Cho 12 gam C vào một bình kín có thể tích 11,2 lít (đktc). Bật tia lửa điện để đốt cháy lượng
C. Sau khi phản ứng kết thúc đưa bình về đktc thì thấy hỗn hợp khí trong bình có tỉ khối so
với hi đro = 15,412 và chứa 3 khí. Chất rắn còn lại trong bình có khối lượng 10,68 gam.
a. Tìm khối lượng C đã tham gia phản ứng
b. Tìm khối lượng mỗi khí trong bình sau phản ứng.
Trộn 3 MOL SO2 với 2 MOL O2. Cho hỗn hợp vào bình kín chứa phản chất xúc tác V2O5, bật tia lửa điện để phản ứng xảy ra . Sau phản ứng đưa bình về điệu kiện ban đầu thì thấy áp suất trong bình giảm 10%. Tính hiệu suất của phản ứng
3) Để điều chế phân đạm người ta thực hiện phản ứng :N2+H2 \(\rightarrow\) NH3
Thực hiện trộn 20 lít N2 và 20 lít hidro (hỗn hợp A) cho vào bình kín, đưa nhiệt độ lên to và áp suất là p (điều kiện thích hợp) để phản ứng xảy ra. Sau một thời gian đưa hỗn hợp phản ứng về nhiệt độ ban đầu thì thu được 30 lít hỗn hợp khí B. Tính thể tích từng khí trong B và hiệu suất phản ứng
1. Cho 17,5 lít H2 và 5 lít N2 vào một bình phản ứng. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí A gồm NH3, N2 và H2 ( các thể tích khí đo trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Biết dA/H2=5 Tính hiệu suất tổng hợp NH3 và thể tích khí NH3 thu được sau phản ứng.
Bài 11: Cho 0,896 lít H2 tác dụng với 0,672 khí Cl2 (đktc), sản phẩm thu được cho hòa tan vào 19,27 gam nước thu được dung dịch A. Lấy 5 gam dung dịch A phản ứng với AgNO3 dư được 0,7175 gam kết tủa. Tính H phản ứng giữa H2 và Cl2.
Bài 12: Trong một bình kín chứa SO2 và O2 theo tỉ lệ mol 1:1 và một ít bột xúc tác V2O5. Nung nóng bình một thời gian rồi đưa về điều kiện nhiệt độ và áp suất ban đầu thu được hỗn hợp khí sản phẩm chiếm 35,3 % về thể tích. Tính H phản ứng tạo thành SO3.
1 bình khí có thể tích là 8,96 lít chứa hỗn hợp khí A gồm O2, SO2, N2 tỉ lệ thể tích là 1:1:3( cùng đktc). Đốt cháy 1 lượng S trong bình đó đưa về nhiệt độ ban đầu thì được hỗn hợp khí B có tỉ khối hỗn hợp khi B so với hỗn hợp khí A là 1,089
a, Cho biết sự thay đổi về áp suất trong bình trước và sau phản ứng
b, Xác định thành phần % về thể tích của các khí trong B
a)Hỗn hợp Y gồm O2 và H2 có tỉ khối với H2 là 4,75. Tính thành phần phần trăm về thể tích mỗi khí trong Y
b)Gây nổ 8,96 lít hỗn hợp Y trong thiết bị tổng hợp nước. Sau khi làm nguội thiết bị về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất trong thiết bị chỉ còn 43,75% so với ban đầu. Tính hiệu suất phản ứng tổng hợp nước
Để khử hoàn toàn 40 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ cao, cần dùng 13,44 lít khí H2 (đktc).
a) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
b) Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 5 (4 điểm):
1. Đốt cháy 25,6 gam Cu thu được 28,8 gam chất rắn X. Tính khối lượng mỗi chất trong X.
2. Cho 2,4 gam kim loại hoá trị II tác dụng với dung dịch HCl lấy dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Xác định kim loại.
Một bình kín có thể tích không đổi chứa bột S và C ( V không đáng kể ). Bơm không khí vào bình đến áp suất P= 2 atm, ở 25 độ C . Bật tia lửa điện để S và C cháy hết, sau đó đưa bình về 25 độ C. Tính áp suất trong bình lúc đó.