Có hai dung dịch: H2SO4 (dung dịch A) và NaOH (dung dịch B).
Trộn 0,2 lít dung dịch A với 0,3 lít dung dịch B được 0,5 lít dung dịch C. Lấy 20 ml dung dịch C, thêm một ít quì tím vào, thấy có màu xanh. Sau đó thêm từ từ dung dịch HCl 0,05M tới khi quì tím đổi thành màu tím thấy hết 40 ml dung dịch axit.
Trộn 0,3 lít A với 0,2 lít B được 0,5 lít dung dịch D. Lấy 20 ml dung dịch D, thêm một ít quì tím vào thấy có màu đỏ. Sau đó thêm từ từ dung dịch NaOH 0,1M tới khi quì tím đổi thành màu tím thấy hết 80 ml dung dịch NaOH.
a. Tính nồng độ mol/l của 2 dung dịch A và B.
b. Trộn V(B) lít dung dịch NaOH vào V(A) lít dung dịch H2SO4 ở trên ta thu được dung dịch E. Lấy V ml dung dịch E cho tác dụng với 100 ml dung dịch BaCl2 0,15 M được kết tủa F. Mặt khác lấy V ml dung dịch E cho tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 1M được kết tủa G. Nung F hoặc G ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì đều thu được 3,262 gam chất rắn. Tính tỉ lệ V(B):V(A).
a) 2NaOH + H2SO4 --> Na2SO4 +2H2O (1)
NaOH +HCl --> NaCl +H2O(2)
giả sử CM dd A=a(M)
CM dd B=b(M)
TN1 : nH2SO4=0,2a(mol)
nNaOH=0,3b(mol)
vì dd C khi cho quỳ tím vào thấy có màu xanh => dd NaOH dư ,H2SO4 hết
theo (1) : nNaOH=2nH2SO4=0,4a(mol)
=>nNaOH (dư)=0,3b -0,4a(mol)
đổi : 0,5l=500ml
nHCl=0,04.0,05=0,002(mol)
theo(2) : nNaOH=0,002(mol)
ta có : 20ml dd C có 0,002 mol NaOH
=>500 ml dd C có 0,05(mol) NaOH
=> 0,3b-0,4a=0,05 (I)
TN2 : nH2SO4= 0,3a(mol)
nNaOH=0,2b(mol)
vì dd D khí cho vào quỳ tím thấy có màu đỏ => H2SO4 dư ,NaOH hết
theo(1) : nH2SO4 =1/2nNaOH=0,1b(mol)
=>nH2SO4 (dư)=(0,3a-0,1b) (mol)
nNaOH=0,008(mol)
theo(1) : nH2SO4=1/2nNaOH=0,004(mol)
trong 20ml dd D có 0,004 mol H2SO4
=> 500ml dd D có 0,1 mol H2SO4
=> 0,3a-0,1b=0,1 (II)
từ (I,II)
=>\(\left\{{}\begin{matrix}a=0,7\left(M\right)\\b=1,1\left(M\right)\end{matrix}\right.\)
b) 2NaOH +H2SO4 --> Na2SO4 + 2H2O(1)
Na2SO4 +BaCl2 --> 2NaCl +BaSO4 (2)
vì khi cho dd E td vs dd AlCl3 tạo ra kết tủa => NaOH dư,H2SO4 hết
3NaOH +AlCl3 --> 3NaCl +Al(OH)3 (3)
có thể : NaOH +Al(OH)3 --> NaAlO2 +2H2O(4)
2Al(OH)3 -to-> Al2O3 + 3H2O (5)
vì nung F hoặc G ở nhiệt độ cao đều thu được 3,262g chất rắn
=>mAl(OH)3=mBaSO4=3,262g
=> nAl(OH)3=0,032(mol)
nBaSO4=0,014(mol)
nBaCl2=0,015(mol)
nAlCl3=0,1(mol)
theo (2) : nNa2SO4=0,014(mol)
theo (1) : nNaOH=0,028(mol)
nH2SO4=0,014(mol)=> VA=0,02(mol)
xét 2 TH :
TH1: AlCl3 dư => ko có (4)
theo (3,5) : nNaOH=6nAl2O3=0,192(mol)
'=>\(\Sigma\)nNaOH=0,22(mol)
=>VB=0,22/1,1=0,2(mol)
=>VB/VA=10
TH2: AlCl3 hết => có (4)
theo (3) : nNaOH=3nAlCl3=0,3(mol)
nAl(OH)3=0,1(mol)
theo(5) : nAl(OH)3= 0,064(mol)
=>nAl(OH)3(4) =0,036(mol)
theo (4) : nNaOH=0,036(mol)
=>\(\Sigma\)nNaOH=0,336(mol)
=>VB=0,305(l)
=>VB/VA=15,25