Cho khổ thơ:
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
a) Thành ngữ nào được dùng trong đoạn thơ? Cho biết ý nghĩa của thành ngữ đó
b) Trong đoạn thơ trên từ "dù", "sẽ", "mãi", "vẫn" có quan hệ với nhau như thế nào? Nêu tác dụng của nó?
a. Thành ngữ: lên rừng xuống bể. Ý nghĩa: Dù có bao khó khăn, vất vả, chông gai, thử thách, dù “lên rừng xuống bể” thì cũng không thể ngăn được bước chân của người mẹ tìm đến con, ngăn được lòng mẹ đi theo con
b. Nhịp thơ dồn dập, vỗ về “dù ở gần con/ dù ở xa con/ cò sẽ tìm con/ cò mãi yêu con” dường như gợi tả nhịp thổn thức của trái tim người mẹ.
a)Thành ngữ:Lên rừng xuống bể => Dù là ở đâu, dù là lúc nào, dù là cuộc sống có nhọc nhằn ra sao thì mẹ vẫn luôn ở bên con.
b)Quan hệ:bổ sung =>Bày tỏ tình cảm 1 cách chân thành dễ hiểu=>thể hiện ở cảm xúc vừa lắng đọng, vừa thiêng liêng ,mang nặng triết lý: mấy lời mẹ ru biểu tượng cho tình cảm yêu thương vô bờ mà mẹ dành cho con.