Cho khổ thơ sau:
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
a)Chỉ ra các từ láy có trong đoạn và cho biết các từ láy đó có đặc điểm gì chung?
b)Viêt đvăn nd diễn tả cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người qua đoạn trên.
ảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu nhỏ bắc ngang. Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngã bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. Tuy nhiên, cái không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lặng dần. Cảnh mùa xuân ở câu câu cuối và bản câu đầu bên cạnh những nét giống nhau còn có sự khác nhau là bởi thời gian và không gian thay đổi (sáng chiều; lúc vào hội - lúc tan hội), nhưng điều quan trọng là cảnh được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy tà tà, thanh thanh, nao nao không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Hai chữ nao nao trong câu thơ: Nao nao dòng nước uốn quanh đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật, có thể là cảm giác bâng khuâng xao xuyến về một ngày xuân đang đi qua, cả dự cảm mơ hồ về những điều sắp đến.
Nếu có sai sót thì cho mình xin lỗi nhaCác từ láy trong đoạn thơ trên là: Tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ
Các từ láy dựa trên cơ sở hoà phối ngữ âm. Điểm chung của các từ trong đoạn thơ là Láy Đôi (láy 2 từ) và láy hoàn toàn, phần điệp như nhau và có hơi biến đổi ở phần đối, riêng từ “Thơ Thẩn” có thể xếp thêm vào lớp “láy bộ phận” . Đặc điểm ngữ nghĩa của từ láy là tính biểu đạt và biểu cảm cao, diễn đạt một cảm xúc mờ mờ, không rõ ràng, như họa vật thể mà chỉ họa nét chứ không họa hình.
- tà tà : đang nghiêng xuống. Nếu muốn nói 1 vật thể cố định ở tư thế hơi nghiêng ta dùng “nghiêng nghiêng” , còn ở đây ánh mặt trời đang nghiêng xuống dần mà không thể định sự nghiêng xuống đó cách rõ nét vì sự nghiêng xuống tràn lấp cả không gian và càng nghiêng xuống thì càng mờ dần . Tà tà còn nghĩa là trạng thái không chăm chú vào công việc (làm việc tà tà) hoặc đụng gì làm nấy (Tuyển tập Biên Tà Tà là “...Cứ viết tà tà, muốn viết gì thì viết...” của Hoàng mai Đạt).
- thơ thẩn : hành vi vô định hướng về mặt ý thức (chị em ra về trong trạng thái “dùng dằng nửa ở nửa về”, sao cũng được). “Khéo khéo đi đâu lũ "thẩn thơ"? Lại đây cho chị dạy làm thơ” (Hồ Xuân Hương).
a....- thanh thanh: thanh là mảnh mai, là trong sạch. Ý nói dòng suối nhỏ dáng thanh mảnh nước trong veo và rất sạch (thấy thế thôi chứ chưa chắc uống vào mà không đau bụng).
- nao nao: có gì đó tạo cảm xúc buồn buồn mà không rõ vì đâu kiểu như “hôm nay trời nhẹ lên cao, tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” (Xuân Diệu). Chữ nao nao nói đến cảm giác bồn chồn “trong bụng” như khi Kiều đánh đàn cho Kim Trọng thì chàng nhận xét “Lựa chi những khúc tiêu tao. Dột lòng mình lại nao nao lòng người”. Kim Trọng đâu có buồn (hic, được Kiều rồi thi buồn sao được cơ chứ) nhưng vì khúc đàn mà buồn không duyên cớ.
- nho nhỏ: nhỏ là không to nhưng cũng hẳn là nhỏ theo cảm nhận của người trong cuộc. Người ta có thể hiểu “nhỏ” theo 2 nghĩa đối lập. Thấy nhỏ nhưng nghĩa lý với người quan sát là không nhỏ. “Này cô em Bắc Kỳ nho nhỏ, này cô em tóc đờ mi gác xông”.
b,...Nếu không gian của buổi sáng là không gian tràn ngập tiếng cười nói, đông đúc người xe qua lại tấp nập thì khi chiều về lại là thời điểm kết thúc của buổi tiệc mùa xuân. Bữa tiệc nào cũng có lúc tàn, vì vậy mà hấp dẫn đến đâu, tươi vui đến đâu, tiếc nuối thế nào thì cũng sẽ kết thúc khi chiều tàn. Nguyễn Du đã rất tinh tế và sâu sắc khi miêu tả cảnh chiều tàn này:
“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về”Nguyễn Du đã sử dụng từ láy “tà tà” vừa gợi ra hình ảnh trời chiều lại vừa gợi ra nhịp vận động chậm dãi, từ từ như muốn níu kéo thêm một chút khoảnh khắc tươi đẹp của ngày xuân trước khi chìm hẳn vào bóng đêm. Có lẽ hình ảnh bóng chiều tà này cũng đồng điệu với tâm trạng của chị em Thúy Kiều khi trở về từ lễ hội mùa xuân “Chị em thơ thẩn dang tay ra về”. Từ thơ thẩn gợi ra trạng thái tự do, vô thức của chị em Thúy Kiều lại vừa gợi ra chút nuối tiếc, lưu luyến của hai chị ems au lễ hội mùa xuân.
“Bước dần theo ngọn tiểu kê
Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh”Hai chị em Thúy Kiều bước theo dòng suối nhỏ ven đường, tuy không trực tiếp miêu tả nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được những bước chân nhẹ nhàng chậm dãi như muốn đi, như muốn ở của hai nàng Vân, Kiều. Không khí náo nhiệt buổi sáng đã lùi lại nhường chỗ cho không gian rộng vắng nhưng không kém phần thơ mộng của cảnh vật “Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh”, cảnh vật đẹp trong chính cái vẻ tĩnh lặng của nó.
“Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc qua” Tác giả sử dụng từ láy “nao nao” gợi ra dòng chảy nhẹ, từng nhịp nhẹ nhàng uốn theo dòng suối bên đường tạo ra khung cảnh động mà có vẻ tĩnh. Cuối con suối là nhịp cầu nhỏ bắc ngang qua. Mọi khung cảnh đều rất giản dị, quen thuộc không có gì quá mới lạ nhưng lại mang đến nhiều cảm xúc cho chị em Thúy Kiều cũng như cho chính người đọc. Bức tranh chiều tà như đối lập hoàn toàn với sự náo nhiệt, sôi nổi ban sáng nhưng dù ở thời điểm nào, bức tranh mùa xuân đều có những hấp dẫn của riêng nó, đó là cái nồng nhiệt của ngày xuân, nhưng đó cũng có thể là cái tĩnh lặng nhưng thơ mộng của chiều tà.