A B là các dung dịch HCl có nồng độ mol khác nhau. Lấy V lít dung dịch A cho tác dụng với AgNO3 dư thì tạo thành 35,875g kết tủa. Để trung hòa V' lít dung dịch B cần dùng 500ml dung dịch NaOH 0,3M
a) Trộn V lít dung dịch A với V' lít dung dịch B ta được 2 lít dung dịch C. Tính nồng độ mol của dung dịch C
b) Lấy 100ml dung dịch A và 100ml dung dịch B cho tác dụng hết với Fe thì lượng H2 thoát ra từ 2 dung dịch chênh lệch nhau 0,448 lít (đktc). Tính nồng độ mol của các dung dịch A,B
Trung hòa dung dịch NaOH 1M bằng dung dịch HCl 1M hỏi dung dịch muối thu được có nồng độ mol là bao nhiêu
Dung dịch A là dung dịch H2SO4, dung dịch B là dung dịch NaOH. Trộn dung dịch A và dung dịch B theo tỉ lệ thể tích là VA : VB = 3:2 thì được dung dịch X có chứa A dư. Trung hòa 1 lít dung dịch X cần 80g dung dịch KOH 14%. Trộn dung dịch A và dung dịch B theo tỉ lệ thể tích là VA : VB = 2:3 thid được dung dịch Y có chứa B dư. Trung hòa 1 lít dung dịch Y cần 59,4g dung dịch HCl 12,5%. Tính nồng độ mol của dung dịch A và dung dịch B.
Dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCL và H2SO4 theo tỉ lệ số mol là 1:2. Để trung hòa 100g dung dịch X cần 100g dung dịch NaOH 10%.
a/Tính C% của các chất trong dung dịch X và dung dịch thu được sau khi trung hòa?
b/Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch Ba(OH)2 8,55% thì nồng độ chất tan trong dung dịch sau khi trung hòa 100g dung dịch X nói trên bằng bao nhiêu?
Người ta làm các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 150ml dung dịch HCl vào 100ml dung dịch NaOH được một dung dịch có tính kiềm có nồng độ 0,1M.
Thí nghiệm 2: Cho 350ml dung dịch HCl vào 150ml dung dịch NaOH được một dung dịch có tính axit có nồng độ 0,05M.
Biết rằng khi pha trộn thể tích dung dịch hao hụt không đáng kể. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HCl và dung dịch NaOH ban đầu.
Cho dung dịch HNO3 nồng độ a% ( dung dịch a) và dung dịch Ba(OH)2 nồng độ b% ( dung dịch B )
- Trộn dung dịch A với dung dịch B với khối lượng bằng nhau thu được dung dịch C. Cứ 200g dung dịch C thì cần 100g dung dịch HCl 7,3% để trung hòa.
- Trộn dung dịch A với khối lượng gấp đôi dung dịch B thu được dung dịch D trong đó khối lượng muối gấp 87/14 lần khối lượng axit.
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định giá trị nồng độ a%, b% của các dung dịch A,B
Để xác định thành phần hỗn hợp hai kim loại Al và Mg người ta tiến hành các thí nghiệm sau: -Thí nghiệm 1:Cho a gam hỗn hợp vào 600 ml dung dịch HCl nồng độ x mol/l,sau phản ứng thu được dung dịch A và khí B.Đem cô cạn dung dịch A thu được 27,9 gam muối khan. -Thí nghiệm 2:Cho a gam hỗn hợp vào dung dịch HCl cùng nồng độ với dung dịch HCl ở thí nghiệm trên ,sau phản ứng thu được dung dịch C,cô cạn dung dịch C thu 32,35 gam muối khan. 1.Xác định thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu 2.Tính thể tích khí B và nồng độ mol x.Giả thiết phản ứng của Al và Mg là như nhau ở cùng điều kiện
Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc thu được khí A và 8,28g muối. Tính khối lượng sắt đã phản ứng? Biết rằng số mol Fe bằng 37,5% số mol H2SO4. Cho toàn bộ lượng khí A thu được ở trên tác dụng với 100ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch B. Tính nồng độ mol/l các chất trong dung dịch B.
Cho 0,297g hỗn hợp Na, Ba vào H2O thu được dung dịch X và khí Y. Trung hòa dung dịch cần 50ml dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch thu được 0,4745g muối.
a)Tính thể tích khí Y(đktc)
b)Tính nồng độ mol dung dịch HCl?
c)Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.