Văn bản ngữ văn 7

Trang

Cho đề văn :Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây " ''Uống nước nhớ nguồn '' (viết dàn bài và bài văn)

Thảo Phương
17 tháng 2 2019 lúc 8:40

a. Mở bài:

+ Lòng biết ơn là 1 t/thống đạo đức cao đẹp.

+ Truyền thống ấy đã đư­ợc đúc kết qua câu tục ngữ “Ăn quả ...”.

b. Thân bài:

- Luận điểm giải thích:

Ẩn dụ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn đã gây nhận thức và truyền cảm về chân lí đó như thế nào?

- Luận điểm chứng minh..

+ Luận cứ 1: Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam vẫn sống theo đạo lí đó: con cháu biết ơn ông bà, cha mẹ.

. Thờ cúng, lễ tết, lễ hội văn hoá.

. Nhắc nhở nhau: “Một lòng thờ mẹ... con”, “Đói lòng ăn hột chà là...răng”.

+ Luận cứ 2: Một số ngày lễ tiêu biểu: Ngày 20/11 Lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo. Ngày 27/7Thương binh liệt sĩ.

+ Luận cứ 3: Một số phong trào tiêu biểu: Lòng biết ơn các anh hùng có công với nư­ớc.

. Sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của cha ông.

. Giúp đỡ gđ có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi...

c. Kết bài:

+ Khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc.

+ Biết ơn là 1 t/c thiêng liêng, rất tự nhiên.

+ Bài học: Cần học tập, rèn luyện...

Bình luận (0)
Quốc Đạt
16 tháng 2 2019 lúc 20:13

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống nhân nghĩa thủy chung son sắt. Lòng biết ơn đối với người khác – người có công ơn với mình là một biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa đó. Để ghi nhớ và nhắc nhở con cháu đời sau, cha ông xưa đã đúc kết và lưu truyền trong những câu tục ngữ vô cùng ý nghĩa:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Hay:

Uống nước nhớ nguồn.

Tuy là hai câu tục ngữ khác nhau, cách diễn đạt cũng khác nhau nhưng cả hai đều chứa đựng bài học về cách sống, về tình nghĩa cao đẹp của người Việt Nam với nhau. Khi ăn trái ngon ngọt, ta phải nhớ ơn người đã dày công vun trồng, chăm sóc từ khi cây còn non đến lúc ra quả ngọt trái chín. Được uống ngụm nước trong lành, mát lạnh, nhất định ta không được quên cội nguồn – nơi dòng nước chảy tới. Vẫn là đặc điểm quen thuộc của tục ngữ, vẫn là những hình ảnh tượng trưng độc đáo và hàm súc, cha ông ta gửi gắm vào đó lời răn dạy về lòng biết ơn: người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Để có được cuộc sống như ngày hôm nay, ta không được quên ơn những người đã mang đến cho ta sự ấm no hạnh phúc.

Truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây vốn đã đi vào đời sống, là nét đẹp trong phẩm chất của người Việt. Gần gũi là thờ ông bà tổ tiên mỗi khi Tết, giỗ trong mỗi gia đình để tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của con cháu, rầm rộ hơn là những lễ hội được tổ chức hàng năm tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc. Bác Hồ đã dạy: Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. Vì thế mà:

Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ha.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Love you
Xem chi tiết
28-Bích Ngọc-lớp 7/10
Xem chi tiết
Thư Nhã
Xem chi tiết
Cao Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Linh Hương
Xem chi tiết
Ngô Văn Phong
Xem chi tiết
Lê Bích Hà
Xem chi tiết
Hoàng Huy Hiệu
Xem chi tiết
Dark Knight
Xem chi tiết