Sinh học 7

Tsukino Usagi

Câu 1: Giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt gần bờ nước và bắt mồi về ban đêm.

Câu 2: Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch.

Câu 3: Nêu đặc cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở trên cạn.

Câu 4: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn.

Câu 5: Trình bày đặc điểm chung của lớp chim, lớp chim có vai trò j đối vs tự nhiên và con người.

Câu 6: Nêu ưu điểm của sự thai sinh so vs đẻ trứng và noãn thai sinh.

Câu 7: Ý nghĩa và tác dụng của cây giới ĐV? Cá voi có quan hệ họ hàng vs thỏ hơn hay vs cá chép hơn.

Câu 8: Nêu lợi ích của đa dạng sinh học. Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh hk.

Câu 9: Thế nào là ĐV quý hiếm. Các biện pháp bảo vệ ĐV quý hiếm.

Nguyen Thi Mai
26 tháng 4 2016 lúc 14:53

Câu 1:Vì ếch hô hấp bằng da là chủ yêu, nếu sống xa nơi ẩm ướt và nguồn nước da ếch sẽ khô, cơ thể mất nước ếch sẽ có nguy cơ bị chết.
 

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
26 tháng 4 2016 lúc 14:53

Câu 2: Vào mùa sinh sản (cuối xuân, sau những trận mưa vào đầu hạ), ếch đực “kêu gọi ếch cái” để ghép đói. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái, chúng tìm đốn bờ nước để đẻ.
Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh đến đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là thụ tinh ngoài. Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhầy nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc. Trải qua một quá trình biến đổi phức tạp qua nhiều giai đoạn nòng nọc dần mọc 4 chân và rụng đuôi để trở thành ếch con.

 

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
26 tháng 4 2016 lúc 14:55

Câu 3:Những đặc điểm cấu tạo bên trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn:

- Hô hấp bằng phổi nhờ sự co dãn của cơ liên sườn.
- Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha trộn.
- Thằn lằn là động vật biến nhiệt.
- Cơ thể giữ nước nhờ lớp vảy sừng và sự hấp thụ lại nước trong phân, nước tiểu.
- Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển.

 

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
26 tháng 4 2016 lúc 15:01

Câu 4: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn

– Sống và bắt mồi ở nơi khô ráo

– Bắt mồi về ban ngày

– Thích phơi nắng

– Trú đông trong các hốc đất khô ráo.

 

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
26 tháng 4 2016 lúc 15:08

Câu 5:- Đặc điểm chung của lớp Chim là:

Mành có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng, phổi có mạng ống khí và có túi khí tham gia vào hô hấp, tim có 4 ngăn, máu nuôi cơ thể là máu tươi, là động vật hằng nhiệt. Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
+ Vai trò:
Có lợi:
_ Chim cung cấp thực phẩm và tạo sản phẩm vật dụng gia đình, trang trí và làm cảnh
_ Chim được huấn luyện để săn mồi và phục vụ du lịch
_ Trong tự nhiên, chim ăn sâu bọ và các động vật gặm nhấm có hại, giúp phán tán quả và hạt cho cây rừng và giúp thụ phấn cho cây trồng

Có hại:
_ Chim ăn các loài cá, ăn cỏ và hạt có hại cho nền kinh tế và sản xuất nông nghiệp
_ Chim là động vật trung gian truyền bệnh

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
26 tháng 4 2016 lúc 15:09

Câu 6:

 - ĐẺ TRỨNG: trứng sinh ra có thể gặp môi trường không thuận lợi, hoặc bị động vật khác ăn --> khả năng sống sót thấp. (những loài đẻ trứng thường đẻ rất nhiều trứng). Phôi thai phát triển nhờ chất dinh dưỡng có trong noãn hoàng. 
- ĐẺ TRỨNG THAI (NOÃN THAI SINH): thực chất là đẻ trứng nhưng trứng được giữ lại trong cơ thể mẹ đến khi nở ra con mới sinh ra ngoài, vì vậy trứng được bảo vệ tốt hơn. Phôi thai vẫn phát triển nhờ chất dinh dưỡng có trong noãn hoàng. 
- ĐẺ CON (THAI SINH): Phôi thai phát triển tốt hơn nhờ chất dinh dưỡng lấy từ cơ thể mẹ qua nhau thai. Thai cũng được bảo vệ tốt hơn trong suốt thời gian phát triển. (Ở những loài đẻ con, số lượng con thường ít).

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
26 tháng 4 2016 lúc 15:11

Câu 7:

- Cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát sinh những nhánh từ một gốc chung (tổ tiên chung). Các nhánh ấy lại phát sinh những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng một nhóm động vật. Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu. Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn. Ví dụ: Cá, Bò sát, Chim và Thú có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn so với Giáp xác, Nhện và Sâu bọ.

- Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn cá chép. Vì cá voi thuộc lớp Thú bắt nguồn từ nhánh tiến hóa có gốc cùng với hươu sao. Trong khi đó cá chép lại thuộc lớp có xương, là động vật bậc thấp hơn với lớp Thú.
 

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
26 tháng 4 2016 lúc 15:15

Câu 8: - Lợi ích của đa dạng sinh học

+ Cung cấp thực phẩm: nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người.

+ Dược phẩm: Một số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị: xương, mật…

+ Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo.

+ Các giá trị khác: làm cảnh, đồ mĩ nghệ, làm giống.

- Biện pháp: giáo dục, tuyên truyền bảo vệ động vật, cấm săn bắn, chống ô nhiễm…

+ Nghiêm cấm bắt giữ động vật quý hiếm.

+ Xây dựng khu bảo tồn động vật.

+ Nhân nuôi động vật có giá trị.

+ Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi.

+ Thuần hoá, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài.

Bình luận (0)
Tsukino Usagi
26 tháng 4 2016 lúc 15:39

Cảm ơn bạn nhiều nka vui

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
26 tháng 4 2016 lúc 17:07

Câu 9:

- Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về : thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học. xuất khẩu... và là những động vật sống trong thiên nhiên trong vòng 10 năm trờ lại đây đang có số lượng giảm sút.
- Để bảo vệ động vật quý hiếm cần đầy mạnh việc bảo vệ môi trường sông của chủng, cấm săn bắt, buôn bán trái phép, đầy mạnh việc chăn nuôi và xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên.

 

Bình luận (0)
Tsukino Usagi
26 tháng 4 2016 lúc 18:40

Cảm ơn bạn nhiều lắm

vui

Bình luận (0)
Đỗ Phạm My Sa
27 tháng 4 2016 lúc 18:24

Câu 1 vì ếch hô hấp chủ =da là chủ yếu nếu da khô cơ thể mất nước ếch sễ chết và ếch họa động về ban đêm                          Câu4 da khô có vảy sừng bao bọc. Cổ dài. Mắt có mi cử độg có tuyến lệ. Màng nhỉ nằn trog hốc tai. Thân và đuôi dài. Chân ngắn yếu bàn chân 5 ngón có vuốt                                                  câu5 mik cis lôg vũ bao phủ. Có mỏ sừng. Chi trước biến thành cánh. Phổi  mang ống khí có túi khí tham gia hô hấp. Tim 4 ngăn máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi . Trứng lớn có vỏ đá vôi đc ấp nhờ thân nhiệt của bố mẹ . Là độg vật hằg nhiệt

Bình luận (0)
Tsukino Usagi
27 tháng 4 2016 lúc 19:39

Cảm ơn bn nhiều

Bình luận (0)
phamna
4 tháng 5 2016 lúc 12:26
 ĐẺ TRỨNG: trứng sinh ra có thể gặp môi trường không thuận lợi, hoặc bị động vật khác ăn --> khả năng sống sót thấp. (những loài đẻ trứng thường đẻ rất nhiều trứng). Phôi thai phát triển nhờ chất dinh dưỡng có trong noãn hoàng. 
- ĐẺ TRỨNG THAI (NOÃN THAI SINH): thực chất là đẻ trứng nhưng trứng được giữ lại trong cơ thể mẹ đến khi nở ra con mới sinh ra ngoài, vì vậy trứng được bảo vệ tốt hơn. Phôi thai vẫn phát triển nhờ chất dinh dưỡng có trong noãn hoàng. 
- ĐẺ CON (THAI SINH): Phôi thai phát triển tốt hơn nhờ chất dinh dưỡng lấy từ cơ thể mẹ qua nhau thai. Thai cũng được bảo vệ tốt hơn trong suốt thời gian phát triển. (Ở những loài đẻ con, số lượng con thường ít).
  
Bình luận (0)
Lâm Thiênn Dii
11 tháng 4 2017 lúc 22:44

ÔN TẬP HỌC KÌ II SINH HỌC 7 NĂM HỌC: 2015 – 2016

Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.

- Da khô, có vảy sừng bao bọc để giảm sự thoát hơi nước.

- Cổ dài để phát huy được các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.

- Mắt có mi cử động, có nước mắt để bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.

- Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu để bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.

- Thân dài, đuôi rất dài là động lực chính của sự di chuyển.

- Bàn chân có 5 ngón có vuốt để tham gia di chuyển trên cạn.

Câu 2: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.

- Thân hình thoi giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh quạt gió(động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân phát huy tác dụng của các giác quan (mắt, tai ), thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông.

So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn của chim.

Kiểu bay vỗ cánhKiểu bay lượn

- Đập cánh liên tục

- Cánh đập chậm rãi và không liên tục; cánh giang rộng mà không đập.

- Sự bay chủ yếu dựa vào sự vỗ cánh.- Sự bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi của luồng gió.

.Câu 3: Trình bày đặc điểm cấu tạo của bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt.

* Bộ Ăn sâu bọ:- Thú nhỏ, mõm kéo dài thành vòi ngắn.

- Chi trước ngắn, bàn rộng, ngón tay to khỏe đào hang.

- Thị giác kém phát triển, khứu giác phát triển, có lông xúc giác dài ở mõm.

- Các răng đều nhọn.

* Bộ Gặm nhấm: Răng cửa rất lớn, sắc, thiếu răng nanh, răng cửa cách răng hàm 1 khoảng trống hàm.

* Bộ Ăn thịt:- Răng cửa ngắn, sắc để róc xương.

- Răng nanh lơn, dài, nhọn để xé mồi - Răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt nghiền mồi

- Ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt dày.

Câu 4: Thế nào là hiện tượng thai sinh? Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh.

* Hiện tượng thai sinh là hiện tượng đẻ con có nhau thai.

* Ưu điểm: - Thai sinh không lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như động vật có xương sống đẻ trứng.

- Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.

- Con non được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên.

Câu 5 : Tại sao thú có khả năng sống ở nhiều môi trường?

Vì: - Thú là động vật hằng nhiệt. Hoạt động trao đổi chất mạnh mẽ.

- Có bộ lông mao, tim 4 ngăn. Hệ tiêu hóa phân hóa rõ.

- Diện tích trao đổi khí ở phổi rộng. Cơ hoành tăng cường hô hấp.

- Hiện tượng thai sinh đẻ con và nuôi con bằng sữa, đảm bảo thai phát triển đầy đủ trước và sau khi sinh.

- Hệ thần kinh có tổ chức cao. Bán cầu não lớn, nhiều nếp cuộn, lớp vỏ bán cầu não dày giúp cho hoạt động của thú có những phản ứng linh hoạt phù hợp với tình huống phức tạp của môi trường sống.

Câu 6: Hãy kể các hình thức sinh sản ở động vật. Phân biệt các hình thức sinh sản đó.

* Động vật có 2 hình thức sinh sản: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và cái. Ví dụ: trùng roi, thủy tức

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực(tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng). Ví dụ: thỏ, chim,...

* Phân biệt sinh sản vô tính và hữu tính

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

- Không có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái.

- Có 1 cá thể tham gia

- Thừa kế đặc điểm của 1 cá thể

- Có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái.

- Có 2 cá thể tham gia

- Thừa kế đặc điểm của 2 cá thể

Câu 7: Nêu lợi ích của đa dạng sinh học? Nguyên nhân suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

* Lợi ích của đa dạng sinh học:

- Cung cấp thực phẩmnguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người

- Dược phẩm: 1 số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị - Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo

- Trong chăn nuôi: làm giống, thức ăn gia súc

- Làm cảnh, đồ mĩ nghệ, giá trị xuất khẩu

* Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học: - Đốt rừng, làm nương, săn bắn bừa bãi

- Khai thác gỗ, lâm sản bừa bãi, lấy đất nuôi thủy sản, du canh, du cư

- Ô nhiễm môi trường

* Bảo vệ đa dạng sinh học: - Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi

- Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài

Good luck !!!!!!!

Bình luận (0)
Ngốc Nghếch Thanh
2 tháng 11 2017 lúc 20:16

SEX

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Hải Anh
Xem chi tiết
Hương Vũ
Xem chi tiết
Hương Vũ
Xem chi tiết
Võ Thị Kim Dung
Xem chi tiết
Uyên Bùi
Xem chi tiết
Nikki Neko Hiro
Xem chi tiết
Nga Nguyễn
Xem chi tiết
Bùi Anh Thư
Xem chi tiết
phambaoanh
Xem chi tiết