Dung dịch A là dung dịch H2SO4, dung dịch B là dung dịch NaOH. Trộn dung dịch A và dung dịch B theo tỉ lệ thể tích là VA : VB = 3:2 thì được dung dịch X có chứa A dư. Trung hòa 1 lít dung dịch X cần 80g dung dịch KOH 14%. Trộn dung dịch A và dung dịch B theo tỉ lệ thể tích là VA : VB = 2:3 thid được dung dịch Y có chứa B dư. Trung hòa 1 lít dung dịch Y cần 59,4g dung dịch HCl 12,5%. Tính nồng độ mol của dung dịch A và dung dịch B.
Hòa tan hoàn toàn 8g CuO vào dung dịch H2SO4 1M. Để trung hòa lượng axit dư trong dung dịch sau phản ứng cần dùng 240ml dung dịch NaOH 0.5M và thu được dung dịch A
a)Thể tích H2SO4 đã dùng?b) Nồng độ mol của các chất trong dung dịch A?
Dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCL và H2SO4 theo tỉ lệ số mol là 1:2. Để trung hòa 100g dung dịch X cần 100g dung dịch NaOH 10%.
a/Tính C% của các chất trong dung dịch X và dung dịch thu được sau khi trung hòa?
b/Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch Ba(OH)2 8,55% thì nồng độ chất tan trong dung dịch sau khi trung hòa 100g dung dịch X nói trên bằng bao nhiêu?
Cho dung dịch HNO3 nồng độ a% ( dung dịch a) và dung dịch Ba(OH)2 nồng độ b% ( dung dịch B )
- Trộn dung dịch A với dung dịch B với khối lượng bằng nhau thu được dung dịch C. Cứ 200g dung dịch C thì cần 100g dung dịch HCl 7,3% để trung hòa.
- Trộn dung dịch A với khối lượng gấp đôi dung dịch B thu được dung dịch D trong đó khối lượng muối gấp 87/14 lần khối lượng axit.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định giá trị nồng độ a%, b% của các dung dịch A,B
Hòa tan hoàn toàn 6,12 gam Al2O3 trong 200ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch A. Tính thể tích dung dịch NaOH 2M cần thêm vào dung dịch A để thu được 7,8 gam kết tủa.
Giúp mình vs mình cần gấp. Thanks mn <3
1. khi hòa tan 25,6 g một kim loại M hóa trị II vào 145 ml dung dịch H2 SO4 49% (d=1,38g/ml) đun nóng thu được dung dịch A và 1 khí B duy nhất có mùi hắc. trung hòa dung dịch A bằng một lượng NaOH 0,5M vừa đủ cô cạn dung dịch thu được tinh thể Na2SO4.10H2O và MSO4.nH2O có khối lượng là 164,4 gam. làm Khan hoàn toàn 2 muối này, chất rắn còn lại có khối lượng bằng 56,2% khối lượng 2 muối ngậm nước. Xác định M và công thức của muối MSO4.nH2O và tính thể tích dung dịch NaOH 0,5M đã dùng.
2. Đun nóng hỗn hợp M gồm Al2O3,Fe2O3 , MgO có khối lượng 2,22 g trong dòng khí CO dư đến khi phản ứng kết thúc, thấy khối lượng chất rắn còn lại 1,98 gam. để hòa tan hoàn toàn chất rắn này người ta phải dùng hết 100ml dung dịch HCl 1M. tính phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp M.
3. Dung dịch H2SO4(X) và dung dịch NaOH(Y). trộn X và Y theo tỉ lệ Vx:Vy= 3 :2 thì được dung dịch A có chứa X dư. Trung Hòa 1l dung dịch A cần 40 gam dung dịch KOH 28% .Trộn X và Y theo tỷ lệ Vx:Vy=2:3 thì được dung dịch B có chứa Y dư. Trung hoà 1 lít dung dịch B cần 29,2 gam dung dịch HCl 25% .tính nồng độ mol/l của X và Y
Người ta làm các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 150ml dung dịch HCl vào 100ml dung dịch NaOH được một dung dịch có tính kiềm có nồng độ 0,1M.
Thí nghiệm 2: Cho 350ml dung dịch HCl vào 150ml dung dịch NaOH được một dung dịch có tính axit có nồng độ 0,05M.
Biết rằng khi pha trộn thể tích dung dịch hao hụt không đáng kể. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HCl và dung dịch NaOH ban đầu.
Có hai dung dịch: H2SO4 (dung dịch A) và NaOH (dung dịch B).
Trộn 0,2 lít dung dịch A với 0,3 lít dung dịch B được 0,5 lít dung dịch C. Lấy 20 ml dung dịch C, thêm một ít quì tím vào, thấy có màu xanh. Sau đó thêm từ từ dung dịch HCl 0,05M tới khi quì tím đổi thành màu tím thấy hết 40 ml dung dịch axit.
Trộn 0,3 lít A với 0,2 lít B được 0,5 lít dung dịch D. Lấy 20 ml dung dịch D, thêm một ít quì tím vào thấy có màu đỏ. Sau đó thêm từ từ dung dịch NaOH 0,1M tới khi quì tím đổi thành màu tím thấy hết 80 ml dung dịch NaOH.
a. Tính nồng độ mol/l của 2 dung dịch A và B.
b. Trộn V(B) lít dung dịch NaOH vào V(A) lít dung dịch H2SO4 ở trên ta thu được dung dịch E. Lấy V ml dung dịch E cho tác dụng với 100 ml dung dịch BaCl2 0,15 M được kết tủa F. Mặt khác lấy V ml dung dịch E cho tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 1M được kết tủa G. Nung F hoặc G ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì đều thu được 3,262 gam chất rắn. Tính tỉ lệ V(B):V(A).
Hòa tan hoàn toàn một mẫu quặng Đolomit (CaCO3.MgCO3) bằng dung dịch HCl 1M thu được 2,24 lít khí không màu. Để tác dụng hết các chất có trong dung dịch tạo thành, người ta phải dùng 120 ml dung dịch NaOH 1M. Tính thể tích dung dịch HCl 1M đã sử dụng cho thí nghiệm trên