Ôn tập góc với đường tròn

bùi đức mạnh

Cho nửa đường tròn (O;R) đường kính AB và một điểm M trên đường tròn (M khác A và B). Tiếp tuyến tại A và B của (O) cắt tiếp tuyến tại M theo thứ tự ở C và D.

          a) AC + BD = CD và AC.BD không đổi.

          b) Chứng minh AB là tiếp tuyến của đường tròn đường kính CD.

          c) Giả sử . Tính diện tích tứ giác OMDB theo R.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
18 tháng 12 2020 lúc 22:22

a) Xét (O) có

CM là tiếp tuyến có M là tiếp điểm(gt)

CA là tiếp tuyến có A là tiếp điểm(gt)

Do đó: CM=CA(Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

Xét (O) có 

DM là tiếp tuyến có M là tiếp điểm(gt)

DB là tiếp tuyến có B là tiếp điểm(gt)

Do đó: DM=DB(Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

Ta có: CM+MD=CD(M nằm giữa C và D)

mà CM=CA(cmt)

mà DM=DB(cmt)

nên AC+BD=CD(đpcm)

b) Gọi G là tâm của đường tròn đường kính CD

Xét (G) có CD là đường kính

nên G là trung điểm của CD

Ta có: AC⊥AB(AC là tiếp tuyến của (O))

BD⊥BA(BD là tiếp tuyến của (O))

Do đó: AC//BD(Định lí 1 từ vuông góc tới song song)

Xét tứ giác ACDB có AC//DB(cmt)

nên ACDB là hình thang có hai đáy là AC và DB(Định nghĩa hình thang)

Xét (O) có AB là đường kính

nên O là trung điểm của AB

Hình thang ACDB(AC//DB) có 

G là trung điểm của cạnh bên CD(cmt)

O là trung điểm của cạnh bên AB(cmt)

Do đó: GO là đường trung bình của hình thang ACDB(Định nghĩa đường trung bình của hình thang)

⇒GO//AC//BD và \(GO=\dfrac{AC+BD}{2}\)(Định lí 4 về đường trung bình của hình thang)

Ta có: GO//AC(cmt)

AC⊥AB(AC là tiếp tuyến của (O))

Do đó: GO⊥AB(Định lí 2 từ vuông góc tới song song)

hay GO⊥OA

Xét (O) có 

CA là tiếp tuyến có A là tiếp điểm(gt)

CM là tiếp tuyến có M là tiếp điểm(gt)

Do đó: OC là tia phân giác của \(\widehat{AOM}\)(Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

\(\widehat{COM}=\dfrac{1}{2}\cdot\widehat{AOM}\)

Xét (O) có 

DM là tiếp tuyến có M là tiếp điểm(gt)

DB là tiếp tuyến có B là tiếp điểm(gt)

Do đó: OD là tia phân giác của \(\widehat{MOB}\)(Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

\(\widehat{DOM}=\dfrac{1}{2}\cdot\widehat{MOB}\)

Ta có: \(\widehat{COM}+\widehat{DOM}=\widehat{COD}\)(tia OM nằm giữa hai tia OC và OD)

hay \(\widehat{COD}=\dfrac{1}{2}\cdot\left(\widehat{MOA}+\widehat{MOB}\right)=\dfrac{1}{2}\cdot180^0=90^0\)

Xét ΔCOD có \(\widehat{COD}=90^0\)(cmt)

nên ΔCOD vuông tại O(Định nghĩa tam giác vuông)

mà OG là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền CD(G là trung điểm của CD)

nên \(OG=\dfrac{CD}{2}\)(Định lí 1 về áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)

mà \(CG=\dfrac{CD}{2}\)(G là trung điểm của CD)

nên OG=CG

⇔OG=R'

hay O∈(G)

Xét (G) có 

O∈(G)

AO⊥GO tại O(cmt)

Do đó: AO là tiếp tuyến của (G)(Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến đường tròn)

⇔AB là tiếp tuyến của đường tròn có đường kính CD(đpcm)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
21.Như Nguyễn
Xem chi tiết
Sinh tồn Minecraft
Xem chi tiết
Thành Vũ
Xem chi tiết
Ngoc nhan Vo
Xem chi tiết
ghdoes
Xem chi tiết
hai yenn
Xem chi tiết
Anh Minh
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Ngọc Hà
Xem chi tiết