So sánh 2 đoạn văn sau và cho biết đoạn nào là văn biểu cảm.Vì sao?Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy.
a)Hải đường: Loài cây nhỡ, họ chè, lá dài, dày, mặt trên bóng, mép có nhiều răng cưa. Hoa mọc từ 1 đến 3 đóa ở gần ngọn cây, ngọn cành, có cuống dài, tràng hoa màu đỏ tía, nhị đực rất nhiều. Hoa nở ở Việt Nam vào dịp Tết âm lịch, đẹp, không thơm. Thường trồng làm cảnh.
b)Từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường trong mùa hoa của nó, hai cây đứng đối nhau trước tấm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đóa ở đầu cành phơi phơi như một lời chào hạnh phúc. Nhìn gần, hải đường có một màu đỏ thắm đỏ quý, hân hoan, say đắm. Tôi vốn không thích cái lối văn hoa của nhà nho cứ muốn tôn xưng hoa hải đường bằng hình ảnh của những người đẹp vương giả. Sự thực ở nước ta hải đường đâu phải chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý, nó sống khắp ở vườn dân, cả đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng cây cũng vậy lá to thật khỏe, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu da rắn màu gỉ đồng, trông dân dã như cây chè đất đỏ. Hoa hải đường rạng rỡ, nồng nàn, nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền. Bỗng nhớ năm xưa, lần đầu từ miền Nam ra Bắc lên thăm Đền Hùng, tôi đã ngẩn ngơ đứng hoa hỉa đường nở đỏ núi Nghĩa Linh
Xác định Quan hệ từ trong bài sau :
Đất nước “Mặt trời mọc” có hai mùa đẹp nhất trong năm là mùa hoa anh đào và mùa lá đỏ. Hoa anh đào bắt đầu nở vào mùa xuân, đẹp nhất là cuối tháng 3 đầu tháng 4 kéo dài cho đến đầu hè. Anh đào là Quốc hoa của Nhật Bản. Trong khi đó, khi mùa thu đến khoảng từ cuối tháng chín tới giữa tháng 11, lại là mùa “rừng phong chuyển sắc” từ xanh sang đỏ, còn gọi là “mùa lá đỏ”.Vũ Kánh Linh vào nhận hàng đê
Đối với lứa tuổi học trò chúng em, khi nhắc tới làng quê thân yêu, không ai là không có ấn tượng về một loài cây nào đó. Riêng em, em lại thích cây khế.
Đó là một loài cây bình dị, mộc mạc nhưng để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quyên.
Không hiểu sao em lại yêu cây khế đến thế. Cứ mỗi lần về quê là em chạy ra ngay gốc cây để ngắm nhìn nó. Hay có lẽ vì em và cây bằng tuổi nhau nên có quan hệ thân thiết đến vậy chăng?
Gốc cây không to lắm nhưng tán lá rất rộng. Dưới tán lá này, em nghịch rất nhiều trò. Cây khế tuy to như vậy nhưng mà hoa của nó bé nhỏ li ti. Những chùm hoa bám chặt vào thân như chẳng muốn rời. Vào mùa hoa kết trái khi cơn gió nhẹ thổi qua, cánh hoa bé nhỏ lấm tấm như vẩy vàng rơi rơi làm cho em cảm thấy thích thú. Ông em bảo cánh hoa đang làm nhiệm vụ của mình cho quả khế được sinh ra. Trong nắng hè oi bức, những chùm khế như ngôi sao sáng trên bầu trời.
Từ bé cây khế đã làm bạn của em. Khi em còn nhỏ ông em hay bế em ra gốc cây khế và nói rằng:
- Cháu ông lớn nhanh và gặt hái nhiều thành quả như cây khế đơm hoa kết trái này nhé!
Năm lớp bốn là năm em về quê lâu nhất năm đó, em trèo lên cây khế lấy quả nhưng không may gãy mất một cành. Em cảm thấy rất sợ vì đây là cây khế mà ông em quý nhất. Thật may may, ông đã không ,mắng em mà chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng:
- Lần sau cháu trèo lên cây phải cẩn thận, không làm gãy cành vì cây khế cũng biết đau như con người ấy.
Em càng lớn lên, cây khế càng to, ông em ngày càng già yếu đi. Vào những ngày cuối cùng ông dắt em ra bên cạnh gốc khế dặn em phải chăm sóc cây khế như cái gì đó thân thiết với mình. Bây giờ đúng dưới gốc cây khế, em nhớ lại lời dạy của ông lúc nào. Qua tán cây, em thấy nụ cười nhân từ hiền dịu của ông.
Cây khế không chỉ làm em nhớ đến quê hương mà còn là người bạn thân thiết, là sợi dây tình cảm của em và ông. Mỗi lần nhìn khế đậu quả em lại nhớ đến bao tình cảm thương yêu, trìu mến mà ông dành cho em. Cho thiên nhiên xung quanh.
Đất nước “Mặt trời mọc” có hai mùa đẹp nhất trong năm là mùa hoa anh đào và mùa lá đỏ. Hoa anh đào bắt đầu nở vào mùa xuân, đẹp nhất là cuối tháng 3 đầu tháng 4 kéo dài cho đến đầu hè. Anh đào là Quốc hoa của Nhật Bản. Trong khi đó, khi mùa thu đến khoảng từ cuối tháng chín tới giữa tháng 11, lại là mùa “rừng phong chuyển sắc” từ xanh sang đỏ, còn gọi là “mùa lá đỏ”.
“Nếu là hoa, xin làm sakura
Nếu là người, xin làm samurai”
Bài tập : Hãy nêu đâu là từ ghép và chỉ rõ đâu là từ ghép chính phụ và đâu là từ ghép đẳng lập trong đoạn văn trên
Có bạn làm bài văn biểu cảm theo đề bài: Cây sấu Hà Nội, nhưng do không quan sát kĩ nên đã viết những chi tiết không đúng. Em nhãy chie ra những chi tiết sai trong các câu sau:
a) Hằng năm cứ và mùa thu, người Hà Nội lại được hưởng những cơn mưa lá sấu vàng trút xuống vai trong hương thơm dìu dịu.
b) Những mảng hoa hình sao màu trắng sữa chao nghiêng trong gió.
c) Sấu dầm vừa ngọt vừa thơm,ăn vào đỡ khát trong những trưa hè Hà Nội
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Truyện trong vườn
Có một cây hoa giấy và một cây táo cùng sống trong một khu vườn. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc. Mưa phùn làm cho cây lá xanh mướt, tốt tươi. Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ nở đồng loạt, trông như môt tấm thảm đỏ rực. Còn cây táo vẫn đứng lặng lẽ một góc vườn, thân cành trơ trọi nứt nẻ. Cây hoa giấy nói:
- Táo ơi! Cậu đã làm xấu khu vườn này. Cậu nên đi khỏi khu vườn để lấy chỗ cho tớ trổ hoa.
Cây táo nép mình im lặng. Ít lâu sau cây táo mới mọc lá. Những chiếc lá tròn tròn, bóng láng. Rồi cây táo trổ hoa, mùi thơm thoảng nhẹ trong gió. Chẳng bao lâu cây kết những quả táo nhỏ màu xanh. Đến mùa thu, những quả táo đã to và chín vàng. Một hôm hai ông cháu chủ vườn ra thăm cây. Ông với tay hái cho cháu mấy quả táo. Cô bé ăn và luôn miệng khen táo thơm ngon. Thấy hai ông cháu không để ý đến mình cây hoa giấy buồn lắm. Cây táo nghiêng tán lá xanh thầm thì an ủi bạn:
Bạn đừng buồn! Hai chúng ta mỗi người một việc. Tôi dâng trái ngon cho mọi người còn bạn thì cho sắc hoa và bóng mát.
Giờ thì cây hoa giấy đã hiểu ra nhiều điều. Nó không còn nghĩ chỉ có mình mới đáng yêu như trước nữa. Nó yêu mảnh vườn này, yêu cả cái dáng trơ trụi của cây táo sau mùa cho quả.
(Theo Internet – Những giá trị tinh thần)
1. PTBĐ chính của đoạn văn trên là gì?
2. Hãy nêu nội dung chính của văn bản trên.
3. Hãy so sánh và rút ra nhận xét về thái độ, cách ứng xử của cây hoa giấy với cây táo và cây táo với cây hoa giấy.
4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn sau:
Cây táo nghiêng tán lá xanh thầm an ủi bạn:
- Bạn đừng buồn! Hai chúng ta mỗi người 1 việc. Tôi dâng trái ngon cho mọi người còn bạn thì cho sắc hoa và bóng mát.
5. Viết 1 đoạn văn ngắn (6-8 câu) phát biểu cảm nghĩ của em về tình bạn đẹp.
Thanks! 😊
a)Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Bài ca dao là lời của ai, bày tỏ tình cảm gì?
b) So sánh cách thức biểu cảm của bài ca dao trên với cách biểu cảm trong những đoạn văn sau. Sau đó, em hãy sắp xếp cách biểu cảm của bài ca dao và hai đoạn văn vào bảng bên dưới cho phù hợp.
(1) Ôi! Cô giáo rất tốt của em, không, chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được! Sau này, khi em đã lớn, em vẫn sẽ nhớ đến cô, và em sẽ tìm gặp co giữa đám học trò nhỏ. Mỗi bận đi ngang qua một trường học và nghe tiếng cô giáo giảng bài, em sẽ tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô.
(2) Từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường trong mùa hoa của nó, hai cây đứng đối nhau trước tấm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đóa đều cành phơi phới như một lời cahof hạnh phúc. Nhìn gần, hải đường có một màu đỏ thắm rất quý, hân hoan, say đắm. Tôi vốn không thích cái lối văn hoa của các nhà nho cứ muốn tôn xưng hoa hải dương bằng hình ảnh cảu những người đẹp vương giả. Sự thực nước ta hải đường đâu chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý, nó sống khắp các vườn dân, cả đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng cây cũng vậy, lá to thật khỏe, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu ra rắn màu gỉ hồng, trông dân dã như cây chè đất đỏ. Hoa hải dường rạng rỡ, nồng nàn, nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như muons phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền. Bỗng nhớ năm xưa, lần đầu từ miền Nam ra Bắc thăm Đền Hùng, tôi đã ngản ngơ đứng ngắm hoa hải đường nở đó núi Nghĩa Lĩnh.
HELP ME!
Trong khổ thơ sau hình ảnh so sánh đã góp phần diễn tả nội dung thêm sinh động gợi tả ntn?
Mùa thu của em
Lá vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt
Mở nhìn trời đêm
Đây là bài văn biểu cảm về loài hoa bồ công anh mà mk viết
M.n cho nhận xét nha !!!
Bài làm
Dù hoa không đẹp và cũng chẳng khó hiểu, hoa bé nhỏ nhưng cũng vẫn là hoa dại,. Loài hoa ít được nâng niu nhưng giàu tự ái, mê mải tự do trên những cánh đồng xanh. Bồ công anh - giản dị nhưng cũng thật đậm đà, quyến rũ, một cái tên đầy huyền bí, luôn gợi cho tôi cảm giác rất khó tả, làm mình liên tưởng đến một nơi rất đẹp nhưng xa xăm và hư ảo.
Bồ công anh thường mọc dại ven đường, các sườn đồi nhiều nắng. Bồ công anh có mặt ở rất nhiều vùng trên thế giới nhưng có lẽ vẫn đẹp nhất là ở Pháp và Mỹ. Ở bất cứ bãi cỏ nào từ miền tuyết giá Đông Bắc đến miền Tây Nam California, nắng gần như quanh năm, bồ công anh mọc ở khắp nơi. Giây phút ấn tượng nhất của loài hoa này chính là lúc chúng bay. Chúng được tự do, được thả nỗi buồn trôi theo cơn gió.
Có lẽ hoa bồ công anh là loài hoa dại gần gũi và thân wen vs tất cả m.n vì nó khá phổ biến và thường gắn bó vs tuổi thơ hồn nhiên, trog sáng trog mỗi người chúng ta. Loài hoa đẹp ko sắc màu, ko hương bay xa nhưng lại mag 1 vẻ đẹp nhẹ nhàng, tinh tế và thuần khiết. Vẻ đẹp của hoa bồ công anh ko khoe sắc như hoa hồng mà e ấp, duyên dáng , cảm giác rất mong manh, dễ vỡ. Nhưng ko fai vậy, những cánh hoa tưởng chừng như mong manh, yếu đuối nhuưng lại mag trog mk 1 ý nghĩa lớn lao, luôn ấp ủ những hoài bão lớn, chỉ cần 1 cơn gió mạnh sẽ bay cao trog khoảng ko bao la.
Một làn gió nhẹ…
Cánh hoa nhỏ bay bay… bay thật cao…
Ngồi ngắm những cánh hoa nhỏ xinh, cứ nhè nhẹ bay đi…
Xa dần… xa dần…
Mỗi loài hoa đều mang một ý nghĩa riêng. Ý nghĩa của bồ công anh là gì..?
Lời cầu chúc…
Mỗi cánh hoa bồ công anh đều hé mở một điều bí mật…
Thổi nhẹ…
Một cánh bay đi…Yêu thương bay đi rồi.
Bay đi thôi, không mất đâu… Bay đi để đến những vùng đất mới, để yêu thương trải rộng khắp nơi…
Cho thế giới đều tràn đầy yêu thương nhé…
Thổi nhẹ…
Lại một cánh hoa nhẹ bay…
Lo âu, phiền muộn bay đi rồi… bay đi thật xa, không bao giờ trở lại…
Sẽ mãi mãi trên trời cao, không đáp xuống ai đâu.
Cánh hoa phiền muộn bay mãi chẳng dừng chân…
Và ai sẽ chẳng ai còn lo âu buồn bã…
Thổi nhẹ…
Một cánh nữa bay đi rồi…
Cánh hoa này là gì nhỉ..? Hoa ơi bay cao thật cao nhé, mang những giấc mơ đến với vì sao…
Bay cao bay cao…
Và ước mơ sẽ thành hiện thực…
Thổi nhẹ…
Sao cánh hoa bay nhiều quá…
Bay đi nhé, bay đi nhé hoa ơi…
Bay đến thật nhiều nơi nhé. Phủ những cánh bồ công anh nhỏ đến mọi miền. Rồi từng cây bồ công anh lại mọc lên…
Cứ thế cứ thế nhân lên thật nhiều nhé. Những cánh hoa nhỏ lại bay đi… thật cao… thật xa…
Nhẹ bay… nhẹ bay… đến những miền xa xôi nhất…
Mỗi cánh hoa là một niềm hạnh phúc…
Và hạnh phúc sẽ ngập tràn quanh tất cả…
Một cây Bồ công anh được sinh ra là cả một quá trình đấu tranh vất vả. Khi được phát tán vào không khí, mỗi hạt cây bay về một hướng. Có bao nhiêu hạt được đặt chân đến vùng đất phù hợp để sinh tồn? Đến khi cây trổ bông, mọi vật như cùng reo hò vui sướng. Bồ công anh khoe sắc với màu vàng rất giản dị mà quyến rũ.
Khi hoa tàn, khi sắc vàng không còn óng ánh trong nắng, bồ công anh vẫn không có biểu hiện của héo úa. Thay vào đó là một bông hoa khác, một bông hoa đã trưởng thành thực sự. Bồ công anh trở thành một viên pha lê tinh tế, sắc sảo và tràn đầy sức sống.
Cũng lúc này đây, bồ công anh cống hiến hết mình cho sự sống của những hạt non, cho sự sinh tồn về sau. Để rồi, khi gió cuốn đi… Cuốn đi những hạt non bé nhỏ… Bông hoa Bồ Công Anh không còn như pha lê, không còn vẻ đẹp kiêu kì nữa... mà chỉ còn là một cành cây héo úa.
Cây có Hoa, nhưng không giữ được Hoa. Hoa chỉ luôn vươn mình theo Gió. Gió lại khó nắm bắt, lại chỉ biết yêu những cuộc hành trình. Và khi cơn Gió qua rồi, Hoa mới biết: cội nguồn của mình là nhựa chảy trong máu của cây...