Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu trong đề thi THPT quốc gia 2017 môn ngữ văn, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống.
[MỘT SỐ ĐỀ THI THỬ THPTQG 2023 MÔN NGỮ VĂN]
Đây là tổng hợp được vài đề ít ỏi mà anh POP có tìm được của các Sở, các trường THPT ở cả nước thi thử THPTQG 2023 môn Ngữ văn (không kèm đáp án). Các em tham khảo hi!
Link: https://drive.google.com/drive/folders/1tgr7a4W2OuxHn_ExERWQp9Dn-8o1LKrI?usp=sharing
Bên cạnh đó, ở link này mình thấy cũng có rất nhiều đề thi thử môn Ngữ văn (có đáp án): https://doctailieu.com/de-thi-thu-thpt/mon-van-c12196
Một số đề thi thử trên web OLM.vn: https://www.facebook.com/groups/tailieuolm/permalink/838035163997689/
https://www.facebook.com/photo/?fbid=3507621849555398&set=gm.837808097353729&idorvanity=836134074187798
Mong đây cũng là một số đề cuối cùng cho các em tự luyện, cố gắng lên nhé các bạn nhỏ!
ĐỌC HIỂU: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi Thế giới của chúng ta có muôn vàn điều thú vị để khám phá. Cho dù bạn đạng ở dộ tuổi nào, bạn cũng nên phá vỡ các giới hạn của nhận thức và luyện cho mình kỹ năng quan sát bằng cách ra khỏi nhà, ra ngoài thiên nhiên và chú ý tới mọi điều xung quanh. Hãy đặt cho bản thân những câu hỏi như: “Tại sao? “Tại sao không”?... Và thử tự tìm các câu trả lời hay sự trợ giúp của những người quen biết. Đừng bao giờ tự cao, tự đại nói rằng: “Tôi biết hết rồi, anh/ chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu”!. Vì chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học, chúng ta mới có thể bổ sung được nhiều kiến thức mới. Hãy nghe nhạc cổ điển, đến thăm các viện bảo tàng và các phòng trưng bày nghệ thuật, hãy đọc sách về nhiều chủ đề khác nhau, hãy có nhiều sở thích như khiêu vũ, chới đàn, hội họa hay tập luyện một bộ môn thể thao. Dù bạn lựa chọn cho mình bộ môn nào đi nữa, bạn cũng nên theo học đến cùng và tìm hiểu không ngừng nghỉ cho đến khi đạt được kiến thức sâu sắc về lĩnh vực đó mới thôi. Đừng chỉ “Chạm một lần rồi bỏ xó”. Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó trở thành một phần trong cá tính của bạn. Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân. Có khát vọng khám phá, tìm tòi là một trong những động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn. (Trích “Tìm kiếm niềm đam mê, Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới”). Câu 1: Qua văn bản, người viết đề xuất những điều gì đến chúng ta? Câu 2. Tại sao tác giả khuyên chúng ta: Đừng bao giờ tự cao, tự đại nói rằng: “Tôi biết hết rồi, anh/ chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu”! Câu 3. BẠn có đồng tình với ý kiến: Trí tò mò có thể giúp chúng ta “tìm ra được niềm đam mê của bản thân”? Câu 4. Rút ra bài học mà bạn tâm đắc từ đoạn trích trên. Các bạn giải chi tiết giúp mình với
1. Viết 1 đoạn văn khoảng 12 - 15 câu nêu cảm nghĩ của em về ý thức học tập của học sinh trong kì nghỉ đại dịch vừa qua.
2. Viết 1 đoạn văn khoảng 12 - 15 câu nêu suy nghĩ của em về vấn đề học online (trong đoạn văn có sử dụng thành phần cảm thán và khởi ngữ).
3. Viết 1 đoạn văn khoảng 12 - 15 câu nêu suy nghĩ của em về việc thi cử khi vừa trải qua dịch bệnh như hiện nay (trong đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái và khởi ngữ).
* Mọi người giúp mình với ạ
Dành cho ai cần nhé!
Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu). Từ đó, anh/chị hãy liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (Hai đứa trẻ - Thạch lam) để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả.
(Đề thi môn Văn - Thi THPT Quốc gia 2018)
Chào thầy ( cô )
em muốn thầy ( cô ) có thể cho em biết cấu trúc để viết một bài văn nghị luận xã hội mà để làm sao đúng trình tự, hợp loogic và không bị thừa thiếu ý được không ạ... em xin cảm ơn
A. Là ý kiến của người viết về vấn đề được bàn luận trong bài văn.
B. Là cách thức, phương pháp triển khai vấn đề trong bài văn.
C. Là những quan niệm, đánh giá của người viết về vấn đề được bàn luận.
D. Là các tài liệu dùng làm cơ sở thuyết minh luận điểm.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm. Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ. Giống như cái lạnh thấu tủy hay cái đau thấu xương, thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn về một ai đó, khiến ta hiểu được suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét. Khả năng đọc được tâm trí và tâm hồn của người khác là một khả năng phát triển ở những người mẫn cảm. Thấu cảm khiến ta hồi hộp khi quan sát một người đang đi trên dây ở trên cao, làm chúng ta cùng vui buồn với một nhân vật trong truyện.
Thấu cảm xảy ra trong từng khoành khắc của cuộc sống. Một đứa trẻ ba tuổi chìa con gấu bông của mình cho em bé sơ sinh đang khóc để dỗ nó. Một cô gái nhăn mặt khi theo dõi bạn mình trên giường bệnh chật vật uống một viên thuốc đắng. Mùa EURO 2016 kết thúc với một hình ảnh đẹp; một cậu bé Bồ Đào Nha tiến tới an ủi một fan người Pháp cao to gấp rưỡi mình, đang ôm mặt khóc vì đội Pháp thua trận chung kết. Anh người Pháp cúi xuống ôm cậu bé mà người vẫn rung lên nức nở. Cậu đợi cho tới khi anh đi khuất hẳn rồi mới tiếp tục phất cờ mừng chiến thắng.
(Trích Thiện, Ác và Smartphone - Đặng Hoàng Giang, NXB Hội nhà văn, 2017, tr.275)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: Theo tác giả, thấu cảm là gì?
Câu 3: Nhận xét về hành vi của đứa trẻ ba tuổi, co gái có bạn bị ốm, cậu bé Bồ Đào Nha được nhắc đến trong đoạn trích.
Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm? Vì sao?
(Đề thi THPT Quốc gia 2017 môn Ngữ văn)