1. Con đường cứu nước của những lớp người đi trước:
- Phan Bội Châu chọn con đường đi sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc), đối tượng mà ông gặp gỡ là những chính khách Nhật Bản để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh bạo động.
- Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, giành độc lập dân tộc.
2. Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc:
- Xác định rõ không thể trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để giành độc lập, cần thiết nhất là phải sự vào chính mình.
- Đi sang phương Tây do:
+ Nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái.
+ Có khoa học - kĩ thuật và nền văn minh phát triển.
+ Có chính quyền thực dân đang đô hộ nhiều dân tộc trên thế giới.
⟹ Người bắt gặp chân lí cứu nước của chủ nghĩa Mác-Lênin và xác định con đường cứu nước theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga. Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là con đường đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản.
#THAM KHẢO
Con đường cứu nước của Bác là đi sang phương Tây còn các nhà yêu nước tiền bối là đi sang phương Đông
- Con đường cứu nước của các nhà cách mạng tiền bối:
+ Phan Bội Châu dựa vào Nhật Bản chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp giành độc lập dân tộc.
+ Phan Chu Trinh mở trường dạy học theo lối mới, hô hào chấn hưng thực nghiệp, phổ biến cái mới – dựa vào Pháp để đánh Pháp.
- Nguyễn Ái Quốc:
+ Lựa chọn con đường đi sang phương Tây nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái.
+ Tháng 7 năm 1920, Người đọc Sơ thảo luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa tìm thấy con đường cứu nước cho nhân dân Việt Nam là con đường của Cách mạng Vô sản.
+ Tháng 12 năm 1920 Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hoạt động cách mạng của Người.
+ Tại Pháp: Người tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo “ Người cùng khổ”, viết bài cho báo Nhân đạo, viết Bản án chế độ thực dân Pháp. Các sách báo trên được bí mật chuyển về Việt Nam.
+ Sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục nghiên cứu và truyền bá lý luận mới về Việt Nam.