Đề bài : Giải thích câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Shiku Ramen

Chứng minh câu tục ngữ "Đói cho sạch rách cho thơm"

Phạm Thị Bích Ngân
16 tháng 3 2018 lúc 12:29
Đề bài: Em hãy chứng minh câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Bài làm

Ta như thấy được những đạo lí làm người của dân tộc ta được thể hiện khá rõ ràng trong kho tàng ca dao, tục ngữ đồ sộ. Những câu ca dao, tục ngữ nói về lối sống thanh cao, trong sạch cũng như là sự giữ gìn phẩm giá trong hoàn cảnh khó khăn, có câu tục ngữ thật đặc sắc nói về vấn đề này là “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Người xưa đã thật tinh tế và khéo léo khi đã mượn hai yếu tố thiết thực nhất trong cuộc sống hằng ngày của mỗi một con người là ăn và mặc để thông qua đó thể hiện quan niệm sống của mình. Câu tục ngữ đề cập đến chuyện đói, rách là những từ như đã chỉ sự nghèo khổ, khó khăn. Nhưng từ “sạch”, “thơm” như vẫn giữ đúng sắc thái của nó đó chính là khi con người có rơi vào những hoàn cảnh khó khăn thì vẫn không được đánh mất chính bản thân mình. Hãy vẫn cứ là mình và giữ được phẩm chất đáng quý của chính chúng ta.

Qủa thực ta như biết được rằng chính trong xã hội phong kiến trước đây, thì những người lao động chân lấm tay bùn thường bị giai cấp bóc lột khinh thường, rẻ rúng. Bọn cường quyền ác độc chúng cho rằng mọi sự xấu xa trên đời đều bắt đầu từ sự cùng khốn này. Những câu nói “Bần cùng sinh đạo tặc” hay những câu “Đói ăn vụng, túng làm càn” như đã thể hiện được. Trên thực tế cũng có một số người bị tha hóa trước hoàn cảnh nhưng đó chỉ là rất ít, còn dường như ta cũng phải thấy được phần lớn người lao động chân chính vẫn giữ vững nếp sống lành mạnh, cũng như thật trong sạch truyền thống của cha ông.

Nhất là những lúc đói bản năng tự nhiên của con người trỗi dậy rất mạnh để bảo tồn sự sống. Liệu rằng có còn đủ lí trí để giữ cho sạch sẽ? Hơn nữa là khi nghèo nàn, rách rưới, mấy người còn nghĩ tới thơm tho hay không? Câu tục ngữ đặc sắc này đường như không định đề cập đến nghĩa đen mà cao hơn thế, nó đa khéo léo như đã nêu lên một triết lí sống, một quan điểm sống, một nề tảng đạo đức của nhân dân ta.

Câu tục ngữ “Đói chho sạch rách cho thơm” dường như cũng đã lấy đói và rách là hai biểu hiện cụ thể của hoàn cảnh khó khăn trong đời sống vật chất của con người để tượng trưng cho cuộc sống gian truân, vất vả. Nước Việt Nam ta được biết đến chính là một nước nông nghiệp, trước đây hơn 90% dân số sống bằng nghề làm ruộng. Đặc biệt rằng những người nông dân đã quanh năm họ dầu dãi nắng mưa, đổ mồ hôi nước mắt trên đồng ruộng để làm ra củ khoai, hạt lúa. Có thể thấy được những sự cực nhọc trăm bề nhưng nghèo đói vẫn hoàn nghèo đói bởi sưu cao, thuế nặng còn là bởi chính sách áp bức, bóc lột tàn khốc của giai cấp thống trị. Đời người nông dân nghèo, hỏi có mấy khi được ấm no, vui vẻ cơ chứ?

Sống trong cảnh đói rách kéo dài triền miên như vậy, nếu không giữ gìn phẩm cách, con người sẽ rất dễ bị tha hóa về đạo đức. Trong hoàn cảnh ấy, những lời khuyên nhủ, những bài học nhân sinh là hết sức cần thiết. Người lao động xưa kia cũng đã khuyên nhau, nhắc nhở nhau hãy sống cho trong sạch, đúng với bản chất thiên lương, sao cho khỏi cúi xuống thẹn đất. Đặc biệt hơn là khi chúng ta mà ngẩng lên thẹn trời và trước hết là để cho lương tâm mình không bị cắn rứt bởi tội lỗi xấu xa.

Đã có rất nhiều kẻ sĩ xưa kia đã tránh xa chốn quan trường để có thể giữ được cốt cách thanh cao của mình. Họ như không màng danh lợi để giữ được cái tôi trong sạc. Họ cho rằng chốn quan trường, những sự bon chen lừa lọc sẽ làm họ khó lòng có thể giữ được cốt cách thanh cao.

Hoàn cảnh khó nhọc rất dễ làm cho con người chúng ta như bị rơi vào trạng thái thật chông chênh. Dường như ranh giới tốt – xấu lúc này dường như chỉ mong manh như một sợi tóc mà thôi. Cho nên chúng ta hãy cố gắng để có thể vượt qua tất cả để có thể trở thành người công dân có ích cho xã hội. Trở thành người tốt đã khó nhưng giữ được mãi đức tính, phẩm chất của mình trong hoàn cảnh không mấy tươi sáng thì thật là khó. Song, không phải là không làm được.

Tất cả con người chúng ta hãy luôn cố gắng rèn luyện những đức tính tốt dù trong hoàn cảnh nghèo khó nào cũng vẫn sẽ giữ được phẩm chất của mình. Chắc chắn rằng người làm được như thế sẽ được xã hội nể phục và kính trọng. Trước tiên chúng ta muốn làm được điều đó thì cân bồi dường thêm cho mình những kiến thức quan trọng. Tri thức sẽ giúp cho chúng ta có thêm được những hiểu biết để tránh những việc không nên làm. Lời dạy “Đói cho sạch rách cho thơm” là một bài học thâm thúy của cha ông ta để lại.




Bình luận (0)
Nguyễn Công Tỉnh
16 tháng 3 2018 lúc 12:33

Trong cuộc sống hiện tại cũng như thời xưa, vẻ đẹp bên ngoài là vốn quý, là niềm tự hào của mỗi con người. Song phẩm chất bên trong còn quý giá hơn nhiều. Trong kho tàng tục ngữ, cao dao Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ thể hiện điều đó. Và một tiêu biểu, điển hình, phổ biến nhất đó chính là câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Câu tục ngữ có hai vế, đối rất chỉnh. tác giả dân gian đã mượn những thứ gần gũi, thiết thực vớiđời thường để biểu lộ những tư tưởng, quan điểm của những người dân lao động. Câu tục ngữnày mượn hình ảnh “đói” và “rét” để nói lên hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn của cuộc sống bấygiờ. “Sạch” và “thơm” là cách sống trung thực, không tham lam, biết giữ gìn phẩm chất trongsạch, không sa vào tội lỗi. Hai chữ “cho” có nghĩa là giữ lấy. Hai động từ đó là hai động từ quantrọng nhất trong bài, thể hiện hành động, thói quen, những biểu lộ của người dân lao động. Phảibiết giữ gìn phẩm giá, nhân cách đó chính là bài học của câu tục ngữ trên. Đó cũng chính là quanđiểm sống của người dân lao động hoàn toàn trái nghịch với cách sống của giai cấp thống trị.Thời phong kiến xưa, xã hội đầy rẫy những bất công, rối ren, giai cấp thống trị nghiệt ngã, bóclột nhân dân ta dưới nhiều hình thức, coi thường, khinh rẻ những người dân lao động. Theo bảnnăng của con người, “con giun xéo lắm cũng quằn”, đến mức đường cùng thì tự nhiên phải biếtchống lại bằng bất cứ hành động nào, có mấy ai nghĩ đến việc giữ gìn phẩm chất, thanh danh. Ấyvậy mà những người dân lao động, đối với họ điều đó là quan trọng nhất, là mục tiêu để hướngtới, là động lực thúc đẩy để sống. Dù có bần cùng, đói khổ đến đâu thì ý chí kiên cường của họvẫn luôn chiến thắng, niềm tin của họ vẫn không bao giờ tàn lui. Từ xa xưa, nước ta vốn dĩ làmột nước gắn liền với đồng ruộng, nhân dân ta lam lũ cùng nắng mưa, giai cấp thống thị vẫn vắtkiệt sức của họ bởi những sưu thuế nặng nề, chính sách áp bức đến tận xương tuỷ. Trong hoàncảnh như vậy, con người mà không có lập trường thì rất dễ bị nhơ bẩn về đạo đức. Những ngườidân lao động chỉ biết dựa vào nhau, thốt nên lời những kinh nghiệm của cuộc sống để khuyênnhủ nhau sống sao cho khỏi hổ thẹn với trời đất, sao cho khỏi cắn rứt lương tâm, danh dự, ámảnh bới những tội lỗi xấu xa mà mình đã gây ra.Nói kết lại, đối với người lao động thời xưa, vật chất không có gì, họ chỉ biết sống dựa vào ý chí,niềm tin, sự nỗ lực, phấn đấu. Nhờ vào những yếu tố đó mà họ đã vượt lên được số phận, biếtsống vui vẻ, lạc quan, yêu đời, không một sự bóc lột nào có thể tước đi được tinh thần, lý trí củahọ. Điều đó đã được đúc kết qua quá trình lao động sản xuất, cô đọng được qua từng suy nghĩ của mỗi con người. Quan niệm sống ấy thật cao đẹp, nó không chỉ là kinh nghiệm mà nó còn làlời dạy dỗ, khuyên răn, chỉ bảo, áp dụng cho tất cả mọi người.

Bình luận (0)
Nguyễn Công Tỉnh
16 tháng 3 2018 lúc 12:34

Trong cuộc sống không phải ai cũng giàu có, cũng no ấm đầy đủ. Cuộc đời mỗi người không phải tất cả là con đường bằng phẳng mà đầy rẫy những chông gai, thử thách. Nhiều khi dòng đời đẩy chúng ta tới trước ngã ba đường với hai sự lựa chọn tha hóa hay tiến bộ…. Mỗi khi lâm vào hoàn cảnh đó chúng ta hãy ghi nhớ lời ông cha ta đã dạy: “Đói cho sạch, rách cho thơm” để đưa ra quyết định đúng đắn cho bản thân.

Chúng ta cần hiểu câu tục ngữ trên như thế nào? Trước hết câu tục ngữ mang ý nghĩa ở vẻ hình thức của một con người đó là dù có nghèo đói nhưng vẫn phải ăn ở sạch sẽ, hay dù quần áo có thể rách rưới nhưng vẫn phải được giặt sạch sẽ. Bên cạnh nghĩa đen được hình thành từ chính các yếu tố của câu tục ngữ thì “Đói cho sạch, rách cho thơm” còn mang ý nghĩa ẩn dụ về nhân cách của một con người. Đó là dù cho nghèo đói, rách rưới nhưng vẫn phải có lòng tự trọng, không được làm những việc xấu xa, đi ngược lại với luân thường đạo lý hay pháp luật.

Trong xã hội có sự phân hóa kẻ giàu người nghèo. Những người giàu có là những người có cuộc sống no đủ, đời sống cao. Bên cạnh đó là những người nghèo khổ, những người lang thang, cơ nhỡ. Giống như những ngôi nhà trong thành phố mang những kích cỡ khác nhau, có khi ngay cạnh những tòa nhà cao tầng lại là những khu nhà lụp xụp, khu ổ chuột. Tại những khu nhà lụp xụp, góc tăm tối của thành phố thì cảnh “đói” là cái mà thường xuyên diễn ra. Mà ở đây “đói” không chỉ vì thiếu bữa cơm hằng ngày, nó còn chỉ chung cho hoàn cảnh nghèo khó, thiếu thốn cùng cực đến nỗi ngay cả miếng ăn hằng ngày còn không đáp ứng được. Mà “đói cho sạch” ở đây nghĩa là mặc dù ở trong hoàn cảnh nghèo đói nhưng vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp của con người. Đó là một điều không hề dễ dàng vì khi người ta “đói” người ta dễ dàng bị những cái lợi trước mắt làm lung lay ý chí, khó lòng giữ được tấm lòng trong sạch. Có rất nhiều người trở nên tha hóa, làm những điều tang tận lương tâm, trái với pháp luật như trộm, cướp của, giết người. Tuy nhiên không phải ai cũng vậy, có rất nhiều người vẫn giữ được sự trong sạch của bản thân. Hằng ngày chứng kiến guồng quay nhanh chóng, sôi động của thành phố chúng ta bắt gặp rất nhiều những hình ảnh về em bé đi đánh giày, bán báo, những bà cụ bán hàng rong, hay những cô, bác công nhân đang làm lụng vất vả để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống. Có thể thấy mặc dù cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nhưng họ vẫn chọn lao động chân chính để kiếm ăn chứ không sa ngã trước những cám dỗ.

Tương tự như vậy “rách cho thơm” cũng được hiểu giống với vế đầu của câu tục ngữ. Có thể thấy “đói” và “rách” cùng biểu trưng cho hoàn cảnh cuộc sống, thiếu thốn, nghèo nàn của con người. Ứng với nước ta, một đất nước nông nghiệp, đa phần dân số lao động sản xuất nông nghiệp. Đời sống của người nông dân luôn bấp bênh, vất vả, chịu nhiều ảnh hưởng của từ thời tiết khắc nghiệt. Có thể thấy khó khăn là thế, thậm chí hằng năm mùa mưa bão những người nông dân chịu những thiệt hại nặng nề, thậm chí là mất trắng. Với những gian truân đó nếu không có nghị lực, có lý trí thì họ sẽ dễ dàng bị tha hóa về đạo đức, bỏ đồng ruộng. Trong những lúc như vậy thì bài học của cha ông ta là quan trọng và cần thiết để giúp chúng ta không đi sai hướng. Bên cạnh đó, là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh cần chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức, biết cảm thông trước những phận người nhỏ bé, trước những bạn bè cùng trang lứa nhưng có hoàn cảnh khó khăn.

“Đói cho sạch, rách cho thơm” là một bài học quý báu mà ông cha ta đã truyền lại cho con cháu đời nay và mai sau. Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta cần sống đẹp, sóng đúng trong mọi tình huống để mỗi người trở thành người có ích cho gia đình và xã hội, góp phần xây dựng một xã hội văn minh.

Bình luận (0)
Nguyễn Công Tỉnh
16 tháng 3 2018 lúc 12:35

Từ xưa đến nay, ca dao tục ngữ luôn là những kinh nghiệm quý báu, những lời khuyên răn mà ông cha ta để lại cho con cháu. Trải qua bao nhiêu năm, đó vẫn luôn là những món quà tinh thần có giá trị rất lớn trong cuộc sống của chúng ta mà không bị lỗi thời. Và câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” cũng là một lời khuyên cho mỗi chúng ta, rằng sống phải không được làm điều gì trái với lương tâm cho dù hoàn cảnh có khó khăn đến đâu.

Về nghĩa đen, đó chính là câu cao dao khuyên nhủ chúng ta về cách ăn ở hàng ngày. Dù cho đói, nhưng cũng không được ăn những thứ bậy bạ, không hợp vệ sinh mà dẫn đến không đảm bảo cho sức khỏe. Trong thời phong kiến, khi lâm vào cảnh đói nghèo, con người ta trong lúc túng quẫn có thể ăn mọi thứ mà mình có được, làm mọi thứ để có được cái ăn, như câu nói: “Đói ăn vụng, túng làm càn”. Cái đói thúc đẩy người ta làm rất nhiều điều không đúng với đạo lí và nguyên tắc bình thường. Tiếp đến, ở vế thứ hai, đó là dù phải ăn mặc quần áo rách, quần áo vá nhưng vẫn phải giữ cho quần áo của mình thơm tho, sạch sẽ, không hôi hám, bẩn thỉu. Con người ta khi bị cái ăn, cái mặc làm cho túng quẫn, bần cùng, họ sẽ trở nên túng quần, bản năng sẽ trỗi dậy, phần “con” sẽ lấn át phần người, liệu có bao nhiêu người còn giữ được tỉnh táo để có thê làm chủ được bản thân? Khi đói mà thấy cái ăn dù là mất vệ sinh, khi đang mặc rách mà thấy cái mặc, dù bẩn thì cũng có mấy ai đủ tỉnh táo để từ bỏ? Bần cùng sinh đạo tặc, những thứ nhu cầu thiết yếu nhất sẽ làm cho con người ta trở nên mất đi lí trí.

Câu tục ngữ lấy bối cảnh là ngay thực tế của những người nông dân ta thời phong kiến. Đó là lúc mà người nông dân phải vất vả trên đồng, lại phải chịu đủ loại sưu thuế nặng nề, khiến cho việc ăn mặc của họ – những nhu cầu thiết yếu nhất cũng khó có thể đảm bảo được. Trong hoàn cảnh ấy, phải có một sự quyết tâm rất lớn, cùng với việc mọi người thường xuyên nhắc nhở nhau, người nông dân mới có thể giữ được đạo đức và bản tính trong sạch, lương thiện của mình.

Đó là nghĩa đen. Nhưng những câu tục ngữ của ông cha ta luôn có hàm nghĩa sâu xa nào đó. Ở đây, câu tục ngữ khuyên chúng ta nên cố gắng giữ cho mình trong sạch, dù cho hoàn cảnh có khó khăn thế nào. Trong cuộc sống của chúng ta, sẽ có rất nhiều chông gai, trắc trở. Những lúc ấy, con người ta rất dễ đánh mất bản ngã của mình, sẽ rất dễ bị sa vào những tội lỗi, rất dễ lầm đường lạc lối. Có bao nhiêu người được như lão Hạc trông truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, khi bị đẩy vào đường cùng, ông quyết tâm tự tử chứ không chịu làm điều trái với lương tâm của mình. Rất nhiều người mặc kệ lương tâm của mình vì những cám dỗ trong cuộc sống. Vì thế, ông cha ta khuyên chúng ta, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, vẫn phải giữ vững bản ngã của mình, sống sao cho không phải thẹn với lương tâm, không thẹn với mọi người.

Mỗi chúng ta, hãy sống như câu tục ngữ trên của ông cha ta: “ Đói cho sạch, rách cho thơm”, để mỗi chúng ta là một công dân tốt, cả xã hội là một xã hội tốt, luôn giữ một tinh thần vững vàng, tự tin và không thẹn với lòng khi gặp những khó khăn, trắc trở.

Bình luận (0)
Nguyễn Công Tỉnh
16 tháng 3 2018 lúc 12:36

Nhân cách, phẩm giá là thước đo giá trị của con người. Nếu không may gặp hoàn cảnh khó khăn nghèo đói mà ta vẫn giữ được cuộc sống trong sạch, tâm hồn thanh cao thì quả là đáng quý vô cùng. Từ ngàn xưa, việc giữ gìn nhân cách của con người dù trong tình huống nào được cha ông ta nhắc nhở qua câu tục ngữ:

“Đói cho sạch, rách cho thơm”

Trong câu tục ngữ, cảnh tượng đầu tiên mà ta bắt gặp là “đói” và “ách”. Nhưng đối lập với cảnh đói và rách là tính chất “sạch” và “thơm”. Vậy ta cần phải hiểu rõ từng chi tiết để thấm nhuần lời dạy của ông cha. Thường thì “đói” tức là không đầy đủ, phải thiếu thốn. Và đã nghèo thì khó mà lành lặn, tức là phải rách. Câu tục ngữ ấy đã đặt con người vào tình huống thiếu thốn, cơ cực. Ấy vậy mà khi nghèo, khi thiếu thốn như vậy ta phải làm sao cho thơm tho, tức là không có mùi hôi. Đã có biết bao người nghèo được như thể? Trên thực tế xã hội, nếu hiểu theo nghĩa thực của câu tục ngữ thì quả là hiếm. Nhưng ở đây, ông cha mượn những tính chất “sạch thơm” để nhằm giáo dục con người.

Người ta thường vin vào cảnh túng nghèo thiếu thốn để đổ lỗi cho cách ăn mặc rách nát hoặc dơ bẩn của mình. Đó là cái hình thức bên ngoài, nhưng còn nhân phẩm, giá trị của con người thì sao? Đây mới chính là cái lõi mà câu tục ngữ muốn đề cập đến. “Sạch” và “thơm” không phải là do tự nhiên có mà là do ở chính con người tạo ra, hay nói đúng hơn là do suy nghĩ, nhận thức của con người. Ta có thể hiểu: Dù sống trong hoàn cảnh nghèo túng, khó khăn ta phải giữ cho được sự trong sạch, cao đẹp của tâm hồn, nghĩa là dù trong bất cứ tình huống nào ta cũng phải biết giữ gìn nhân cách, lòng tự trọng của con người, đừng làm điều xằng bậy, xấu xa để tổn thương đến danh dự cá nhân, danh dự gia đình. Ta phải biết kiềm chế, phải sáng suốt và bình tĩnh, đừng vì một khúc quanh trong cuộc đời, vì nghèo túng… mà bán rẻ lương tâm, danh dự của mình. Quả thực, nhân vật lão Hạc trong truyện “Lão Hạc” của Nam Cao là một hình tượng đẹp và đáng trân trọng. Trước sự nghèo đói trầm trọng lão thà chịu chết trong sạch chứ không thể vì cuộc sống mà làm nghề ăn trộm. Cái chết của lão Hạc đã gây xúc động trong lòng người đọc, bởi lẽ lão là người nông dân nghèo mà có được nhân cách đáng quý, đáng khâm phục.

Chị Dậu, nhân vật chính trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố vì quá nghèo cũng phải bán con, bán chó để lấy tiền nộp suu cho chồng, vậy mà chị mạnh dạn ném nắm bạc vào mặt tên tri phủ Tư An để bảo vệ lòng thủy chung với chồng.

Đó là những nhân cách cao đẹp, mà hình tượng “con cò” trong bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” là tiêu biểu cho người dân lao động bình thường, nghèo khó biết giữ gìn “tiếng thơm” để lại cho con cháu đời sau:

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Lời dạy trên thật là một bài học sâu sắc có giá trị giáo dục về nhân cách đạo đức cho con người. Thấm nhuần và hiểu rõ giá trị của câu tục ngữ, mỗi người trong chúng ta cố gắng thực hiện tốt lời giáo huấn trên. Ngày nay, đứng trước một xã hội chạy theo đồng tiền thì phẩm giá, nhân cách con người là một vấn đề quan trọng. Ta giữ được “sạch, thơm” trong hoàn cảnh xã hội xô bồ này mới là điều đáng quý.

Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
16 tháng 3 2018 lúc 12:41

Người xưa đã thật tinh tế và khéo léo khi đã mượn hai yếu tố thiết thực nhất trong cuộc sống hằng ngày của mỗi một con người là ăn và mặc để thông qua đó thể hiện quan niệm sống của mình. Câu tục ngữ đề cập đến chuyện đói, rách là những từ như đã chỉ sự nghèo khổ, khó khăn. Nhưng từ “sạch”, “thơm” như vẫn giữ đúng sắc thái của nó đó chính là khi con người có rơi vào những hoàn cảnh khó khăn thì vẫn không được đánh mất chính bản thân mình. Hãy vẫn cứ là mình và giữ được phẩm chất đáng quý của chính chúng ta.

Qủa thực ta như biết được rằng chính trong xã hội phong kiến trước đây, thì những người lao động chân lấm tay bùn thường bị giai cấp bóc lột khinh thường, rẻ rúng. Bọn cường quyền ác độc chúng cho rằng mọi sự xấu xa trên đời đều bắt đầu từ sự cùng khốn này. Những câu nói “Bần cùng sinh đạo tặc” hay những câu “Đói ăn vụng, túng làm càn” như đã thể hiện được. Trên thực tế cũng có một số người bị tha hóa trước hoàn cảnh nhưng đó chỉ là rất ít, còn dường như ta cũng phải thấy được phần lớn người lao động chân chính vẫn giữ vững nếp sống lành mạnh, cũng như thật trong sạch truyền thống của cha ông.

Nhất là những lúc đói bản năng tự nhiên của con người trỗi dậy rất mạnh để bảo tồn sự sống. Liệu rằng có còn đủ lí trí để giữ cho sạch sẽ? Hơn nữa là khi nghèo nàn, rách rưới, mấy người còn nghĩ tới thơm tho hay không? Câu tục ngữ đặc sắc này đường như không định đề cập đến nghĩa đen mà cao hơn thế, nó đa khéo léo như đã nêu lên một triết lí sống, một quan điểm sống, một nề tảng đạo đức của nhân dân ta.

Câu tục ngữ “Đói chho sạch rách cho thơm” dường như cũng đã lấy đói và rách là hai biểu hiện cụ thể của hoàn cảnh khó khăn trong đời sống vật chất của con người để tượng trưng cho cuộc sống gian truân, vất vả. Nước Việt Nam ta được biết đến chính là một nước nông nghiệp, trước đây hơn 90% dân số sống bằng nghề làm ruộng. Đặc biệt rằng những người nông dân đã quanh năm họ dầu dãi nắng mưa, đổ mồ hôi nước mắt trên đồng ruộng để làm ra củ khoai, hạt lúa. Có thể thấy được những sự cực nhọc trăm bề nhưng nghèo đói vẫn hoàn nghèo đói bởi sưu cao, thuế nặng còn là bởi chính sách áp bức, bóc lột tàn khốc của giai cấp thống trị. Đời người nông dân nghèo, hỏi có mấy khi được ấm no, vui vẻ cơ chứ?

Sống trong cảnh đói rách kéo dài triền miên như vậy, nếu không giữ gìn phẩm cách, con người sẽ rất dễ bị tha hóa về đạo đức. Trong hoàn cảnh ấy, những lời khuyên nhủ, những bài học nhân sinh là hết sức cần thiết. Người lao động xưa kia cũng đã khuyên nhau, nhắc nhở nhau hãy sống cho trong sạch, đúng với bản chất thiên lương, sao cho khỏi cúi xuống thẹn đất. Đặc biệt hơn là khi chúng ta mà ngẩng lên thẹn trời và trước hết là để cho lương tâm mình không bị cắn rứt bởi tội lỗi xấu xa.

Đã có rất nhiều kẻ sĩ xưa kia đã tránh xa chốn quan trường để có thể giữ được cốt cách thanh cao của mình. Họ như không màng danh lợi để giữ được cái tôi trong sạc. Họ cho rằng chốn quan trường, những sự bon chen lừa lọc sẽ làm họ khó lòng có thể giữ được cốt cách thanh cao.

Hoàn cảnh khó nhọc rất dễ làm cho con người chúng ta như bị rơi vào trạng thái thật chông chênh. Dường như ranh giới tốt – xấu lúc này dường như chỉ mong manh như một sợi tóc mà thôi. Cho nên chúng ta hãy cố gắng để có thể vượt qua tất cả để có thể trở thành người công dân có ích cho xã hội. Trở thành người tốt đã khó nhưng giữ được mãi đức tính, phẩm chất của mình trong hoàn cảnh không mấy tươi sáng thì thật là khó. Song, không phải là không làm được.

Tất cả con người chúng ta hãy luôn cố gắng rèn luyện những đức tính tốt dù trong hoàn cảnh nghèo khó nào cũng vẫn sẽ giữ được phẩm chất của mình. Chắc chắn rằng người làm được như thế sẽ được xã hội nể phục và kính trọng. Trước tiên chúng ta muốn làm được điều đó thì cân bồi dường thêm cho mình những kiến thức quan trọng. Tri thức sẽ giúp cho chúng ta có thêm được những hiểu biết để tránh những việc không nên làm. Lời dạy “Đói cho sạch rách cho thơm” là một bài học thâm thúy của cha ông ta để lại.



Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
16 tháng 3 2018 lúc 12:43

Trong cuộc sống không phải ai cũng giàu có, cũng no ấm đầy đủ. Cuộc đời mỗi người không phải tất cả là con đường bằng phẳng mà đầy rẫy những chông gai, thử thách. Nhiều khi dòng đời đẩy chúng ta tới trước ngã ba đường với hai sự lựa chọn tha hóa hay tiến bộ…. Mỗi khi lâm vào hoàn cảnh đó chúng ta hãy ghi nhớ lời ông cha ta đã dạy: “Đói cho sạch, rách cho thơm” để đưa ra quyết định đúng đắn cho bản thân.

Chúng ta cần hiểu câu tục ngữ trên như thế nào? Trước hết câu tục ngữ mang ý nghĩa ở vẻ hình thức của một con người đó là dù có nghèo đói nhưng vẫn phải ăn ở sạch sẽ, hay dù quần áo có thể rách rưới nhưng vẫn phải được giặt sạch sẽ. Bên cạnh nghĩa đen được hình thành từ chính các yếu tố của câu tục ngữ thì “Đói cho sạch, rách cho thơm” còn mang ý nghĩa ẩn dụ về nhân cách của một con người. Đó là dù cho nghèo đói, rách rưới nhưng vẫn phải có lòng tự trọng, không được làm những việc xấu xa, đi ngược lại với luân thường đạo lý hay pháp luật.

Trong xã hội có sự phân hóa kẻ giàu người nghèo. Những người giàu có là những người có cuộc sống no đủ, đời sống cao. Bên cạnh đó là những người nghèo khổ, những người lang thang, cơ nhỡ. Giống như những ngôi nhà trong thành phố mang những kích cỡ khác nhau, có khi ngay cạnh những tòa nhà cao tầng lại là những khu nhà lụp xụp, khu ổ chuột. Tại những khu nhà lụp xụp, góc tăm tối của thành phố thì cảnh “đói” là cái mà thường xuyên diễn ra. Mà ở đây “đói” không chỉ vì thiếu bữa cơm hằng ngày, nó còn chỉ chung cho hoàn cảnh nghèo khó, thiếu thốn cùng cực đến nỗi ngay cả miếng ăn hằng ngày còn không đáp ứng được. Mà “đói cho sạch” ở đây nghĩa là mặc dù ở trong hoàn cảnh nghèo đói nhưng vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp của con người. Đó là một điều không hề dễ dàng vì khi người ta “đói” người ta dễ dàng bị những cái lợi trước mắt làm lung lay ý chí, khó lòng giữ được tấm lòng trong sạch. Có rất nhiều người trở nên tha hóa, làm những điều tang tận lương tâm, trái với pháp luật như trộm, cướp của, giết người. Tuy nhiên không phải ai cũng vậy, có rất nhiều người vẫn giữ được sự trong sạch của bản thân. Hằng ngày chứng kiến guồng quay nhanh chóng, sôi động của thành phố chúng ta bắt gặp rất nhiều những hình ảnh về em bé đi đánh giày, bán báo, những bà cụ bán hàng rong, hay những cô, bác công nhân đang làm lụng vất vả để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống. Có thể thấy mặc dù cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nhưng họ vẫn chọn lao động chân chính để kiếm ăn chứ không sa ngã trước những cám dỗ.

Tương tự như vậy “rách cho thơm” cũng được hiểu giống với vế đầu của câu tục ngữ. Có thể thấy “đói” và “rách” cùng biểu trưng cho hoàn cảnh cuộc sống, thiếu thốn, nghèo nàn của con người. Ứng với nước ta, một đất nước nông nghiệp, đa phần dân số lao động sản xuất nông nghiệp. Đời sống của người nông dân luôn bấp bênh, vất vả, chịu nhiều ảnh hưởng của từ thời tiết khắc nghiệt. Có thể thấy khó khăn là thế, thậm chí hằng năm mùa mưa bão những người nông dân chịu những thiệt hại nặng nề, thậm chí là mất trắng. Với những gian truân đó nếu không có nghị lực, có lý trí thì họ sẽ dễ dàng bị tha hóa về đạo đức, bỏ đồng ruộng. Trong những lúc như vậy thì bài học của cha ông ta là quan trọng và cần thiết để giúp chúng ta không đi sai hướng. Bên cạnh đó, là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh cần chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức, biết cảm thông trước những phận người nhỏ bé, trước những bạn bè cùng trang lứa nhưng có hoàn cảnh khó khăn.

“Đói cho sạch, rách cho thơm” là một bài học quý báu mà ông cha ta đã truyền lại cho con cháu đời nay và mai sau. Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta cần sống đẹp, sóng đúng trong mọi tình huống để mỗi người trở thành người có ích cho gia đình và xã hội, góp phần xây dựng một xã hội văn minh.

Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
16 tháng 3 2018 lúc 12:44

Nhân cách, phẩm giá là thước đo giá trị của con người. Nếu không may gặp hoàn cảnh khó khăn nghèo đói mà ta vẫn giữ được cuộc sống trong sạch, tâm hồn thanh cao thì quả là đáng quý vô cùng. Từ ngàn xưa, việc giữ gìn nhân cách của con người dù trong tình huống nào được cha ông ta nhắc nhở qua câu tục ngữ:

“Đói cho sạch, rách cho thơm”

Ta hiểu lời dạy ấy như thế nào?

Trong câu tục ngữ, cảnh tượng đầu tiên mà ta bắt gặp là “đói” và “ách”. Nhưng đối lập với cảnh đói và rách là tính chất “sạch” và “thơm”. Vậy ta cần phải hiểu rõ từng chi tiết để thấm nhuần lời dạy của ông cha. Thường thì “đói” tức là không đầy đủ, phải thiếu thốn. Và đã nghèo thì khó mà lành lặn, tức là phải rách. Câu tục ngữ ấy đã đặt con người vào tình huống thiếu thốn, cơ cực. Ấy vậy mà khi nghèo, khi thiếu thốn như vậy ta phải làm sao cho thơm tho, tức là không có mùi hôi. Đã có biết bao người nghèo được như thể? Trên thực tế xã hội, nếu hiểu theo nghĩa thực của câu tục ngữ thì quả là hiếm. Nhưng ở đây, ông cha mượn những tính chất “sạch thơm” để nhằm giáo dục con người.

Người ta thường vin vào cảnh túng nghèo thiếu thốn để đổ lỗi cho cách ăn mặc rách nát hoặc dơ bẩn của mình. Đó là cái hình thức bên ngoài, nhưng còn nhân phẩm, giá trị của con người thì sao? Đây mới chính là cái lõi mà câu tục ngữ muốn đề cập đến. “Sạch” và “thơm” không phải là do tự nhiên có mà là do ở chính con người tạo ra, hay nói đúng hơn là do suy nghĩ, nhận thức của con người. Ta có thể hiểu: Dù sống trong hoàn cảnh nghèo túng, khó khăn ta phải giữ cho được sự trong sạch, cao đẹp của tâm hồn, nghĩa là dù trong bất cứ tình huống nào ta cũng phải biết giữ gìn nhân cách, lòng tự trọng của con người, đừng làm điều xằng bậy, xấu xa để tổn thương đến danh dự cá nhân, danh dự gia đình. Ta phải biết kiềm chế, phải sáng suốt và bình tĩnh, đừng vì một khúc quanh trong cuộc đời, vì nghèo túng… mà bán rẻ lương tâm, danh dự của mình. Quả thực, nhân vật lão Hạc trong truyện “Lão Hạc” của Nam Cao là một hình tượng đẹp và đáng trân trọng. Trước sự nghèo đói trầm trọng lão thà chịu chết trong sạch chứ không thể vì cuộc sống mà làm nghề ăn trộm. Cái chết của lão Hạc đã gây xúc động trong lòng người đọc, bởi lẽ lão là người nông dân nghèo mà có được nhân cách đáng quý, đáng khâm phục.

Chị Dậu, nhân vật chính trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố vì quá nghèo cũng phải bán con, bán chó để lấy tiền nộp suu cho chồng, vậy mà chị mạnh dạn ném nắm bạc vào mặt tên tri phủ Tư An để bảo vệ lòng thủy chung với chồng.

Đó là những nhân cách cao đẹp, mà hình tượng “con cò” trong bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” là tiêu biểu cho người dân lao động bình thường, nghèo khó biết giữ gìn “tiếng thơm” để lại cho con cháu đời sau:

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Lời dạy trên thật là một bài học sâu sắc có giá trị giáo dục về nhân cách đạo đức cho con người. Thấm nhuần và hiểu rõ giá trị của câu tục ngữ, mỗi người trong chúng ta cố gắng thực hiện tốt lời giáo huấn trên. Ngày nay, đứng trước một xã hội chạy theo đồng tiền thì phẩm giá, nhân cách con người là một vấn đề quan trọng. Ta giữ được “sạch, thơm” trong hoàn cảnh xã hội xô bồ này mới là điều đáng quý.



Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
nguyenthyuduong
Xem chi tiết
Phạm Diệu Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bình Yên
Xem chi tiết
nguyen hanh
Xem chi tiết
tuan anh le
Xem chi tiết
nguyen hanh
Xem chi tiết
Võ Nguyễn Nhật Minh
Xem chi tiết