Núi: “Không cháu không thích an phận giống chị gái của mình, cháu muốn tìm đến những dòng sông, đến những Hồ lớn bên ngoài những dãy núi này, cháu muốn sát nhập với họ, cháu muốn tự đốt nóng mình để tạo ra nhiệt, tạo ra điện, tạo ra ánh sáng.”
Núi thấy vậy rất lo lắng và cảnh cáo Suối: “Cháu có biết không? điểm quy tụ cuối cùng của sông, của hồ là Biển và khi cháu đã ra đến nơi đó rồi cháu sẽ không bao giờ còn gặp lại đại gia đình của mình nữa, Núi không thể rời đi cùng cháu đó, là bản tính rồi.”
Suối liền nghẹn ngào đáp: “Nhưng chỉ có không ngừng chuyển động cuộc sống mới có thể vĩnh hằng được ông ạ, cháu phải đi đây, tạm biệt ông – Tổ tiên của cháu.”