Giúp mình với pls!
Chép thuộc lòng hai khổ thơ cuối bài "Ánh trăng"
a) ai là tác giả?nêu hoàn cảnh sáng tác
b)từ "mặt" trong câu thơ "ngửa mặt lên nhìn mặt" được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?theo phương thức nào?
c)nêu nội dung của đoạn thơ
d)phát hiện và phân tích giá trị sử dụng của các phép tu từ có trong đoạn thơ
Câu 2. (1,5 điểm)Trong các bài thơ Việt Nam hiện đại được học trong chương trình Ngữ Văn 9 tập I, những bài thơ nào có xuất hiện hình ảnh vầng trăng – người lính? Hãy chép lại những câu thơ ấy
Ở bài thơ Bếp lửa ( Bằng Việt) trong dòng hồi tưởng , người cháu nhớ lại:
….” Năm ấy là năm đói mòn mỏi”…
rồi trở về thực tại:
” Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”
( Trích ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2.”Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” được nhắc tới trong bài thơ gợi nhớ về thời điểm nào của đất nước? Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành đói mòn đói mỏi có tác dụng gì?
3. Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà ở khổ thơ trên trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu bị động (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu bị động)
4. Hãy nêu tên một tác phẩm khác trong chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở cũng viết về tình cảm bà cháu và ghi rõ tên tác giả.
Kể tên một văn bản đã học trong chương trình THCS cũng có cùng thể thơ với bài thơ trên và cho biết tên tác giả bài Mùa xuân nho nhỏ.
BT : Cho câu thơ và trả lời câu hỏi bên dưới :
'' Trăng cứ tròn vành vạnh ''
a) Hãy chép các câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ
b) Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa j ? Từ đó em hiểu j về chủ đề của bài thơ ?
c) Viết lại suy nghĩ của tác giả bằng một đoạn văn quy nạp ?
Chép lại chính xác những câu thơ trong một bài thơ thơ khác mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn THCS cũng có hình ảnh con thuyền ra khơi đầy hứng khởi
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
" thình lình đèn điện tắt.... đột ngột vầng trăng tròn"
1. Bài thơ "Ánh trăng" có sự kết hợp của tự sự và trữ tình. Em hãy chỉ ra sự kết hợp đó và cho biết khổ thơ trên có vai trò như thế nào trong dòng tự sự của bài thơ?
2. Khi nói đến sự xuất hiện của vầng trăng, tác giả đã viết " vầng trăng tròn"; trong đoạn thơ sau, một lần nữa nhà thơ lại viết " trăng cứ tròn vành vạnh". Theo em, việc lặp lại hình ảnh này có ý nghĩa gì?
3. Bài thơ "Ánh trăng" có cách trình bày khá đặc biệt: chỉ viết hoa chữ đầu dòng ở mỗi khổ. Vì sao lại như vậy?
4. Trăng vốn là nguồn thi hứng bất tận. Hãy ghi lại một câu thơ có hình ảnh trăng gắn bó với con người khi ở rừng. Nêu rõ tên tác giả, tác phẩm.
“... Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn!”
(“Làng” - Kim Lân)
1. Những câu văn trên gợi nhắc em nhớ đến câu thơ trong một bài thơ đã học ở lớp 9 cũng
có nội dung tương tự. Chép thuộc khổ thơ có chứa câu thơ ấy và cho biết nó được trích
trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ấy.
Nằm trong chùm thơ được giải Nhất cuộc thi của báo Văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”, bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ độc đáo của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo cách lập luận quy nạp để làm rõ lòng yêu nước, ý chí giải phóng miền Nam của những người lính lái xe được thể hiện trong bài thơ. Đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu phủ định ( xác định và chú thích )