Bài 3: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác bất đẳng thức tam giác

Takami Akari

 Cho tam giác ABC vuông tại B, đường phân giác AD (D thuộc BC). Kẻ BO vuông góc với AD (O thuộc AD), BO cắt AC tại E. Chứng minh rằng: a, Tam giác ABO= tam giác AEO b,Tam giác BAE là tam giác cân c, AD là đường trung trực của BE d, Kẻ BK vuông góc với AC (K thuộc AC). Gọi M là giao điểm của BK và AD. Chứng minh rằng ME song song với BC   

giúp mik nha !                                                      ~ akari ~ 

tks mấy bạn nhìu !

Nguyễn Lê Phước Thịnh
11 tháng 5 2021 lúc 11:18

a) Xét ΔABO vuông tại O và ΔAEO vuông tại O có

AO chung

\(\widehat{BAO}=\widehat{EAO}\)(AO là tia phân giác của \(\widehat{BAE}\))

Do đó: ΔABO=ΔAEO(cạnh góc vuông-góc nhọn kề)

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Phước Thịnh
11 tháng 5 2021 lúc 11:18

b) Ta có: ΔABO=ΔAEO(cmt)

nên AB=AE(Hai cạnh tương ứng)

Xét ΔABE có AB=AE(cmt)

nên ΔABE cân tại A(Định nghĩa tam giác cân)

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Phước Thịnh
11 tháng 5 2021 lúc 11:21

c) Xét ΔABD và ΔAED có 

AB=AE(cmt)

\(\widehat{BAD}=\widehat{EAD}\)(AD là tia phân giác của \(\widehat{BAE}\))

AD chung

Do đó: ΔABD=ΔAED(c-g-c)

Suy ra: DB=DE(Hai cạnh tương ứng)

Ta có: AB=AE(cmt)

nên A nằm trên đường trung trực của BE(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(1)

Ta có: DB=DE(cmt)

nên D nằm trên đường trung trực của BE(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(2)

Từ (1) và (2) suy ra AD là đường trung trực của BE(Đpcm)

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
MuniuVịt
Xem chi tiết
Đinh Nguyễn Gia Huy
Xem chi tiết
Tuyết Nguyệt Song Trân
Xem chi tiết
Linh Mai
Xem chi tiết
Hảo Bùi
Xem chi tiết
Ruby Nè Avocado
Xem chi tiết
Hà Lê Hồ
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Lương Phương Anh
Xem chi tiết