Bài 18. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh ở đầu thế kỉ XV

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Ngọc Diệp

Cho biết vị trí địa lí và nhữmg đặc điểm của sông Bạch Đằng

Kieu Diem
27 tháng 12 2018 lúc 20:06

Sông Bạch Đằng, còn gọi là Bạch Đằng Giang (chữ Hán: 白藤江), hiệu là sông Vân Cừ, là một con sông chảy giữa hai huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng), cách vịnh Hạ Long, cửa Lục khoảng 40 km. Nó nằm trong hệ thống sông Thái Bình.

* Điểm đầu là phà Rừng - Hải Phòng (ranh giới Hải Phòng và Quảng Ninh).
* Điểm cuối là cửa Nam Triệu - Hải Phòng. Sông có chiều dài 32 km.
* Các loại tàu thuyền có tải trọng 300-400 tấn tham gia vận tải được cả 2 mùa.

Sông Bạch Đằng là con đường thủy tốt nhất để đi vào Hà Nội (Thăng Long ngày xưa) từ miền nam Trung Quốc, từ cửa sông Nam Triệu các chiến thuyền đi vào sông Kinh Thầy, sông Đuống và cuối cùng là sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội

Sông Bạch Đằng nổi tiếng với 3 chiến công của dân tộc Việt Nam:

* Năm 938: Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền,
* Năm 981: Cuộc kháng chiến chống quân Tống của Lê Hoàn
* Năm 1288: Cuộc thủy chiến của Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên (trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba).

[sửa] Bãi cọc Bạch Đằng
Cọc Bạch Đằng

Bãi cọc Bạch Đằng là các bãi cọc trên sông Bạch Đằng được sử dụng làm trận địa chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt, do Ngô Quyền khởi xướng vào năm 938 trong trận đánh quân Nam Hán. Hiện nay có hai bãi cọc được phát hiện:

* Một bãi cọc nằm trong một đầm nước giáp đê sông Chanh, thuộc xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Bãi cọc này được phát hiện vào năm 1953 khi người dân trong vùng đào đất đắp đê. Bãi hiện còn hàng trăm cọc, một số cọc được cắm thẳng đứng, đa số cọc nằm chếch theo hướng đông 15°, cắm theo hình chữ "chi" (之). Cọc phần lớn bằng gỗ lim, gỗ táu, đầu dưới vát nhọn, đầu trên đã bị gãy. Độ dài trung bình các cọc từ 2 m đến 2,8 m; có cọc dài tới 3,2 m. Phần cọc được vát nhọn dài từ 0,8 m đến 1 m. Đầu phía trên của cọc nằm dưới mặt đất khoảng 0,5 m đến trên 1,5 m. Toàn bộ bãi cọc đã được xây kè bảo vệ với diện tích 220 m2, trong đó có 42 cọc ở nguyên trạng khi phát hiện, sâu dưới bùn hơn 2 m, nhô cao từ 0,2 đến 2 m. Mật độ cọc ở nửa bãi phía nam là một cây mỗi 0,9 đến 1,2 m, nửa bãi phía bắc có một cây mỗi 1,5 đến 2,2 m.

* Một bãi cọc phát hiện năm 2005 tại cánh đồng Vạn Muối (thuộc xã Nam Hòa, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh), với hàng chục cây cọc trên một khu vực rộng 100 m, dài 300 m. Theo các nhà khoa học, người xưa đã dùng loại cọc đường kính 7 - 10 cm, to nhất là 20 - 22 cm, có cọc dài trên 2 m được cắm theo nhiều thế rất hiểm, thường xiên 45° theo một hướng.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Vũ Nguyễn Gia Hiển
Xem chi tiết
Nguyễn Trường Giang
Xem chi tiết
Bé Của Nguyên
Xem chi tiết
Bùi Nguyễn Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc An Nhiên
Xem chi tiết
Hoàng Quỳnh Phương
Xem chi tiết