Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
– Thưa thầy, thầy còn nhớ con không ? Con là …
Người thầy giáo già hoảng hốt:
– Thưa ngài, ngài là…
– Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…
bằng 1 bài văn ngắn Hãy nêu suy nghĩ của em về bài học rút ra từ những điều mà tác giả gửi gắm qua câu chuyện
Bình luận, rút ra bài học:
Trong cuộc sống cần phải thể hiện rõ lòng biết ơn với những người đã giáo dục, dạy dỗ hay giúp đỡ mình. Lòng biết ơn thể hiện ở những hành động, lời nói, cử chỉ, thái độ... Cách cư xử, xưng hô giữa con người với con người cũng thể hiện nét đẹp của văn hóa giao tiếp. Biết ơn những người đã dạy dỗ mình là đạo lý tốt đẹp trong xã hội. Hãy sống đẹp, có cách cư xử đúng mực đó là một trong những con đường để hoàn thiện nhân cách con người. Hãy có những việc làm, hành động cụ thể để thể hiện lòng biết ơn.Liên hệ mở rộng:
Đề cao bài học đạo lí biết ơn thầy cô, tinh thần "tôn sư trọng đạo" và truyền thống "uống nước nhớ nguồn". Xã hội văn minh luôn đề cao lối sống đẹp, hành vi ứng xử có văn hóa. Tuy nhiên, trong xã hội ta hiện nay vẫn có những con người có hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí, vô ơn với thầy cô; trong quan hệ giao tiếp có những lời lẽ phát ngôn, xưng hô thiếu chuẩn mực...=> Từ câu chuyện, chúng ta rút ra được bài học nhân sinh sâu sắc: lòng biết ơn, cách đối nhân xử thế thấu tình đạt lí là nét đẹp trong tâm hồn, nhân cách của con người.