Dẫn luồng H2 đi qua hỗn hợp chất rắn A nung nóng chứa : MgO, Na2O, CuO, Fe3O4, BaO. Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn B.Hòa chất rắn B vào nước được dung dịch X và chất rắn D không tan. Lấy chất rắn D cho vào dung dịch axit HCl dư thu được dung dịch M và chất rắn R. Cho từ từ dung dịch H2SO4 loãng dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y.
Xác định những chất có trong B, X, D, M, R, Y. Viết phương trình hóa học minh họa
Cho hỗn hợp X gồm 0,01 mol Al và a mol Fe vào dd AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m(g) chất rắn Y và dd Z chứa 3 muối . Cho z phản ứng với dd NaOH dư trong điều kiện không có không khí , thu được 1,97 g kết tủa T . Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi tên thu được 1,6 g chất rắn chỉ chứa một chất duy nhất. Tính m và a
B1: Hòa tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl. Sau phản ứng thu được dung dịch X và a mol H2. Hãy cho biết trong số các chất sau: Al2O3, NaOH, Na2SO4, AlCl3, Na2CO3, Mg, NaHCO3 và Al, có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch X nói trên. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra (nếu có).
B2: Hỗn hợp X gồm các chất: BaCO3, CuO, MgO, Fe(OH)3, Al2O3. Nung X ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, rồi dẫn luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp sau nung, thu được khí B và chất rắn C. Cho C vào nước dư, thu được dung dịch D và phần không tan E. Cho E vào dung dịch HCl dư thu được khí F, chất rắn không tan G vào dung dịch H. biết phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a, hãy xác định thành phần B, C, D, E, F, G, H và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
b, từ hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO. Bằng phương pháp hóa học hãy tách các chất ra khỏi hỗn hợp ( khối lượng các oxit trước là sau khi tách không đổi).
Nung hhA gồm a mol Al và b mol Fe2O3 trong đk không có không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X gồm 3 chất. Cho X tác dụng với ddNaOH loãng dư thấy còn chất rắn Y gồm một chất tan duy nhất. Viết các phản ứng xảy ra. Lập biểu thức liên hệ giữa a và b?
Cho 6,48g hỗn hợp Fe, FeO , Fe2O3 thành 2 phần bằng nhau
Phần 1 : Cho vào cốc đựng lượng dư dd CuSO4 sau phản ứng hoàn toàn thấy lượng trong cốc có 3,32g chất rắn
Phần 2 : Hòa tan bằng dd HNO3 loãng dư thu được dd A và 0,336 lít NO duy nhất ở đktc . Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
Chia 8,64g hỗn hợp Fe , FeO , Fe2O3 thành 2 phần bằng nhau
Phần 1: Cho vào cốc đựng lượng dư dd CuSO4 sau phản ứng hoàn toàn thấy lượng trong cốc có 3,32g chất rắn
Phần 2 : Hòa tan bằng dd HNO3 loãng dư thu được dd A và 0,336 lít NO duy nhất ở đktc . Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
Để hòa tan 24g hỗn hợp X gồm CuO , Fe2O3 và MgO cần phải dùng 450 ml dd HCl 2M . Mặt khác đốt nóng 24g X trong dòng khí CO dư để phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí D
a) Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong X .
b) Dẫn hỗn hợp D hấp thụ vào 175 ml dd Ba(OH)2 . Sau phản ứng thu được 19,7 g kết tủa. Tính CM Ba(OH)2
Bài 1: Nung 500 g đá vôi chứa 80% CaCO3 (phần còn lại là các oxit nhôm, sắt (III), silic), sau một thời gian thu được chất rắn X và V lít khí Y.
a, Tính khối lượng chất rắn X, biết hiệu suất phân hủy CaCO3 là 75%
b, Tính % khối lượng của CaO trong chất rắn X
c, Cho khí Y sục rất từ từ vào 800g dung dịch NaOH 2% thì thu được muối gì? Nồng độ bao nhiêu %?
Bài 2: Hỗn hợp A gồm BaO, FeO, Al2O3. Hòa tan A trong lượng nước dư được dung dịch D và phần không tan B. Sục khí CO2 dư vào D, phản ứng tạo kết tủa. Cho khí CO dư qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy tan một phần và còn lại là chất rắn G. Hòa tan hết G trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng rồi cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch KMnO4. Giải thích thí nghiệm trên bằng các phương trình phản ứng.
Bài 3: Cho một lá sắt có khối lượng 5g vào 50ml dung dịch CuSI4 15% có khối lượng là 1,12g/ml. Sau một thời gian phản ứng, người ta lấy lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, cân nặng 5,16g. Tính nồng độ % các chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng
Hỗn hợp X gồm 3 kim loại Al, Fe, Cu. Cho m gam hỗn hợp X vào dd CuSO4(dư) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 35,2 gam kim loại. Nếu hòa tan m gam hỗn hợp X vào 500 ml dd HCl 2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít H2 (đktc), dd Y và a gam chất rắn. Viết PTHH của các phản ứng xảy hoàn toàn.