Ngắn gọn như thế này thôi nè Thánh Sủa.
ĐA DẠNG LỚP CÁ.
Đa dạng về môi trường sống. | Đa dạng về số lượng cá thể. | Đa dạng về tập tính. | Đa dạng về màu sắc. | Đa dạng về dinh dưỡng. | Đa dạng về kích thước. | Đa dạng về sinh sản. | Đa dạng về chăm sóc cá con. |
- Nước ngọt: cá rô phi, cá rô đồng,.. - Nước mặn: cá thu, cá bạc má,... |
Có loài với số lượng ít, có loài với số lượng nhiều. | Loài ngủ vào những rậm san hô, loài thì săn mồi theo đàn,.. | Có nhiều màu sắc khác nhau ở cá: màu vàng, màu đen, màu trắng hồng,... | Loài ăn rêu rong tảo biển hoặc một số sinh vật nhỏ dưới nước hoặc một số loài lại đi ăn những loài cà vừa. | Có nhiều loài với những kích cỡ khác nhau: to, nhỏ, trung bình, siêu nhỏ,.. | Loài thì đẻ trứng vào bụi san hô, loài thì mang vào vảy cá,... |
- Một số loài chăm con cho đến khi con trưởng thành và có thể tự đi kiếm mồi được. - Mặt khác, một số loài đẻ trứng xong thì bỏ trứng ở đó để nó tự nở và tự sống. |
– HS thấy được sự đa dạng của cá về số loài , lối sống, môi trường sống.
– Trình bày được đặc điểm cơ bản phân biệt lớp cá sôn và lớp cá xương.
– Nêu được vai trò của cá trong đời sống con người.
– Trình bày được đặc điểm chung của cá.
Kĩ năng– Rèn kĩ năng quan sát tranh, so sánh để rút ra Tiểu kết.
– Kĩ năng hoạt động nhóm.
CHUẨN BỊ– Tranh ảnh 1 số loài cá sống trong các điều kiện sống khác nhau.
– Bảng phụ ghi nội dung bảng SGK trang 111.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Dạy bài mớiHoạt động 1: Sự đa dạng về thành phần loài và đa dạng về môi trường sống
Đa dạng về thành phần loàiHoạt động của GV | Hoạt động của HS | ||||||||||||
– Yêu cầu HS đọc thông tin hoàn thành bài tập sau:
– Thấy được do thích nghi với những điều kiện sống khác nhau nên cá có cấu tạo và hoạt động sống khác nhau. – GV chốt lại đáp án đúng – GV tiếp tục cho thảo luận: – Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt lớp cá sôn và lớp cá xương? |
– Mỗi HS tự thu nhận thông tin hoàn thành bài tập.
– Các thành viên trong nhóm thảo luận thống nhất đáp án. – Đại diện nhóm lên bảng điền, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. – Căn cứ vào bảng, HS nêu đặc điểm cơ bản phân biệt 2 lớp là : Bộ xương. |
Tiểu kết:
– Số lượng loài lớn.
– Cá gồm:
+ Lớp cá sôn: bộ xương bằng chất sôn.
+ Lớp cá xương: bộ xương bằng chất xương.
Đa dạng về môi trường sống
– GV yêu cầu HS quan sát hình 34 (1-70 và hoàn thành bảng trong SGK trang 111.
– GV treo bảng phụ, gọi HS lên bảng chữa bài. – GV chốt lại bằng bảng kiến thức chuẩn. |
– HS quan sát hình, đọc kĩ chú thích và hoàn thành bảng.
– HS điền bảng, lớp nhận xét, bổ sung. – HS đối chiếu, sửa chữa sai sót nếu có. |
TT | Đặc điểm môi trường | Loài điển hình | Hình dáng thân | Đặc điểm khúc đuôi | Đặc điểm vây chân | Bơi: nhanh, bình thường, chậm, rất chậm |
1 | Tầng mặt thường thiếu nơi ẩn náu | Cá nhám | Thon dài | Khoẻ | Bình thường | Nhanh |
2 | Tầng giữa và tầng đáy | Cá vền, cá chép | Tương đối ngắn | Yếu | Bình thường | Bình thường |
3 | Trong các hang hốc | Lươn | Rất dài | Rất yếu | Không có | Rất chậm |
4 | Trên mặt đáy biển | Cá bơn, cá đuối | Dẹt, mỏng | Rất yếu | To hoặc nhỏ | Chậm |
– GV cho HS thảo luận:
– Điều kiện sống ảnh hưởng đến cấu tạo ngoài của cá như thế nào? K-G |
– HS trả lời. |
Tiểu kết:
– Điều kiện sống khác nhau đã ảnh hưởng đến cấu tạo và tập tính của cá.
Hoạt động 2: Đặc điểm chung của cá
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
– Cho HS thảo luận đặc điểm của cá về:
+ Môi trường sống + Cơ quan di chuyển + Hệ hô hấp + Hệ tuần hoàn + Đặc điểm sinh sản + Nhiệt độ cơ thể – GV gọi 1-2 HS nhắc lại đặc điểm chung của cá. |
– Cá nhân nhớ lại kiến thức bài trước, thảo luận nhóm.
– Đại diện nhóm trình bày đáp án, nhóm khác nhận xét, bổ sung. – HS thông qua các câu trả lời và rút ra đặc điểm chung của cá. |
Tiểu kết:
– Cá là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước:
+ Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang.
+ Tim 2 ngăn: 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
+ Thụ tinh ngoài.
+ Là động vật biến nhiệt.
Hoạt động 3: Vai trò của cá
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
– GV cho HS thảo luận:
– Cá có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống con người? + Mỗi vai trò yêu cầu HS lấy VD để chứng minh – GV lưu ý HS 1 số loài cá có thể gây ngộ độc cho người như: cá nóc, mật cá trắm… – Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá ta cần phải làm gì? K-G. |
– HS thu thập thông tin GSK và hiểu biết của bản thân và trả lời.
– 1 HS trình bày các HS khác nhận xét, bổ sung. |
Tiểu kết:
– Cung cấp thực phẩm.
– Nguyên liệu chế thuốc chữa bệnh.
– Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
– Diệt bọ gậy, sâu bọ hại lúa.
Kiểm tra đánh giá(4’)Yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:
– Nêu vai trò của cá trong đời sống con người?
Đánh dấu X vào câu trả lời em cho là đúng.
Câu 1: Lớp cá đa dạng vì:
Có số lượng loài nhiều Cấu tạo cơ thể thích nghi với các điều kiện sống khác nhau Cả a và bCâu 2: Dấu hiệu cơ bản để phân biệt cá sôn và cá xương:
Căn cứ vào đặc điểm bộ xương Căn cứ vào môi trường sống. Cả a và b.Đáp án: 1c, 2a.
Hướng dẫn về nhà– Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
– Đọc mục “Em có biết”.
– Chuẩn bị: + Ếch đồng