Cho đoạn trích:
"Khi đã khôn lớn trưởng thành,khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm,có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ,được mẹ dang tay ra đón vào lòng.Dù có lớn khôn khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa.Con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp,yếu đuối và mong muốn chở che."
a, Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
b, Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
c, Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn trích? Tác dụng?
d,Xác định cấu tạo ngữ pháp của tất cả các câu trong đoạn? Chỉ ra đó là kiểu câu gì?
a) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm "Mẹ tôi" của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi
a. Đoạn trích trích trong "Mẹ tôi" của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi.
b. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
c. Biện pháp được sử dụng: Phép điệp. Tác giả khẳng định: "khi con khôn lớn trưởng thành", "khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện cho con thành người dũng cảm", "dù có khôn lớn khỏe mạnh" thì con vẫn luôn là đứa trẻ trong mắt cha mẹ, con vẫn luôn có cha mẹ dõi theo và bất cứ khi nào cũng có thể trở về trong vòng tay của cha mẹ. Bởi vậy, thật đáng buồn khi con lại cãi lời mẹ khiến mẹ buồn lòng.
d. Xác định cấu tạo ngữ pháp của các câu:
Câu (1): Câu trên thuộc kiểu câu giả thiết - kết quả:
Khi đã khôn lớn trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm (trạng ngữ), có thể có lúc con (chủ ngữ) // sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng (vị ngữ).
Câu (2) Câu trên thuộc kiểu câu giả thiết - kết quả:
Dù có khôn lớn khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa (trạng ngữ), con (chủ ngữ) sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và mong muốn chở che (vị ngữ).