Ôn tập Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác, các đường đồng quy của tam giác

Không

Cho tam giác ABC vuông tại A có góc B = 60 độ

a)Tính số đo góc C và so sánh độ dài 3 cạnh của tam giác ABC.

b)Vẽ BD là tia phân giác của góc ABC (D thuộc AC). Qua D vẽ DK vuông góc với BC (K thuộc BC). Chứng minh tam giác BAD=tam giác BKD.

c)Chứng minh tam giác BDC cân và K là trung điểm BC.

d)Tia KD cắt BA tại I. Tính độ dài cạnh ID biết AB=3cm (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất).

Nguyễn Lê Phước Thịnh
30 tháng 6 2021 lúc 19:37

a) Ta có: ΔABC vuông tại A(gt)

nên \(\widehat{ABC}+\widehat{ACB}=90^0\)(hai góc nhọn phụ nhau)

\(\Leftrightarrow\widehat{ACB}+60^0=90^0\)

hay \(\widehat{ACB}=30^0\)(1)

Xét ΔABC có \(\widehat{ACB}< \widehat{ABC}< \widehat{BAC}\left(30^0< 60^0< 90^0\right)\)

nên AB<AC<BC

b) Xét ΔABD vuông tại A và ΔKBD vuông tại K có 

BD chung

\(\widehat{ABD}=\widehat{KBD}\)(BD là tia phân giác của \(\widehat{ABK}\))

Do đó: ΔABD=ΔKBD(cạnh huyền-góc nhọn)

c) Ta có: BD là tia phân giác của \(\widehat{ABC}\)(gt)

nên \(\widehat{ABD}=\widehat{DBC}=\dfrac{\widehat{ABC}}{2}=\dfrac{60^0}{2}=30^0\)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{DBC}=\widehat{DCB}\)

Xét ΔDBC có \(\widehat{DBC}=\widehat{DCB}\)(cmt)

nên ΔDBC cân tại D(Định lí đảo của tam giác cân)

Xét ΔBDK vuông tại K và ΔCDK vuông tại K có 

DB=DC(ΔDBC cân tại D)

DK chung

Do đó: ΔBDK=ΔCDK(Cạnh huyền-cạnh góc vuông)

Suy ra: BK=CK(hai cạnh tương ứng)

hay K là trung điểm của BC(Đpcm)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Thanh Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Tú
Xem chi tiết
New year
Xem chi tiết
Dương Ánh
Xem chi tiết
Nguyễn Dương Anh Na
Xem chi tiết
Tuyet Tran Kim
Xem chi tiết
Nguyên Nguyễn
Xem chi tiết
Đặng Gia Linh
Xem chi tiết
Quỳnh Trâm
Xem chi tiết