Văn bản ngữ văn 8

Vân Trương

cho mình hỏi

sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư ?

em có suy nghĩ gì về lẽ sống được gửi gắm trong câu hát trên

Trần Diệu Linh
4 tháng 4 2019 lúc 17:26

#Thamn khảoo

Tôi nghĩ rằng, trong cuộc sống này, bất cứ điều gì cũng phải được học hết. Những điều mà con người ta vẫn gọi là bản năng, là quán tính, là phản xạ vô điều kiện hay có điều kiện, nếu chỉ làm theo những gì mà bản thân mình vô thức làm, thì sẽ không đạt được kết quả như mong muốn.

Chẳng hạn việc khóc, một đứa trẻ sinh ra, nếu bình thường, thì sẽ khóc. Đó là phản xạ vô điều kiện. Trong quá trình lớn lên, khi chưa biết nói, lúc bị đói, bị đau, mong muốn không được chấp thuận (đi chơi, đòi cái này, đòi cái kia), thì đứa trẻ cũng sẽ biểu hiện bằng việc la ó hay khóc. Nhưng khi đã ở độ trưởng thành rồi, mà con người ta vẫn cứ khóc nếu bị đau, hoặc mong muốn của họ không được chấp thuận hay thực hiện, thì quả là trò cười, quả là người có lớn mà chưa có khôn.

Nếu trong những tình huống ấy mà họ không khóc, nhưng lại biểu hiện bằng việc đau buồn, hoặc chẳng có gì cả, kiềm nén được nỗi đau, kiềm nén sự thất vọng vào trong lòng, thì đó chính là kết quả của một quá trình học hỏi. Quá trình đó không thể thấy ngay được. Đó là cả một hành trình rất dài. Đó gọi là kinh nghiệm sống. Và nhờ có kinh nghiệm sống, mà con người ta mới ngày càng trưởng thành hơn, tiến bộ hơn, tốt đẹp hơn.

Tất cả mọi thứ đều cần phải được học và thực hành.

Tôi lại nghĩ, sống theo bản năng, theo cái “con” trong người mình thì dễ lắm. Cứ bung ra mà sống. Cứ muốn sao thì sống vậy. Nhưng để sống theo chữ “người”, thì đúng là đâu có dễ như vậy.

Bởi việc xấu chẳng cần phải học, tự nó đến. Việc tốt học mới khó!

Vậy bạn nghĩ, trong cuộc sống, điều gì là khó học nhất?

Ông cha ta có dạy, “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Đó chỉ là một số ít thứ tượng trưng trong cuộc sống mà ta cần phải học. Kiến thức thì cần phải học hẳn rồi. Nếu không có sự quan sát hàng ngày thì con người ta sẽ không biết mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây, sẽ không biết nước bốc hơi lên thành mây, gặp lạnh ngưng tụ rơi xuống thành mưa…

Mài một thanh sắt ra cây kim nhỏ xíu, đó là học nhẫn nại.

Cày cả thửa ruộng toàn đá sỏi, trồng lúa lên đó, qua bao nhiêu công đoạn, lúa mới ra bông, ra hạt, đem về lại xay, giã, sàng, sảy… mới ra được hạt gạo để đem nấu cơm có cái ăn. Đó là học lao động, học quyết tâm. Có chí ắt làm nên chuyện.

Đi ra đường gặp người ta đi xe ẩu, đụng mình, coi lại, chưa bị gì nghiêm trọng, thôi thì xí xóa, cười cho qua. Đó là sự tha thứ…

Nói thì dễ, làm mới khó.

Tôi nghĩ, trong tất cả mọi sự trên đời, học cách tha thứ là điều khó làm được nhất, bởi nó là điều quan trọng và cốt lõi để có thể đánh dấu mối quan hệ ngắn hay dài giữa người với người.

Tôi vẫn đang học hàng ngày, hàng giờ. Tôi muốn cái bụng mình, trái tim mình, đầu óc mình không nên chứa những thứ cũ kỹ đã từng làm đau mình.Cuộc đời có bao lâu đâu mà, gặp nhau đã là duyên, là điều kỳ diệu, vậy thì cớ gì chỉ toàn giữ trong lòng những ký ức không mấy tốt đẹp mà làm đau mình, đau cả người?

Cố sống như đứa trẻ, giận nhau, rồi lại quên ngay, lại chơi với nhau…

“Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư?”

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Thanh Trần
Xem chi tiết
Nhật nam
Xem chi tiết
Bảo Dương
Xem chi tiết
____|____Buông____|_____
Xem chi tiết
Nhân Võ
Xem chi tiết
Thiên Yết
Xem chi tiết
phan thi thanh thuy
Xem chi tiết
nguyễ đình tâm
Xem chi tiết
Thân Thị Phương Trang
Xem chi tiết