Các bạn xem bài văn của đề: thuyết minh về chiếc áo dài VN mình làm còn sai lỗi gì (chính tả, các câu ghép, loại từ:Đt, TT, Dt ) hay thiếu ý gì ko nhé, cảm ơn các tình iu very nhìu!!!!! ...(^_^)...
Bài làm
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những nền văn hóa, những nét đặc trưng và trang phục truyền thống riêng. Nếu phụ nữ ở xứ sở hoa anh đào(Nhật Bản) tự hào với Kimono, người con gái xứ sở kim chi (Hàn Quốc) nổi tiếng với hanbok thì có...
Đọc tiếp
Các bạn xem bài văn của đề: " thuyết minh về chiếc áo dài VN" mình làm còn sai lỗi gì (chính tả, các câu ghép, loại từ:Đt, TT, Dt ) hay thiếu ý gì ko nhé, cảm ơn các tình iu very nhìu!!!!! ...(^_^)...
Bài làm
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những nền văn hóa, những nét đặc trưng và trang phục truyền thống riêng. Nếu phụ nữ ở xứ sở hoa anh đào(Nhật Bản) tự hào với Kimono, người con gái xứ sở kim chi (Hàn Quốc) nổi tiếng với hanbok thì có thể nói, khi nhắc đến Việt Nam, không biết từ bao giờ tà áo dài đã và luôn gắn bó cùng với hình ảnh những người phụ nữ duyên dáng, thướt tha. Đây là một bộ trang phục truyền thống, một bộ quốc phục đã song hành với chiều dài lịch sử đầy thăng trầm của Tổ Quốc. Nó được coi là "quốc hồn quốc tuý" của cả dân tộc và được ví như một biểu tượng đầy tự hào của Việt Nam.
Cho đến nay, vẫn chưa biết được cội nguồn chính xác của chiếc áo dài. Khi xưa, đa phần mọi người đều đồng ý rằng áo dài Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng những nhà chuyên môn lại khẳng định rằng đến năm 1744 thì áo dài mới bắt đầu đặt dấu ấn của mình lên xã hội Việt Nam. Vào thời gian này, vua Nguyễn Phúc Khoát đã lên ngôi và cai trị vùng đất phía Nam. Miền bắc được cai quản bởi chúa Trịnh ở Hà Nội, người dân ở đây mặc áo giao lĩnh- trang phục mang nét tương đồng với người Hán. Nhằm phân biệt giữa Nam và Bắc, vua Nguyễn Phúc Khoát đã yêu cầu tất cả phụ tá của mình mặc quần dài bên trong một chiếc áo lụa. Bộ váy này kết hợp giữa trang phục người Hán và Chămpa. Có thể đây là hình ảnh của bộ áo dài đầu tiên. Không ai có thể xác định được thời gian xa xưa nhất mà áo dài Việt Nam ra đời nhưng nếu nối ngược dòng thời gian, trở về quá khứ thì hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha còn được tìm thấy trên mặt trống đồng Ngọc Lũ qua những hình khắc. Và đây cũng là y phục xa xưa nhất của người Việt cách đây vài nghìn năm.
Cho dù đã trải qua mấy mươi năm lịch sử nhưng tà áo dài vẫn giữ lại cho mình một nét đẹp truyền thống, trang nhã và kín đáo lạ kì hay cũng bởi vì hầu hết những tà áo dài Việt Nam luôn nắm giữ cho mình một phép màu cho sự cấu tạo đặc biệt? Không, chiếc áo dài truyền thống đơn giản với tấm áo lụa mỏng thướt tha với rất nhiều màu sắc. Nó nhẹ nhàng, trang nhã lướt qua mọi con đường làng, mọi góc phố. Và sớm trở thành tâm điểm của sự chú ý đồng thời cũng là một bông hoa ánh lên vẻ đẹp yêu kiều, nét thanh lịch cho con người, cho cảnh vật xung quanh. Khi xưa, cổ áo dài cao khoảng 4 đến 5 cm nhưng ngày nay, cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng và được thiết kế thêm nhiều kiểu hơn như kiểu cổ trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, trên cổ áo thường được đính ngọc. Nhưng nhìn chung, nó đều tô đậm vẻ đẹp trắng trẻo, sự duyên dáng trên chiếc cổ người con gái Việt Nam. Phần thân áo được tính từ cổ xuống phần eo, nó gồm 2 mảnh bó sát eo làm tôn thêm vẻ đẹp thon gọn của người phụ nữ. Cúc áo dài thường từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái. Quần của áo dài khi xưa may bằng vải cứng cáp nhưng nay thường được may với vải mềm, rũ. Với kiểu thiết kế này, áo dài Việt Nam sẽ giữ cho mình sự hồn nhiên và thơ mộng hơn khi xõa mái tóc mượt mà, óng ả bay trong gió. Nó sẽ tô đậm ấn tượng đầu tiên cho những bạn bè quốc tế khi nhìn vào chúng ta.
Nếu ngày nay trong muôn vàn sự cách tân về trang phục khiến bao người mê mẫn thì chiếc áo dài Việt Nam vẫn chiếm độc tôn về bản sắc dân tộc. “Áo dài là nét đẹp, là biểu tượng của nước Việt Nam”. Câu nói ấy sẽ và mãi đúng nếu chúng ta giữ gìn và phát huy “những đứa con tinh thần của người Việt”. Để nó mãi là trang phục truyền thống của đất nước chữ S. Hãy mang theo phong cách và tâm hồn người Việt đến với năm châu. Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt.