Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Linh Nguyễn

Cho đề bài sau em hãy chứng minh câu tục ngữ : Người ta là hoa đất .Hãy xác định vấn đề cần chứng minh trong đề bài sau và tìm những luận điểm đe làm rõ vấn đề được chứng minh

Ngô Hoàng Anh
29 tháng 8 2018 lúc 18:50

Các cụ từ xưa đến nay đã để lại cho nền văn học nước nhà, vô vàn những câu tục ngữ hay, hàm chứa nhiều ý nghĩa lớn cho mỗi người. Trong đó có câu “Người ta là hoa của đất“, một câu rất đơn giản nhưng lại để cho ta nhiều suy nghĩ khi đọc câu này lên.

Hiểu đơn giản, hoa chính là biểu tượng của sắc đẹp, một thứ đó gì rất đẹp đẽ, thuần túy, hoa chính là sự kết tinh của cây, trời và đất có một mùi hương thơm đặc trưng, nồng nàn và vẻ đẹp rất kiều diễm, khoe sắc dưới ánh nắng chói chang, dù trong bóng tối hoa vẫn tỏa sáng một cách lạ lùng.

Đất chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây để tạo ra hoa, hoa của đất chính là mạch sống của đất trời, hoa đất chính là con người. Con người chính tạo hóa ban tặng, tổng hợp những thứ hoàn hảo nhất, trải qua nhiều thiên niên kỉ mới tạo ra được con người có hình thể và trí tuệ.

Nhờ có đầu óc sáng tạo và trí tuệ cao mà con người tạo ra những kỳ tích, mốc quan trọng trong lịch sử phát tiển của loài người và xã hội, từ một trái đất không có sự sống, có sự xuất hiện con người như ngày nay khiến cho ai nhìn vào cũng giật mình trước sự phát triển công nghệ hiện đại như ngày nay.

Trong quá trình lịch sử, ta hiểu được những giá trị của con người, họ chính là tâm điểm của mọi diễn biến đã và đang xảy ra, họ là hoa của đất, là huyết mạch. Con người được nhân hóa lên một đẹp đẽ và đầy thơ mộng.

Câu tục ngữ muốn khẳng định con người chính là hội tụ tất cả những tinh hoa của đất trời ban tặng cho mỗi chúng ta, con người là trung tâm, không có con người thì mọi thứ đều trở nên vô nghĩa, không có sự sống, giá trị của con người được khẳng định cao.

Các cụ từ xưa đến nay đã để lại cho nền văn học nước nhà, vô vàn những câu tục ngữ hay, hàm chứa nhiều ý nghĩa lớn cho mỗi người. Trong đó có câu “Người ta là hoa của đất”, một câu rất đơn giản nhưng lại để cho ta nhiều suy nghĩ khi đọc câu này lên.

Hiểu đơn giản, hoa chính là biểu tượng của sắc đẹp, một thứ đó gì rất đẹp đẽ, thuần túy, hoa chính là sự kết tinh của cây, trời và đất có một mùi hương thơm đặc trưng, nồng nàn và vẻ đẹp rất kiều diễm, khoe sắc dưới ánh nắng chói trang, dù trong bóng tối hoa vẫn tỏa sáng một cách lạ lùng.

Đất chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây để tạo ra hoa, hoa của đất chính là mạch sống của đất trời, hoa đất chính là con người. Con người chính tạo hóa ban tặng, tổng hợp những thứ hoàn hảo nhất, trải qua nhiều thiên niên kỉ mới tạo ra được con người có hình thể và trí tuệ.

Nhờ có đầu óc sáng tạo và trí tuệ cao mà con người tạo ra những kỳ tích, mốc quan trọng trong lịch sử phát tiển của loài người và xã hội, từ một trái đất không có sự sống, có sự xuất hiện con người như ngày nay khiến cho ai nhìn vào cũng giật mình trước sự phát triển công nghệ hiện đại như ngày nay.

Trong quá trình lịch sử, ta hiểu được những giá trị của con người, họ chính là tâm điểm của mọi diễn biến đã và đang xảy ra, họ là hoa của đất, là huyết mạch. Con người được nhân hóa lên một đẹp đẽ và đầy thơ mộng.

Câu tục ngữ muốn khẳng định con người chính là hội tụ tất cả những tinh hoa của đất trời ban tặng cho mỗi chúng ta, con người là trung tâm, không có con người thì mọi thứ đều trở nên vô nghĩa, không có sự sống, giá trị của con người được khẳng định cao.

Con người cần phải dùng trí thông minh, thể lực tốt, dùng lí trí, bằng trí tưởng tượng phong phú để vận dụng vào cuộc sống, cho cuộc sống thêm văn minh hơn , lành mạnh hơn, nâng cao giá trị của con người trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Ông cha ta muốn khẵng định giá trị của con người trong thiên nhiên trong cuộc sống hiện đại ngày nay bẵng những hình ảnh ẩn dụ mà cụ thể. Đó là những hương hoa tiết ngọc của thiện nhiên. Và cũng khẳng định được vị thế của con người muốn chúng ta phải tôn trọng người khác như chính bản thân mình. Và nâng niu họ như hoa, như đất.

Một con người có giá trị là người có phẩm chất tốt đẹp, thanh khiết như ngọc, con người chính là hương hoa tỏa sáng cho đời, sống trên đời phải giống như những đóa hoa luôn thắm đẫm, tươi sáng, nổi bật, tạo nên một giá trị sống tuyệt đẹp.

Một triết lý sâu sắc mà ông cha ta muốn để lại cho con cháu, muốn ta hiểu được cái đẹp, cái sâu sắc về giá trị con người, con người là hoa của đất, giá trị đó sẽ trường tồn mãi mãi và vĩnh cửu.

Con người cần phải dùng trí thông minh, thể lực tốt, dùng lí trí, bằng trí tưởng tượng phong phú để vận dụng vào cuộc sống, cho cuộc sống thêm văn minh hơn , lành mạnh hơn, nâng cao giá trị của con người trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Ông cha ta muốn khẳng định giá trị của con người trong thiên nhiên trong cuộc sống hiện đại ngày nay bằng những hình ảnh ẩn dụ mà cụ thể. Đó là những hương hoa tiết ngọc của thiên nhiên. Và cũng khẳng định được vị thế của con người muốn chúng ta phải tôn trọng người khác như chính bản thân mình. Và nâng niu họ như hoa, như đất.

Một con người có giá trị là người có phẩm chất tốt đẹp, thanh khiết như ngọc, con người chính là hương hoa tỏa sáng cho đời, sống trên đời phải giống như những đóa hoa luôn thắm đẫm, tươi sáng, nổi bật, tạo nên một giá trị sống tuyệt đẹp.

Một triết lý sâu sắc mà ông cha ta muốn để lại cho con cháu, muốn ta hiểu được cái đẹp, cái sâu sắc về giá trị con người, con người là hoa của đất, giá trị đó sẽ trường tồn mãi mãi và vĩnh cửu.

Nguyễn Thị Thu Hương
29 tháng 8 2018 lúc 19:29

“Giá trị của con người”. Khái niệm đó đã được người xưa hiểu từ rất lâu đời. Những nhà trí thức thời xưa thì đã có óc nhận xét, phân tích sâu sắc và thể hiện dưới những lời ca, truyền từ đời này sang đời khác.

Trong kho tàng văn học Việt Nam, để thể hiện giá trị của con người thì có vô số tục ngữ, ca dao. Nhưng có một câu tục ngữ thể hiện điều đó lại mang một hình thức ẩn dụ, rất sâu sắc khiến người đọc phải tò mò mà ngẫm nghĩ, nhẹ nhàng mà thấm thía các ý sâu xa. Đó chính là câu tục ngữ “Người ta là hoa đất”.

Câu tục ngữ có 5 chữ nhưng mang nhiều điều hàm ẩn, hình ảnh hoa là một thứ đẹp đẽ, thuần tuý, là kết tinh tạo hoá ban tặng mang một hương thơm nồng nàn, một vẻ đẹp kiều diễm. Vậy thì hoa đất là gì? Hoa đất chính là mạch sống của đất trời, cũng có thể nói hoa đất chính là con người. Tại sao vậy? Con người là một sinh vật hoàn hảo của vũ trụ. Con người có hình thể, bản năng và trí tuệ – đó chính là thứ vũ khí mạnh nhất. Trí tuệ đã đem lại cho con người sự tìm tòi khám phá, những kiến thức khoa học tạo nên những bước ngoặt thành đạt thật đáng khâm phục. Con người có thể xây nên những toà tháp có giá trị cả về kinh tế lẫn lịch sử, những máy móc hiện đại để phục vụ con người. Những nền văn minh từ cổ đại tới hiện đại đều do một tay con người tạo ra. Trong quá trình đấu tranh thiên nhiên, bạt núi, ngăn sông, khai khẩn đất hoang, con người đã tin ở trí thông minh và sức lực của mình, con người đã đứng lên xây dựng một xã hội, một tinh cầu văn minh. Câu tục ngữ trên đã khẳng định điều đó. Dường như mọi tinh hoa, vẻ đẹp đều hội tụ vào con người. Và nó còn đẹp trong lòng yêu thương của mỗi cá nhân. Sự gắn bó đi kèm với ý chí chính là thứ để con người trường tồn cùng thời gian. Con người không chỉ là tâm điểm của trái đất mà còn là tâm điểm của vũ trụ, Từ xa xưa, con người đã biết dựa vào nhau để sống, đã biết trao đổi của cải vật chất. Trải theo cùng năm tháng, thời gian thì những bông hoa đất đó đã tạo nên được những thành tựu như ngày nay. Tất cả những điều đó đều thể hiện con người là ngọn đèn bất diệt.

Không đâu xa lạ, ngay trên đất Việt Nam này, nhân dân ta đã phấn đấu xây dựng đất nước mình suốt từ Bắc chí Nam. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã làm cho đất nước càng tươi đẹp. Nhân dân ta có mối tình cao cả, đoàn kết anh em từ miền ngược tới miền xuôi. Các Vua Hùng có công dựng nước, nhân dân mọi thời có công giữ nước. Những vị danh nhân, những nhà thành đạt toả sáng trên đường đời. Những điều đó phần nào đã làm sáng tỏ được câu tục ngữ trên.

Thời xưa ông cha ta có những lối suy nghĩ và câu từ giản dị nhưng nó chứa đựng biết bao nhiêu điều mà khiến chúng ta ngày nay thấm thía, cảm nhận mãi mà vẫn chưa thể lĩnh hội hết được. Câu tục ngữ trên là một điển hình rõ nét. Có thể nói câu tục ngữ này mang nhiều ý tứ sâu xa nhưng đúc kết lại bài học của nó là sự trân trọng về giá trị con người. Đó không chỉ là một lời ca ngợi mà còn là một sự khẳng định, một luận điểm đúng đắn sôi nổi thu hút nhiều suy nghĩ của những người xung quanh.

Thảo Phương
29 tháng 8 2018 lúc 19:18

A/ Mở bài:

- Tục ngữ được coi là “túi khôn” của nhân loại. là kho kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất, về con người và xã hội của nhân dân lao động qua các thế hệ.

- Câu tục ngữ “người ta là hoa đất” ngắn gọn, súc tích mà lại hàm chứa quan niệm sâu sắc và nhân bản của nhân dân lao động về vai trò, vẻ đẹp, sức mạnh của con người.

B/ Thân bài:

1. Câu tục ngữ có ý nghĩa gì?

- Cách nói so sánh đầy hình ảnh: người ta – hoa đất.

- Người ta là con người nói chung

- Đất đai đối với người xưa là vô cùng quý giá, thiêng liêng; là nơi dung dưỡng, cung cấp nguồn sống giúp con người tồn tại, phát triển. (Người da đỏ trong bức thư nổi tiếng từng nói Đất là mẹ như sự tôn vinh, ngợi ca rất mực vai trò, ý nghĩa của đất đai.)

- Hoa có màu sắc, hương thơm, luôn là hiện thân cho vẻ đẹp của tự nhiên, tạo hóa. Vậy hoa đất là những gì đẹp đẽ nhất của đất trời, là sản phẩm quý giá nhất mà tạo hóa có thể sáng tạo ra.=> Câu tục ngữ đã khẳng định: con người là vẻ đẹp của mọi vẻ đẹp trong cuộc sống, là sự kết tinh những giá trị tinh túy nhất.

- Kho tàng tục ngữ dân gian có rất nhiều câu nói đề cao con người như vậy: “Một mặt người bằng mười mặt của”, “Người sống, đống vàng”, “Của đi thay người”, “Người làm ra của chứ của không làm ra người”… Cùng có nét nghĩa chung: Khẳng định con người là quý giá hơn hết thảy mọi điều trên thế gian.

2. Câu tục ngữ rất đúng đắn vì:

- Chỉ con người mới có những khả năng kì diệu, độc đáo mà mọi sinh vật trên thế gian không thể có được:

+ Con người là lực lượng sáng tạo nên sự sống, cải tạo tự nhiên, xây dựng xã hội và cộng đồng:

.Con người xây dựng xã hội từ thuở nguyên thủy hồng hoang cho đến nay đã văn minh tiến bộ tột bậc

.Trong quá trình ấy con người cải tạo và chinh phục tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ cho đời sống của mình

.Đến thời đại ngày nay, con người đã sáng tạo ra biết bao công trình hiện đại, vật dụng tiện nghi mà tạo hóa cũng phải nể phục

+ Con người là lực lượng sáng tạo nên những giá trị tinh thần cao quý, tạo ra những ngành nghệ thuật đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người (văn chương, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc…).

 Khả năng của con người là kì diệu và vô hạn.

3. Bài học rút ra từ câu tục ngữ:

- Cần biết yêu thương, trân trọng con người, đặc biệt phải biết nâng niu, quý trọng bản thân mình.

- Luôn tin tưởng vào con người, vào khả năng mà con người có thể đạt được trong quá trình chinh phục thế giới, sáng tạo thế giới; đồng thời cũng là luôn tin tưởng vào bản thân, tự tin vào những điều mình có thể làm được trong cuộc sống.

- Cố gắng rèn luyện về năng lực và tâm hồn để xứng đáng với hai tiếng con người thiêng liêng.

C/ Kết bài:

- Câu tục ngữ thể hiện cái nhìn vừa thực tế, vừa nhân bản của ông cha ta và có giá trị giáo dục sâu sắc.


Các câu hỏi tương tự
Lý Ngọc Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Sao Băng
Xem chi tiết
Hà Thu
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Huyền
Xem chi tiết
Trà My
Xem chi tiết
Như Nguyễn
Xem chi tiết
Lan Phương
Xem chi tiết
trần đức bo
Xem chi tiết
Hoa Do
Xem chi tiết