*Bảng các phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1858 - 1873)
Giai đoạn |
Diễn biến chính |
Tên nhân vật tiêu biểu |
1858 - 1862 |
- Pháp tấn công Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân đã phối hợp cùng triều đình chống giặc, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp. - Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch. |
Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương,… |
1863 - trước 1873 |
- Sau Hiệp ước 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,…. |
Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm,… |
* Bảng các phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1858 - 1873)
Giai đoạn |
Diễn biến chính |
Tên nhân vật tiêu biểu |
1858 đến 1862 |
- Pháp tấn công Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân đã phối hợp cùng triều đình chống giặc, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp. - Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch. |
Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương,… |
1863 đến trước 1873 |
- Sau Hiệp ước 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,…. |
Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm,… |
Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873
1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
Tại Đà Nẵng: Nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp với quân triều đình đánh giặc.
Tại Gia Đình và 3 tỉnh miền Đông Nam Kì: Phong trào kháng chiến của nhân dân càng sôi nổi.
- Tiêu biểu:
Ngày 10/2/1861 nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét – Pê – răng trên sông Vàm Cỏ Đông.
Khởi nghĩa của Trương Định làm cho địch thất điện bát đảo.
⇒ Phong trào phát triển mạnh mẽ, sôi nổi, lan rộng thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chống xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc.
2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì
a. Triều đình
Tập trung lực lượng đàn áp, cản trở các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
Thương lượng với Pháp xin chuộc lại 3 tỉnh miền đông Nam kì.
b. Thực dân Pháp
Tháng 6/1867, Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam kì ( Vĩnh Long , An Giang , Hà Tiên) không tốn một viên đạn.
c. Nhân dân 6 tỉnh Nam kì.
Nhân dân Nam kì nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi.
Nhiều trung tâm kháng chiến được lập : Đồng Tháp , Tây Ninh..
Dùng thơ ,văn để chiến đấu: Nguyễn Đình Chiểu.