Cho 20g bột kim loại Cu vào một bình đựng 0,5 lít AgNO3 0,3M khuấy đều 1 thời gian ngắn sau đó lọc ngay thì thu được 29,12 chất rắn A và dd B
a) Tính CM của các chất tan trong dd B ( giả thiết Vdd không thay đổi)
b) Cho 30g một miếng kim loại R hóa trị 2 vào dd B . Khuấy đều đến khi phản ứng hết lấy miếng kim loại ra đem cân nặng 32,205g. Xác định R biết rằng sau phản ứng trong dd chỉ còn 1 muối tan
nAgNO3 = 0,3 . 0,5 = 0,15 mol
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓
1_______2_______1_________2 tăng 2 . 108 - 1.64 = 152g
x _____2x________x________ 2x tăng 29,12 - 20 = 9,12(g)
\(x=\frac{9,12}{152}=0,06\left(mol\right)\)
nAgNO3 p.ứ = 0,12 mol
Sau p.ứ trong dd có: Cu(NO3)2: 0,06 mol
AgNO3 dư: 0,15 - 0,12 = 0,03 mol
\(CM_{Cu\left(NO3\right)2}=\frac{0,06}{0,5}=0,12\left(M\right)\)
\(CM_{AgNO3}=\frac{0,03}{0,5}=0,06\left(M\right)\)
b) Sau phản ứng trong dung dịch chỉ chứa 1 muối tan nên Cu(NO3)2 và AgNO3 đều phản ứng hết
Gọi NTK của R là M
M + 2AgNO3 → M(NO3)2 + 2Ag↓
1_____2 __________________2 tăng 2 . 108 - 1.R = (216-M)g
_______ 0,03 _____________tăng \(\frac{0,03.\left(216-M\right)}{2}\left(g\right)\)
M + Cu(NO3)2 → M(NO3)2 + Cu↓
1____1___________________1 tăng (64 - M) (g)
___0,06_________________tăng 0,06.(64-M)(g)
Suy ra: 32,205 - 30 =\(\frac{0,03.\left(216-M\right)}{2}\text{+ 0,06.(64-M)}\)
→ 0,015(216-M)+0,06(64-M)= 2,205
→ M = 65
→ R là Kẽm (Zn)