Bài 5: Khoảng cách

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Lê Nhật Linh

cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a. Mặt bên SAB là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của SB, BC, SD. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AM và CP.

Nguyễn Việt Lâm
19 tháng 4 2019 lúc 22:04

Gọi E là trung điểm AD, F là trung điểm BC, trên tia đối của tia EF lấy N sao cho \(EF=2EN\Rightarrow PN//AM\)

\(\Rightarrow d\left(AM;CP\right)=d\left(AM;\left(PCN\right)\right)\)

Giờ đi tìm giao tuyến của (SAB) và (PCN) là xong

Nối C, N cắt AD tại M, cắt AB kéo dài tại tại Q \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}ME=\frac{1}{3}CF=\frac{1}{6}AD\\AQ=AB\end{matrix}\right.\)

Nối MP kéo dài cắt SA tại K, áp dụng định lý Menelaus:

\(\frac{MA}{MD}.\frac{PD}{PS}.\frac{KS}{KA}=1\Rightarrow\frac{KS}{KA}=\frac{1}{2}\Rightarrow SK=SA\)

Gọi H là chân đường cao hạ từ S xuống BC \(\Rightarrow HB=HC\)

\(\Rightarrow SH\) là đường trung bình tam giác ABK \(\Rightarrow SH//KB\)

\(\Rightarrow KB=2SH=a\sqrt{3}\)

Gọi giao điểm của QK và SH là R, áp dụng Talet:

\(\frac{RH}{KB}=\frac{QH}{QB}=\frac{5}{6}\Rightarrow RH=\frac{5a\sqrt{3}}{6}\)

Từ H kẻ \(HS_1\perp CQ\), từ H kẻ \(HO\perp RS_1\Rightarrow HO=d\left(H;\left(PCN\right)\right)\)

\(\Delta QHS_1\sim\Delta QCB\Rightarrow\frac{S_1H}{BC}=\frac{QH}{QC}\Rightarrow S_1H=\frac{a.\frac{5a}{2}}{\sqrt{a^2+\left(3a\right)^2}}=\frac{a\sqrt{10}}{4}\)

\(\Rightarrow HO=\frac{RH.HS_1}{\sqrt{RH^2+HS_1^2}}=\frac{a\sqrt{10}}{8}\)

Gọi \(M_1\) là giao điểm \(AM\) và SH

\(\Rightarrow d\left(M_1;\left(PCN\right)\right)=d\left(AM;\left(PCN\right)\right)=d\left(AM;CP\right)\)

\(M_1H=\frac{1}{3}SH\) (tính chất trọng tâm) \(\Rightarrow M_1H=\frac{a\sqrt{3}}{6}\Rightarrow\frac{M_1H}{RH}=\frac{1}{5}\)

\(\Rightarrow d\left(M_1;\left(PCN\right)\right)=\frac{1}{5}d\left(H;\left(PCN\right)\right)=\frac{a\sqrt{10}}{40}\)

Nguyễn Việt Lâm
19 tháng 4 2019 lúc 22:27

Làm theo cách 12:

Đặt hệ trục Oxyz vào hình chóp với O trùng trung điểm BC, trục Oz trùng tia OS; trục Ox trùng tia OB, trục Oy trùng tia ON với N là trung điểm CD, lấy \(\frac{a}{2}=1\) đơn vị độ dài

Ta có các tọa độ: \(S\left(0;0;\sqrt{3}\right)\); \(A\left(-1;0;0\right)\); \(B\left(1;0;0\right)\); \(C\left(1;2;0\right)\); \(D\left(-1;2;0\right)\) \(\Rightarrow\overrightarrow{AC}=\left(2;2;0\right)\)

\(\Rightarrow M\left(\frac{1}{2};0;\frac{\sqrt{3}}{2}\right)\); \(P\left(-\frac{1}{2};1;\frac{\sqrt{3}}{2}\right)\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\overrightarrow{AM}=\left(\frac{3}{2};0;\frac{\sqrt{3}}{2}\right)\\\overrightarrow{CP}=\left(-\frac{3}{2};-1;\frac{\sqrt{3}}{2}\right)\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\left[\overrightarrow{AM};\overrightarrow{CP}\right]=\left(\frac{\sqrt{3}}{2};\frac{-3\sqrt{3}}{2};\frac{-3}{2}\right)\)

\(\Rightarrow d\left(AM;CP\right)=\frac{\left|\overrightarrow{AC}.\left[\overrightarrow{AM};\overrightarrow{CP}\right]\right|}{\left|\left[\overrightarrow{AM};\overrightarrow{CP}\right]\right|}=\frac{2\sqrt{3}}{\frac{\sqrt{39}}{2}}=\frac{4\sqrt{13}}{13}\)

Do mỗi đơn vị độ dài bằng \(\frac{a}{2}\Rightarrow d\left(AM;CP\right)=\frac{4\sqrt{13}}{13}.\frac{a}{2}=\frac{2a\sqrt{13}}{13}\)

//Kết quả tính theo kiểu 11 sai rồi, hình rối quá ko biết nhầm lẫn ở bước nào luôn :D


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Thúy Nga
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Duyy Kh
Xem chi tiết
Trường Phạm
Xem chi tiết
Mai Anh
Xem chi tiết
Mai Anh
Xem chi tiết
Mai@.com
Xem chi tiết
Nguyen Thi Diem Thuy
Xem chi tiết