Cho m gam hỗn hợp A gồm 3 oxit : Al2O3, CuO và K2O. Tiến hành ba thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Nếu cho toàn bộ hỗn hợp A vào nước dư, khuấy kĩ, phản ứng xong thấy còn 15 gam chất rắn không tan.
- Thí nghiệm 2: Nếu cho thêm m gam hỗn hợp A một khối lượng Al2O3 bằng 50% khối lượng Al2O3 trong m gam A ban đầu, rồi lại hòa tan vào nước dư, khuấy kĩ. Thí nghiệm xong, còn lại 21 gam chất rắn không tan.
- Thí nghiệm 3: Nếu cho thêm m gam hỗn hợp A một khối lượng Al2O3 bằng 57% khối lượng Al2O3 trong m gam A ban đầu, rồi lại hòa tan vào nước dư, khuấy kĩ. Thí nghiệm xong, còn lại 25 gam chất rắn không tan.
Tính khối lượng (gam) mỗi oxit trong hỗn hợp A?
Ban đầu đặt a, b, c là số mol Al2O3, CuO và K2O
TN1: a, b, c mol Al2O3, CuO và K2O + H2O —> 15 gam chất rắn
TN2: 1,5a, b, c mol Al2O3, CuO và K2O + H2O —> 21 gam chất rắn
TN3: 1,75a, b, c mol Al2O3, CuO và K2O + H2O —> 25 gam chất rắn
Nhận xét: TN2 lượng Al2O3 tăng 0,5a mol thì chất rắn tăng 6 gam, TN3 lượng Al2O3 tăng 0,25a mol thì chất rắn tăng 4 gam > 6/2 = 3 —> TN2 Al2O3 đã tan một phần —> TN1 có KOH dư, Al2O3 hết.
TN1 —> mCuO = 80b = 15
TN2 —> m rắn = 15 + 102(1,5a – c) = 21
TN3 —> m rắn = 15 + 102(1,75a – c) = 25
—> a = 8/51 và c = 3/17
Vậy mCuO = 15; mAl2O3 = 16 và mK2O = 282/17