Bài 1:
Đọc các câu tục ngữ sau và hoàn thành yêu cầu bên dưới:
1. Một mặt người bằng mười mặt của.
2. Cái răng, cái tóc là góc con người.
3. Đói cho sạch, rách cho thơm.
4. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
5. Không thầy đố mày làm nên.
6. Học thầy không tày học bạn
7. Thương người như thể thương thân.
8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
9. Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
( Theo SGK Ngữ văn 7 tập 2)
1. Xếp các câu tục ngữ trên thành các nhóm theo nội dung phù hợp...
Đọc tiếp
Bài 1:
Đọc các câu tục ngữ sau và hoàn thành yêu cầu bên dưới:
1.
Một mặt người bằng mười mặt của.
2.
Cái răng, cái tóc là góc con người.
3.
Đói cho sạch, rách cho thơm.
4.
Học ăn, học nói, học gói, học mở.
5.
Không thầy đố mày làm nên.
6.
Học thầy không tày học bạn
7.
Thương người như thể thương thân.
8.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
9.
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
( Theo SGK Ngữ văn 7 tập 2)
1. Xếp các câu tục ngữ trên thành các nhóm theo nội dung phù hợp:
- Tục ngữ về vẻ đẹp và phẩm chất của con người
- Tục ngữ về học tập, tu dưỡng
- Tục ngữ về quan hệ ứng xử và đạo lí cuộc sống
2. Trong các câu tục ngữ trên, những câu nào là câu rút gọn? Cho biết các câu đó được rút gọn thành phần nào? Mục đích của việc rút gọn đó là gì?
3. Nhận xét về câu tục ngữ: “Cái răng cái tóc là góc con người”, có ý kiến cho rằng người xưa quá coi trọng hình thức bề ngoài. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
4. So sánh hai câu tục ngữ:
-
Không thầy đố mày làm nên.
-
Học thầy không tày học bạn.
Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau không? Vì sao? Em hãy nêu một vài cặp câu tục ngữ có nội dung tư tưởng ngược nhau nhưng mang ý nghĩa bổ sung cho nhau.
5. Cho biết phương thức biểu đạt của các câu tục ngữtrên. Trong số các câu tục ngữ đó, những câu nào có sử dụng phép so sánh?