Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Ngọc Thanh Thảo

Cho khổ thơ

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

"Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay".

Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận về khổ thơ trên ( trong đoạn có sử dụng một câu ghép)

Giúp mình với, mai mình phải nộp rồi. Cảm ơn các bạn nhiều lắm

huyền thoại đêm trăng
28 tháng 12 2017 lúc 19:25

Trong đoạn thơ , tác giả sử dụng thuần bút pháp tự sự, chỉ kể chuyện, lại là một câu chuyện khá ư bình thường, cứ như một thói quen, một nhịp tuần hoàn quen thuộc: “Mỗi năm... lại thấy...” Chả có gì đáng ngạc nhiên cả. Song tác giả vẫn không giấu được những xúc động thẩm mỹ của mình trước những gì mình nhìn thấy hằng năm. Về sự kiện Tết đến, người ta có nhiều cách để nói: hoặc trực tiếp, gọn lỏn kiểu “Tết đến” hay “xuân về”; hoặc chọn một hình ảnh tiêu biểu của Tết, của mùa xuân như chim én, như nắng mới, như hoa đào nở. Vũ Đình Liên chọn cách sau cùng. Cũng không có gì mới lạ. Sáo nữa là khác. Đã có hằng hà người viết như thế: hoa đào và gió đông và mùa xuân. Dù sao, sự chọn lựa của Vũ Đình Liên cũng rất có ý nghĩa: “Mỗi năm hoa đào nở” là chọn giới thiệu mùa xuân ở một góc đẹp nhất của nó. Trong cái góc ấy, bên cạnh hoa đào, tưởng chừng như cùng nở với hoa đào, là một ông đồ già và mực tàu đen và giấy điều đỏ và có lẽ, một mái tóc trắng phơ phơ.

Ông đồ “nở” cùng với hoa đào, và cùng với hoa đào, ông đồ trở thành biểu tượng của mùa xuân: trong cái đám đông xô bồ những người đi dạo phố thưởng xuân ấy, có một số khá đông dừng lại bên cạnh ông, chiêm ngắm bàn tay ông đưa ngòi bút thoăn thoắt “như phượng múa rồng bay” trên giấy điều. Thán phục bàn tay ấy, họ dùng chữ: “hoa tay.” Với chữ “hoa tay” ấy, người ta không coi ông đồ là ông đồ, là người dạy học, người truyền bá chữ nghĩa của thánh hiền nữa mà coi ông như một nghệ sĩ. Khía cạnh thẩm mỹ ở ông nổi bật hẳn lên, lấn át khía cạnh học vấn.

Nguyễn Linh
28 tháng 12 2017 lúc 19:25

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Trên phố đông người qua

Cấu trúc “mỗi…lại” cho ta thấy sự lặp đi lặp lại đã trở thành nếp, thành quy luật quen thuộc. Hoa đào từ lâu đa xtrơe thành sứ giả báo tin xuân. Bởi vậy nói “hoa đào nở” cũng là nhắc ta cái thời khắc chuyển giao thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới đang đến gần. Cứ khi hoa đào nở là lại thấy ông đồ già xuất hiện cùng mực tàu, giấy đỏ bên phố nhộn nhịp người đi lại sắm tết.Lời thơ từ tốn mà chứa bao yêu thương. Dẫu chỉ chiếm một góc nhỏ thôi “trên phố” nhưng trong bức tranh thơ này, ông đò lại trở thành tâm điểm. điềm đạm và lặng lẽ, ông đồ hoà nhập vào sự náo nức, rộn ràng của cuộc đời bằng chính những cái quý giá nhất mà ông có. đoạn thơ hai mươi chữ giới thiệu được trọn vẹn không gian, thời gian, nhân vật, tạo tiền đề cho câu chuyện tiếp tục ở những khổ thơ sau:

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay.

Từ phố đông, không gian được thu hẹp lại quanh chỗ ông đò ngồi viết chữ.Câu thơ ấm ran sự sống bởi từ chỉ số lượng có tính chât phiếm định “bao nhiêu” và tính từ “tấm tắc”biểu đạt sự thán phục, ngợi cn, trân trọng. Ngươì xưa quan niệm chữ nho là thứ chữ thánh hiền. Học chữ ấy không phải đê kiếm sống mà mục đích cao nhất là để làm người, để có thể phò vua, trợ nước, giúp đời. Đầu thế kỉ XX, tình hình đất nước Việt Nam có sự biến động sâu sắc trên mọi lĩnh vực.Tình trạng “Âu học chưa vin được ngọn ngành mà Hán học đã đứt cả cội rễ” rồi khoa thi cuối cùng của triều đình phong kiến đã làm tiêu tan bao giấc mộng vinh quy bái tổ của các đệ tử của Khổng sân Trình. Để tìm kế sinh nhai, họ chỉ còn một cách duy nhất là đi bán chữ như hoàn cảnh của ông đồ trong bài thơ. Dẫu việc đánh đổi chữ thánh hiền để lấy miếng cơm manh áo chỉ là việc cùng bất đắc dĩ, chẳng phải vui sướng, danh giá gì nhưng cái tấm tắc ngợi khen của người đời cũng an ủi được phần nào nỗi niềm của những kẻ sinh bất phùng thời.Họ súm sít thuê ông viết chữ, trầm trồ trước cái tài hoa của ông cũng có nghĩa là còn biết trân trọng tài năng và cái đẹp.

Nguyễn Linh
28 tháng 12 2017 lúc 19:26

Ông đồ hình ảnh quen thuộc trong mỗi dịp tết xưa, nhiệm vụ của ông trong mỗi dịp tết đó là viết câu đối chúc tết bán cho người dân trang trí nhà cửa để mong một năm mới may mắn, an lành. Vị trí Ông đồ chính là tầng lớp trí thức được nhiều người tôn trọng.

Những hình ảnh ông đồ xuất hiện như một quy luật:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

Sự xuất hiện của ông đồ báo hiệu xuân về, gắn liền với vòng quay của thời gian luôn lặp lại, từ “mỗi” xuất hiện cho thấy hình ảnh này luôn quen thuộc với mọi người dân, màu đỏ của giấy màu đen của mực cùng với sự đông vui của phố xá giáp tết càng khiến không khí thêm rộn ràng. Thơ nhẹ nhàng nhưng vẫn toát lên được niềm vui của không gian xuân đang tràn ngập, trong đó hình ảnh ông đồ là trung tâm.

Ông đồ thảo những nét rồng bay phượng múa cho mọi người:

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa, rồng bay”.

Với tài năng của mình ông được rất nhiều người thuê viết, họ đều thể hiện kính trọng, yêu mến, có thể nói ông chính là trung tâm thu hút chú ý của mọi người. Nét chữ đẹp của ông được so sánh với những gì tinh túy và đẹp nhất “như phượng múa rồng bay”. Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh đẹp, có giá trị tạo hình, mô tả hết những nét chữ đẹp, tao nhã. Với hình ảnh so sánh đó tác giả đã ca ngợi ông đồ là một người tài năng và hết lòng vì nghệ thuật.

Trong khổ thơ 1, 2 đó chính là hình ảnh của ông đồ thời xưa, ông xuất hiện làm công việc mỗi năm dịp tết để viết câu đối cho mọi người và tài năng nghệ thuật đó được nhiều người quý trọng, đây chính là nét đẹp của ông đồ thời xưa.

Nguyễn Hải Đăng
28 tháng 12 2017 lúc 20:14

Ông đồ hình ảnh quen thuộc trong mỗi dịp tết xưa, nhiệm vụ của ông trong mỗi dịp tết đó là viết câu đối chúc tết bán cho người dân trang trí nhà cửa để mong một năm mới may mắn, an lành. Vị trí Ông đồ chính là tầng lớp trí thức được nhiều người tôn trọng.

Những hình ảnh ông đồ xuất hiện như một quy luật:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

Sự xuất hiện của ông đồ báo hiệu xuân về, gắn liền với vòng quay của thời gian luôn lặp lại, từ “mỗi” xuất hiện cho thấy hình ảnh này luôn quen thuộc với mọi người dân, màu đỏ của giấy màu đen của mực cùng với sự đông vui của phố xá giáp tết càng khiến không khí thêm rộn ràng. Thơ nhẹ nhàng nhưng vẫn toát lên được niềm vui của không gian xuân đang tràn ngập, trong đó hình ảnh ông đồ là trung tâm.

Ông đồ thảo những nét rồng bay phượng múa cho mọi người:

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa, rồng bay”.

Với tài năng của mình ông được rất nhiều người thuê viết, họ đều thể hiện kính trọng, yêu mến, có thể nói ông chính là trung tâm thu hút chú ý của mọi người. Nét chữ đẹp của ông được so sánh với những gì tinh túy và đẹp nhất “như phượng múa rồng bay”. Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh đẹp, có giá trị tạo hình, mô tả hết những nét chữ đẹp, tao nhã. Với hình ảnh so sánh đó tác giả đã ca ngợi ông đồ là một người tài năng và hết lòng vì nghệ thuật.

Trong khổ thơ 1 2 đó chính là hình ảnh của ông đồ thời xưa, ông xuất hiện làm công việc mỗi năm dịp tết để viết câu đối cho mọi người và tài năng nghệ thuật đó được nhiều người quý trọng, đây chính là nét đẹp của ông đồ thời xưa.


Các câu hỏi tương tự
I Love Literature
Xem chi tiết
Được Thick
Xem chi tiết
Trần Khởi My
Xem chi tiết
vuongnhatbac
Xem chi tiết
Pandazi Đào
Xem chi tiết
Phạm Hà My
Xem chi tiết
Đoàn Phương Linh
Xem chi tiết
ngoc
Xem chi tiết
ngoc
Xem chi tiết