Nguyên nhân:
- giáo hội tăng cường bóc lột nhân dân tàn bạo, là lực lượng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản.
Nội dung:
- Lên án hành vi tham lam của giáo hoàng, đòi bỏ các lễ nghi phiền phức, quay về vs giáo hội Ki -tô nguyên thuỷ.
- Chịu ảnh hưởng của Lu Thơ, Cam Vanh lập lên đạo Tin - Lành
Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Vì thế, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Họ đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức Giáo hội đó.
Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là M. Lu-thơ (1483 - 1546), một tu sĩ ở Đức. Ông kịch liệt lên án những hành vi tham lam và đồi bại của Giáo hoàng, chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội, đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái, đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ.
Tại Thuỵ Sĩ, một giáo phái cải cách khác ra đời, gọi là đạo Tin Lành, do Can-vanh sáng lập, được đông đảo nhân dân tin theo.
* Xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo vì :
- Giáo hội tăng cường bóc lột nhân dân
- Giáo hội là lực lượng cản trở của giai cấp tư sản đang lên
* Nội dung cải cách tôn giáo của Lu-thơ ( Đức)
+ Phủ nhận vai trò thống trị của giáo hội, đòi bãi bỏ những lễ nghi phiền toái
+ Đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thủy
+ Cải cách của Can-vanh (Thụy Sĩ)
+ Hình thành giáo phái mới ( đạo Tin Lành )