Truyện thể hiện ước mơ, nguyện vọng của nhân dân về sự đổi đời cho người thiệt thòi đau khổ, mơ ước cho sự công bằng xã hội.
Truyện thể hiện ước mơ, nguyện vọng của nhân dân về sự đổi đời cho người thiệt thòi đau khổ, mơ ước cho sự công bằng xã hội.
Xác định đề tài của truyện.
Hãy chỉ ra các yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện Sọ Dừa. Theo em, các yếu tố kì ảo trong truyện này có vai trò gì?
Phẩm chất của nhân vật trong truyện cổ tích thường được bộc lộ qua chuỗi hành động xuyên suốt tác phẩm. Điều này được thể hiện như thế nào qua nhân vật Sọ Dừa?
Nhan đề văn bản gợi cho em liên tưởng gì?
Qua truyện Sọ Dừa, em học gì về cách nhìn nhận, đánh giá con người?
Truyện cổ tích thường kể về nhân vật bất hạnh (người mồ côi, người mang lốt vật...), nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh. Theo em, Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào?
Những chi tiết trong phần mở đầu giúp em biết được gì về nhân vật Sọ Dừa?
Đã bao giờ em đánh giá người khác chỉ qua hình thức bên ngoài? Cách đánh giá như vậy có chính xác không?
Sắp xếp lại các sự việc theo đúng trình từ xảy ra trong truyện:
a. Bà mẹ đi hái củi, uống nước trong sọ dừa rồi có mang, sinh ra Sọ Dừa dị hình dị dạng.
b. Sọ Dừa chăm lo học hành, đỗ trạng và đi sứ.
c. Sọ Dừa đi sứ về, hết sức vui mừng khi gặp lại vợ trên đảo.
d. Ở nhà phú ông, Sọ Dừa gặp được cô út và kết hôn với cô, trút bỏ lốt xấu xí.
đ. Hai người chị hại em, đẩy vợ Sọ Dừa xuống biển.
e. Nhờ làm theo lời dặn của chồng, người vợ thoát nạn và sống trên đảo hoang.
g. Hai người chị xấu hổ bỏ đi biệt xứ.
h. Sọ Dừa xin đi chăn bò ở nhà phú ông để phụ giúp mẹ già.
Em có nhận xét gì về cách sắp xếp thứ tự các sự việc trong truyện cổ tích?