Văn bản ngữ văn 7

nguyen thu trang

chứng minh hãy biết quý thời gian

Thảo Phương
24 tháng 2 2018 lúc 13:16

BÀI LÀM
Thời gian luôn đi cùng sự sống trên trái đất. Thời gian của vũ trụ là vô hạn. Thời gian là hữu hạn đối với con người. Do vậy, mọi người (trong dó có bạn và tôi) cần phải biết quý thời gian.
Muốn quý thời gian, trước hết, cần hiểu thời gian là gì? Thời gian là thứ trừu tượng ta chỉ có thể cảm nhận thời gian qua sự vận động tự nhiên của mọi sự vật: trái đất sinh ra ngày đêm, tháng, năm; động thực vật sinh ra, lớn lên, mất đi; con người trong công việc và tuổi tác,... Vạn vật trên trái đất sinh ra, trưởng thành và tàn lụi theo thời gian. Trong vũ trụ, thời gian tính bằng triệu triệu năm, nhưng thời gian của người chỉ tính bằng năm, nhiều nhất là trên trăm năm. Thời gian của người là hữu hạn.
Chúng ta cần thời giạn vì thời gian thật đáng quý đối với cuộc sống con người, trong khi thời gian của người là hữu hạn.
Có bạn chia sẻ với chúng ta cảm nghĩ về thời gian như sau: mỗi buổi sáng thức dậy, nhận ra bầu trời trong xanh có ánh nắng ban mai ửng hồng, hoặc một chồi non vừa nhú còn ướt đẫm sương đêm,... nhắc nhở cho ta biết đời sống của ta đang tồn tại, và ta tự nhủ với mình sẽ không bỏ phí một phút giây nào được tồn tại trong cuộc sống nhiệm màu này. Ta sẽ sống như thế nào để bản thân có được niềm vui hạnh phúc, và mang niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi người. Cảm nhận đó cho thấy bạn ý thức được hạnh phúc trong thời gian. Khi chúng ta ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở ngay những gì ta đang sống, thì chúng ta sẽ biết quý thời gian.
Có bạn muốn nói với chúng ta rằng thời gian không chờ đợi, ai biết tận dụng thời gian vào công việc và nghỉ ngơi thì có lợi cho bản thân và xã hội, ai bỏ phí thời gian thì thiệt thòi cho tất cả. Đó là suy nghĩ đúng đắn về thời gian của người.
Ngày trước, ông cha ta quý thời gian như vàng ngọc.
Thời Bắc Tống có người tên là Lưu Thứ chăm chỉ học hành, tu dưỡng bản thân, mỗi ngày đều sắp xếp thời gian làm việc hợp lí, không bao giờ lãng phí. Từ nhỏ ông đã học tặp kinh thư của nhà nho, mỗi ngày đều đọc sách, ghi nhớ trong lòng, thường hay quên ăn bỏ ngủ. Năm 18 tuổi, Lưu Thứ đậu tiến sĩ. Một lần, Lưu Thứ biết có học giả tên là Tống Thứ Đạo làm quan tại
Bạc Châu, trong nhà có rất nhiều sách quý cho nên tìm đến xin đọc, cho dù bất đường sá xa hàng trăm dặm. Cả ngày lẫn đêm, Lưu Thứ ở tại nơi này, miệng đọc tay chép, ròng rã mười ngày. Chủ nhà sách nhận xét: “Ngài có tinh thần chịu khổ nhọc như vậy thật khiến cho người ta khâm phục!”. Lưu Thứ cười nói: “Với tôi, đọc sách là niềm vui. Mỗi lần đọc sách là mỗi lần được sáng tỏ”. Suốt mười năm liền, ngày nào Lưu Thứ cũng đọc sách, ông làm theo lời dạy của cổ nhân: “kịp thời ráng gắng sức, tuế nguyệt chẳng chờ ai”, và trở thành nhà sử học nổi tiếng của Trung Quốc.
“Đời sống chỉ là khoảnh khắc, nhưng với khoảnh khắc ấy người ta có thể làm nên những việc trường cửu.” (Bơ-sớt)
Bác Hồ của chúng ta là người luôn biết trân trọng thời gian. Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Trong công việc không bao giờ Người để bất cứ ai phải đợi mình. Năm 1953, Bác đến thăm lớp Chỉnh huấn của anh chị em trí thức. Tin vui đến làm náo nức cả lớp học, mọi người hồi hộp chờ đợi. Bỗng trời đổ mưa xối xả kéo dài không dứt. Ai cũng nghĩ mưa thế này, Bác đến sao được! Giữa lúc trời đang trút nước thì Bác bước vào trong, chiếc áo mưa ướt sũng nước, quần xắn quá đầu gối, đầu đội nón. Về sau, anh em được biết: giữa lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa to. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác nhưng Bác không đồng ý: “Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì biết đến khi nào? Thà một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cho cả lớp học phải chờ uổng công!”. Ba năm sau, giữa Hà Nội đang vào dịp Tết cổ truyền, hàng trăm đại biểu nhân dân ở Thủ đô tập trung tại Uỷ ban Hành chính Thành phố để lên chúc Tết Bác Hồ. sắp đến giờ lên đường, trời bỗng đổ mưa như trút. Giữa lúc mọi người còn đang lúng túng thu xếp phương tiện thì một chiếc xe đậu trước cửa, Bác Hồ bước xuống, cầm ô đi vào, lần lượt bắt tay chúc Tết mỗi người, trong nỗi bất ngờ rưng rưng cảm động của các đại biểu. Thì ra, thấy trời mưa to, thông cảm với khó khăn của Ban tổ chức và không muốn các đại biểu vì mình mà vất vả, Bác chủ động đến chúc Tết các đại biểu. Cho đến tận phút lâm chung, Bác vẫn không muốn lãng phí thời gian của nhân dân: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân”.

Ngày nay, biết bao người tận dụng thời gian cho việc học tập nghiên cứu, lao động sáng tạo để làm ra của cải vật chất tinh thần cho xã hội, nhưng cũng có không ít thanh niên, học sinh lãng phí thời gian.

Nếu đặt câu hỏi: “Một ngày bạn học mấy tiếng?”, thì nhiều bạn sẽ giật mình. Không đến thư viện, không ôn lại bài hàng ngày, chỉ đến khi gần thi mới quáng quàng xem lại sách vở là hiện tượng thường thấy trong trường học. Có bạn tự hào rằng mình nhấp chuột lên mạng rất nhanh, nhưng thực tế có bao nhiêu bạn sử dụng in-tơ-nét phục vụ cho học tập hay chỉ biến nó thành công cụ giải trí, hoặc “chát chít”. Tình bạn thời di động cũng là hình thức đốt thời gian của nhiều bạn. Trong lớp học, giờ ra chơi, cả khi đi ngủ... họ đều chơi trò tin nhắn. Còn nhiều kiểu chơi khác cũng rất hợp với bạn thừa thãi thời gian như rong ruổi phố xá cả ngày, ngồi lì hàng giờ trong quán game,...
Thời gian của người thật đáng quý. Vậy cần sử dụng thời gian như thế nào để khỏi lãng phí?
So với trước đây, nhờ những phát minh khoa học và công nghệ tiên tiến, con người đã đẩy cuộc sống ngày nay phát triển với tốc độ như vũ bão “một ngày bằng hai mươi năm”. Chính là nhờ tinh thần làm việc vượt thời gian mà nhân loại có được những bước tiến dài như vậy. Thời gian không thể dự trữ, không thể tái sử dụng, không thể bắt nó dừng lại nên chúng ta chỉ có thể tận dụng nó, vượt lên nó nếu muốn kiến tạo cuộc sống tốt đẹp trên trái đất này. Sống, học tập và lao động hăng say, mãnh liệt là cách sống bảo tồn thời gian của người. Sống buông xuôi, đủng đỉnh lười nhác là sự huỷ hoại thời gian.
Cách sử dụng thời gian tốt nhất là làm sao để khiến cho bạn cảm thấy cuộc sống thật tuyệt vời. Mỗi ngày có 24 tiếng cho mọi người. Sự khác nhau là ở chỗ bạn sử dụng 24 tiếng đó như thế nào? Nếu một người làm việc hoặc học tập gấp ba lần người khác trong một ngày thì anh ta sẽ có ba ngày vượt trước hơn người khác.
Người lớn khuyên ta dùng thời gian một cách khôn ngoan. Mỗi giây phút chỉ đến một lần và những gì chỉ đến một lần đều quý. Điều quan trọng hơn là thời gian khi bạn còn trẻ thì quý giá hơn tới ba bốn lần lúc bạn đã già. Khi còn trẻ, cách sử dụng thời gian của bạn sẽ quyết định chất lượng và tiêu chuẩn cho phần đời còn lại. Nếu sử dụng thời gian một cách hũu hiệu thì cuộc đời sẽ đủ dài để làm được điều gì đó vĩ đại. Cuộc sống con người không thể nói là dài. Nếu lãng phí thời gian chính chúng ta làm cho nó thêm ngắn lại.
“Thời gian là tài sản quý báu nhất nhưng cũng dễ mất nhất”. (J.R. Rca-nô-kê)
Thời gian vẫn liên tục trôi phải không bạn? Vậy thì chúng ta hãy sống như thế nào để thời gian của chúng ta trở thành một dòng sông đỏ nặng phù sa, một dòng suối mát mẻ tràn trề niềm vui. Và nếu không thể tìm lại được thời gian đã mất thì khi còn trẻ, có lẽ nào bạn và tôi lại thất hứa với chính mình về những điều tốt đáng làm, về những hi vọng mà cha mẹ, gia đình và xã hội đang mong đợi chúng ta.

Bình luận (0)
Thảo Phương
24 tháng 2 2018 lúc 13:16

1. Tìm hiểu đề
- Về nội dung, đề bài yêu cầu em bàn luận để làm rõ lời khuyên “Hãy biết quý thời gian”. Bài viết của em cần cho thấy: thời gian có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sông con người; con người đã sử dụng thời gian ra sao? cần sử dụng thời gian như thế nào để không bỏ phí thời gian. Em cần kết hợp nêu lí lẽ với phân tích dẫn chứng từ thực tế liên quan đến việc sử dụng thời gian để xác nhận lời khuyên này là đúng.
- Về hình thức, đề bài cho phép em tự lựa chọn hình thức nghị luận. Em có thể viết theo hình thức nghị luận giải thích, nghị luận chứng minh hoặc kết hợp giải thích với chứng minh. Lời văn giản dị, chân thật.

2. Dàn hài
a. Mở bài: Thời gian luôn đi cùng sự sống trên trái đất. Con người xem thời gian quý hơn vàng. Mỗi người phải biết quý thời gian, trong đó có học sinh.
b. Thân bài: Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ nhận thức của em về ý
nghĩa của thời gian và việc sử dụng hiệu quả thời gian đối với sự trưởng
thành của con người. Em có thể triển khai bài viết theo các ý chính sau:
- Giải thích khái niệm thời gian (thời gian là khái niệm trừu tượng, ta chỉ cảm thấy thời gian qua sự vận động tự nhiên của trái đất sinh ra ngày đêm, mùa thời tiết; của thế giới động thực vật sinh ra, lớn lên, mất đi; của con người trong công việc hàng ngày, hàng năm, tuổi tác,... qua đó mà thời gian hiện hữu. Vạn vật trên trái đất sống trong thời gian. Trong vũ trụ, thời gian tính bằng triệu triệu năm, nhưng với mỗi ơon người, thời gian chỉ tính bằng năm, nhiều nhất là trên trăm năm, nên thời gian của người là hữu hạn).
- Thời gian đáng quý như thế nào?
+ Thời gian đáng quý đối với người biết tận dụng thời gian để học tập, lao động, sáng tạo. Với họ, thời gian mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội (đưa dẫn chứng cụ thể).
+ Thời gian vô nghĩa đối với người lười biếng. Lãng phí thời gian vào việc chơi bời sẽ thiệt thòi cho bản thân và xã hội (đưa dẫn chứng về hiện tượng ham chơi hơn ham học khiến thời gian bị lãng phí).
- Cần sử dụng thời gian như thế nào để khỏi lãng phí?
+ Cần biết sử dụng thời gian từ khi còn trẻ để học tập và chuẩn bị thực hiện những việc có ích cho bản thân, gia đình, xã hội sau này.
+ Năng động, nhanh nhẹn trong mọi công việc; không đủng đỉnh, rong chơi, chuyện trò phù phiếm.
+ Dành thời gian cho học tập và vui chơi lành mạnh (đưa dẫn chứng thực tế).
c. Kết bài: Khái quát nhận thức của em về thời gian.

Bình luận (0)
Phạm Linh Phương
24 tháng 2 2018 lúc 13:19

I/ Mở bài:
Trong tất cả mọi sự lãng phí, đáng trách nhất là lãng phí thời giờ
II/ Thân bài:
1/ Giải thích nội dung câu nói:
Lãng phí thời giờ là sử dụng quỹ thời gian mình có không phù hợp với nhu cầu cuộc sống, người lãng phí thời gian là người suốt ngày không chịu học tập lao động không phấn đấu để làm những việc hữu ích cho bản thân gia đình và xã hội mà chỉ biết la cà rong chơi vô bổ.
Tất cả mọi sự lãng phí đều đáng chê trách nhưng đáng chê trách nhất vẫn là lãng phí thời giờ.
2/ Vì sao lãng phí thời giờ là đáng chê trách nhất?
Thời gian là thứ vô hình nhưng ai cũng muốn có nó. Không có gì có thể so sánh giá trị với thời gian. Bởi vì nhờ có thời gian mà từ nguồn gốc động vật, con người đã tiến hóa để trở thành con người hoàn thiện như ngày hôm nay. Nhờ thời gian mà bao sáng tạo của con người đã ra đời, làm cho thế giới phát triển và văn minh rực rỡ như hiện nay.Thời gian chính là sự tạo hóa vĩ đại dành cho con người và muôn loài. Thời gian chỉ có tiến về vô cùng mà không có một phép màu nào có thể làm cho thời gian ngừng trôi hoặc quay ngược trở lại. Moị sự lãng phí về vật chất, bằng sức lao động và óc sáng tạo ta có thể tái tạo lại được còn thời gian đã trôi qua là vĩnh viễn không bao giờ trở lại. Đời người vô cùng ngắn. Nếu ai không biết tận dụng thời gian quí báu đó để thực hiện ước mơ, dự định mà lãng phí thì người đó sẽ ân hận suốt đời. Thời gian là vật báu mà tạo hóa phân đều cho muôn loài. Ai biết tận dụng thời gian một cách tối đa, người đó sẽ trở nên giàu có...
3/ Nêu một số dẫn chứng về quí trọng thời gian:
Nhà bác học, nhà sáng chế vĩ đại Ê – đi –xơn khi được hỏi: “Ước muốn lớn nhất của ngài là gì?”Nhà bác học vĩ đại trả lời ngay: Tôi ước mình có thời gian gấp nhiều lần mà tôi có. Đại văn hào Pháp Vichto Huygo thường phàn nàn với bạn bè và người thân rằng: Thượng đế thật không công bằng. Tại sao người chỉ cho ta có hai mươi tư giờ một ngày đêm! Khi một con nghiện hê rô in được hỏi: Nếu cho anh một điều ước, anh sẽ ước gì ? NGười hỏi đoán chắc chắn rằng anh ta ước sẽ chữa khỏi cơn nghiện. Nhưng không. Câu trả lời của anh ta làm nhiều người sửng sốt: Tôi ước quay ngược thời gian lại để tôi không bao giờ mắc vào con đường nghiện ngập nữa...
4/ Bài học rút ra:
Ngạn ngữ có câu “Thời gian là vàng” nhưng vàng thì mua được còn thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá. Thật vậy thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem. Người bệnh nặng nếu chạy chữa kịp thời thì sống để chậm thì chết. Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ dội mà xem, trong chiến đấu biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. Thời gian là tiền. Trong kinh doanh sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
Thời gian quí báu là thế nên đừng bao giờ làng phí thời gian, chúng ta hãy tranh thủ chạy đua cùng thời gian để làm những việc có ích cho bản thân cho gia đình và cho đời. Là học sinh ta phải biết tận dụng thời gian vào việc học hành phấn đấu. Hãy biết ước cái ước của Ê đi xơn. Hãy biết phàn nàn lời phàn nàn của Vichto Huygo. Và đừng bao giờ ước mơ như ước mơ của một con nghiện bạn a.!
III/ Kết luận:
Dòng thời gian sẽ mãi trôi đi và trôi qua vĩnh viễn không bao giờ trở lại. Quĩ thời gian dành cho mỗi đời người lại rất ngắn ngủi và ít ỏi. Chúng ta hãy biết tranh thủ cùng thời gian đẻ làm những việc hữu ích cho mình và cho đời đừng lãng phí thời gian để phải chịu lỗi đáng trách nhất bạn nhé.

Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
24 tháng 2 2018 lúc 15:25

Thời gian luôn đi cùng sự sống trên trái đất. Thời gian của vũ trụ là vô hạn. Thời gian là hữu hạn đối với con người. Do vậy, mọi người (trong dó có bạn và tôi) cần phải biết quý thời gian.
Muốn quý thời gian, trước hết, cần hiểu thời gian là gì? Thời gian là thứ trừu tượng ta chỉ có thể cảm nhận thời gian qua sự vận động tự nhiên của mọi sự vật: trái đất sinh ra ngày đêm, tháng, năm; động thực vật sinh ra, lớn lên, mất đi; con người trong công việc và tuổi tác,... Vạn vật trên trái đất sinh ra, trưởng thành và tàn lụi theo thời gian. Trong vũ trụ, thời gian tính bằng triệu triệu năm, nhưng thời gian của người chỉ tính bằng năm, nhiều nhất là trên trăm năm. Thời gian của người là hữu hạn.
Chúng ta cần thời giạn vì thời gian thật đáng quý đối với cuộc sống con người, trong khi thời gian của người là hữu hạn.
Có bạn chia sẻ với chúng ta cảm nghĩ về thời gian như sau: mỗi buổi sáng thức dậy, nhận ra bầu trời trong xanh có ánh nắng ban mai ửng hồng, hoặc một chồi non vừa nhú còn ướt đẫm sương đêm,... nhắc nhở cho ta biết đời sống của ta đang tồn tại, và ta tự nhủ với mình sẽ không bỏ phí một phút giây nào được tồn tại trong cuộc sống nhiệm màu này. Ta sẽ sống như thế nào để bản thân có được niềm vui hạnh phúc, và mang niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi người. Cảm nhận đó cho thấy bạn ý thức được hạnh phúc trong thời gian. Khi chúng ta ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở ngay những gì ta đang sống, thì chúng ta sẽ biết quý thời gian.
Có bạn muốn nói với chúng ta rằng thời gian không chờ đợi, ai biết tận dụng thời gian vào công việc và nghỉ ngơi thì có lợi cho bản thân và xã hội, ai bỏ phí thời gian thì thiệt thòi cho tất cả. Đó là suy nghĩ đúng đắn về thời gian của người.
Ngày trước, ông cha ta quý thời gian như vàng ngọc.
Thời Bắc Tống có người tên là Lưu Thứ chăm chỉ học hành, tu dưỡng bản thân, mỗi ngày đều sắp xếp thời gian làm việc hợp lí, không bao giờ lãng phí. Từ nhỏ ông đã học tặp kinh thư của nhà nho, mỗi ngày đều đọc sách, ghi nhớ trong lòng, thường hay quên ăn bỏ ngủ. Năm 18 tuổi, Lưu Thứ đậu tiến sĩ. Một lần, Lưu Thứ biết có học giả tên là Tống Thứ Đạo làm quan tại
Bạc Châu, trong nhà có rất nhiều sách quý cho nên tìm đến xin đọc, cho dù bất đường sá xa hàng trăm dặm. Cả ngày lẫn đêm, Lưu Thứ ở tại nơi này, miệng đọc tay chép, ròng rã mười ngày. Chủ nhà sách nhận xét: “Ngài có tinh thần chịu khổ nhọc như vậy thật khiến cho người ta khâm phục!”. Lưu Thứ cười nói: “Với tôi, đọc sách là niềm vui. Mỗi lần đọc sách là mỗi lần được sáng tỏ”. Suốt mười năm liền, ngày nào Lưu Thứ cũng đọc sách, ông làm theo lời dạy của cổ nhân: “kịp thời ráng gắng sức, tuế nguyệt chẳng chờ ai”, và trở thành nhà sử học nổi tiếng của Trung Quốc.
“Đời sống chỉ là khoảnh khắc, nhưng với khoảnh khắc ấy người ta có thể làm nên những việc trường cửu.” (Bơ-sớt)
Bác Hồ của chúng ta là người luôn biết trân trọng thời gian. Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Trong công việc không bao giờ Người để bất cứ ai phải đợi mình. Năm 1953, Bác đến thăm lớp Chỉnh huấn của anh chị em trí thức. Tin vui đến làm náo nức cả lớp học, mọi người hồi hộp chờ đợi. Bỗng trời đổ mưa xối xả kéo dài không dứt. Ai cũng nghĩ mưa thế này, Bác đến sao được! Giữa lúc trời đang trút nước thì Bác bước vào trong, chiếc áo mưa ướt sũng nước, quần xắn quá đầu gối, đầu đội nón. Về sau, anh em được biết: giữa lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa to. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác nhưng Bác không đồng ý: “Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì biết đến khi nào? Thà một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cho cả lớp học phải chờ uổng công!”. Ba năm sau, giữa Hà Nội đang vào dịp Tết cổ truyền, hàng trăm đại biểu nhân dân ở Thủ đô tập trung tại Uỷ ban Hành chính Thành phố để lên chúc Tết Bác Hồ. sắp đến giờ lên đường, trời bỗng đổ mưa như trút. Giữa lúc mọi người còn đang lúng túng thu xếp phương tiện thì một chiếc xe đậu trước cửa, Bác Hồ bước xuống, cầm ô đi vào, lần lượt bắt tay chúc Tết mỗi người, trong nỗi bất ngờ rưng rưng cảm động của các đại biểu. Thì ra, thấy trời mưa to, thông cảm với khó khăn của Ban tổ chức và không muốn các đại biểu vì mình mà vất vả, Bác chủ động đến chúc Tết các đại biểu. Cho đến tận phút lâm chung, Bác vẫn không muốn lãng phí thời gian của nhân dân: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân”.

Ngày nay, biết bao người tận dụng thời gian cho việc học tập nghiên cứu, lao động sáng tạo để làm ra của cải vật chất tinh thần cho xã hội, nhưng cũng có không ít thanh niên, học sinh lãng phí thời gian.

Nếu đặt câu hỏi: “Một ngày bạn học mấy tiếng?”, thì nhiều bạn sẽ giật mình. Không đến thư viện, không ôn lại bài hàng ngày, chỉ đến khi gần thi mới quáng quàng xem lại sách vở là hiện tượng thường thấy trong trường học. Có bạn tự hào rằng mình nhấp chuột lên mạng rất nhanh, nhưng thực tế có bao nhiêu bạn sử dụng in-tơ-nét phục vụ cho học tập hay chỉ biến nó thành công cụ giải trí, hoặc “chát chít”. Tình bạn thời di động cũng là hình thức đốt thời gian của nhiều bạn. Trong lớp học, giờ ra chơi, cả khi đi ngủ... họ đều chơi trò tin nhắn. Còn nhiều kiểu chơi khác cũng rất hợp với bạn thừa thãi thời gian như rong ruổi phố xá cả ngày, ngồi lì hàng giờ trong quán game,...
Thời gian của người thật đáng quý. Vậy cần sử dụng thời gian như thế nào để khỏi lãng phí?
So với trước đây, nhờ những phát minh khoa học và công nghệ tiên tiến, con người đã đẩy cuộc sống ngày nay phát triển với tốc độ như vũ bão “một ngày bằng hai mươi năm”. Chính là nhờ tinh thần làm việc vượt thời gian mà nhân loại có được những bước tiến dài như vậy. Thời gian không thể dự trữ, không thể tái sử dụng, không thể bắt nó dừng lại nên chúng ta chỉ có thể tận dụng nó, vượt lên nó nếu muốn kiến tạo cuộc sống tốt đẹp trên trái đất này. Sống, học tập và lao động hăng say, mãnh liệt là cách sống bảo tồn thời gian của người. Sống buông xuôi, đủng đỉnh lười nhác là sự huỷ hoại thời gian.
Cách sử dụng thời gian tốt nhất là làm sao để khiến cho bạn cảm thấy cuộc sống thật tuyệt vời. Mỗi ngày có 24 tiếng cho mọi người. Sự khác nhau là ở chỗ bạn sử dụng 24 tiếng đó như thế nào? Nếu một người làm việc hoặc học tập gấp ba lần người khác trong một ngày thì anh ta sẽ có ba ngày vượt trước hơn người khác.
Người lớn khuyên ta dùng thời gian một cách khôn ngoan. Mỗi giây phút chỉ đến một lần và những gì chỉ đến một lần đều quý. Điều quan trọng hơn là thời gian khi bạn còn trẻ thì quý giá hơn tới ba bốn lần lúc bạn đã già. Khi còn trẻ, cách sử dụng thời gian của bạn sẽ quyết định chất lượng và tiêu chuẩn cho phần đời còn lại. Nếu sử dụng thời gian một cách hũu hiệu thì cuộc đời sẽ đủ dài để làm được điều gì đó vĩ đại. Cuộc sống con người không thể nói là dài. Nếu lãng phí thời gian chính chúng ta làm cho nó thêm ngắn lại.
“Thời gian là tài sản quý báu nhất nhưng cũng dễ mất nhất”. (J.R. Rca-nô-kê)
Thời gian vẫn liên tục trôi phải không bạn? Vậy thì chúng ta hãy sống như thế nào để thời gian của chúng ta trở thành một dòng sông đỏ nặng phù sa, một dòng suối mát mẻ tràn trề niềm vui. Và nếu không thể tìm lại được thời gian đã mất thì khi còn trẻ, có lẽ nào bạn và tôi lại thất hứa với chính mình về những điều tốt đáng làm, về những hi vọng mà cha mẹ, gia đình và xã hội đang mong đợi chúng ta.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Thuy Nguyen
Xem chi tiết
Phương Hà
Xem chi tiết
Lê Bạch Tuyết
Xem chi tiết
Chanh Nhỏ
Xem chi tiết
Nguyen van tu
Xem chi tiết
Hoàng Phương Oanh
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Kaneki Ken
Xem chi tiết
Hinamori Amu
Xem chi tiết