Ôn tập Tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Chen Di Như

Cho ∆ABC vuông tại A có BD là phân giác của góc B (D AC). Vẽ DM ⏊ BC (M
BC).
a) Chứng minh ∆ABD = ∆MBD
b) Chứng minh ∆BAM là tam giác cân
c) Đường thẳng MD cắt đường thẳng BA tại K. Chứng minh BK = BC
d) Chứng minh AM ≠ KC.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
27 tháng 4 2020 lúc 12:01

a) Xét ΔABD vuông tại A và ΔMBD vuông tại M có

BD là cạnh chung

\(\widehat{ABD}=\widehat{MBD}\)(BD là tia phân giác của \(\widehat{ABC}\), M∈BC)

Do đó: ΔABD=ΔMBD(cạnh huyền-góc nhọn)

b) Ta có: ΔABD=ΔMBD(cmt)

⇒BA=BM(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔBAM có BA=BM(cmt)

nên ΔBAM cân tại M(định nghĩa tam giác cân)

c) Xét ΔADK vuông tại A và ΔMDC vuông tại M có

AD=MD(ΔABD=ΔMBD)

\(\widehat{ADK}=\widehat{MDC}\)(hai góc đối đỉnh)

Do đó: ΔADK=ΔMDC(cạnh góc vuông-góc nhọn kề)

⇒AK=MC(hai cạnh tương ứng)

Ta có: AK+AB=BK(A nằm giữa B và K)

MC+MB=BC(M nằm giữa B và C)

mà AK=MC(cmt)

và AB=BM(cmt)

nên BK=BC(đpcm)

d) Sửa đề: Chứng minh AM//KC

Ta có: ΔBAM cân tại B(cmt)

\(\widehat{BAM}=\frac{180^0-\widehat{B}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔBAM cân tại B)(1)

Xét ΔBKC có BK=BC(cmt)

nên ΔBKC cân tại B(định nghĩa tam giác cân)

hay \(\widehat{BKC}=\frac{180^0-\widehat{B}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔBKC cân tại C)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{BAM}=\widehat{BKC}\)

\(\widehat{BAM}\)\(\widehat{BKC}\) là hai góc ở vị trí đồng vị

nên AM//KC(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)


Các câu hỏi tương tự
Ly Khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Phương
Xem chi tiết
Xuân Mẫn Ngô Ngọc
Xem chi tiết
Vũ Tuyết Nga
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
Xem chi tiết
Chuối FF_W
Xem chi tiết
F9 Oppo
Xem chi tiết
Nhi Lê Uyên
Xem chi tiết
Lê Ngọc Hạnh Trang
Xem chi tiết