-Hiện trạng: Trong những năm gần đây, diện tích rừng ngập mặn ở nước ta giảm nhanh. Nguồn lợi hải sản cũng giảm đáng kể, một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng (cá mòi, cá cháy,...), nhiều loài hải sản đang giảm về mức độ tập trung, các loài cá quý (cá thu,...) đánh bắt được có kích thước ngày càng nhỏ.
-Nguyên nhân của sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo:
+ Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi. nhất là thủy sản ven bờ
+ Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện ...
+Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác (các loài lưỡng cư, chim biển, các rạn san hô ...) của vùng biển - đảo.
+ Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp, các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo.
+ Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí.
+ Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển.
- Hậu quả:
+Làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta, cạn kiệt tài nguyên.
+ Ảnh hưởng xấu tới việc phát triển tổng hợp kinh tế biển theo hướng bền vững (đặc biệt là phát triển nghề cá, du lịch biển - đảo).
- Gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư vùng biển — đảo.
- Phương hướng khắc phục:
+Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
+ Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
+ Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
+ Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
+ Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.