Chiến tranh thế giới thứ hai (cũng được nhắc đến với tên gọi Đệ nhị thế chiến, Thế chiến II hay Đại chiến thế giới lần thứ hai,...) là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít. Hầu hết mọi lục địa trên thế giớiđều bị ảnh hưởng của cuộc chiến này, ngoại trừ châu Nam Cực và Nam Mỹ. Cho đến hiện nay, nó là cuộc chiến rộng lớn và tai hại nhất trong lịch sử nhân loại.[1]
Các nguyên nhân cuộc chiến được nêu ra thì có nhiều và là một đề tài đang được tranh cãi, trong đó có Hòa ước Versailles, đại khủng hoảng, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt. Cũng chưa có sự thống nhất trong việc tính ngày bắt đầu cuộc chiến: một số người cho rằng đó là khi Đức xâm lược Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, một số người khác tính ngày Nhật Bản xâm lược Trung Quốc vào ngày 7 tháng 7 năm 1937, còn một số khác thì tính vào một ngày còn sớm hơn nữa: ngày Nhật xâm lăng Mãn Châu vào năm 1931. Cũng một số người khác cho rằng hai cuộc thế chiến thực ra chỉ là một và được chia ra bởi một cuộc ngừng bắn.[2]
Các chiến sự đã xảy ra tại Đại Tây Dương, châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương và phần lớn của Đông Á và Đông Nam Á. Cuộc chiến kết thúc tại châu Âu khi Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng 5năm 1945 (theo giờ Berlin, còn theo giờ Moskva là ngày 9 tháng 5) nhưng vẫn còn tiếp diễn tại châu Á cho đến khi Nhật đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh toàn diện, kể cả dân thường không ở mặt trận cũng bị đánh bom hàng loạt. Khoảng 70 triệu người đã bị chết do cuộc chiến này (thống kê vẫn tiếp tục nghiên cứu), kể cả các hành động tàn sát diệt chủng của Đức Quốc xã (Holocaust). 60% người chết là thường dân, chết vì bệnh dịch, nạn đói, nạn diệt chủng và bom đạn. Thiệt hại nặng nhất là Liên Xô từ 23 tới 27 triệu người chết, trong khi theo phần trăm dân số thì là Ba Lan với 16% (5,6 triệu người chết so với 34,8 triệu người trước chiến tranh[3]).
Vũ khí nguyên tử, máy bay phản lực, ra-đa v...v... là một số phát minh trong cuộc chiến.
Sau cuộc chiến, châu Âu bị chia ra làm hai phái: một phía chịu ảnh hưởng của phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu, còn phía kia chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Các nước phụ thuộc Hoa Kỳ nằm trong kế hoạch khống chế chính trị thông qua các viện trợ kinh tế mang tên Kế hoạch Marshall trong khi các nước kia trở thành các nướcchủ nghĩa cộng sản phụ thuộc Liên Xô. Tây Âu liên kết đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, trong khi các nước Đông Âu liên kết đồng minh theo Hiệp ước Warszawa. Các liên minh này đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Lạnh sau này. Tại châu Á, sự chiếm đóng Nhật Bản của quân đội Hoa Kỳ đã Tây hóa nước này, trong khi Trung Quốc bị chia ra thành hai nước: nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nướcTrung Hoa Dân quốc tại Đài Loan
Hoàn cảnh và nguyên nhân
Lý do dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai khác nhau trong mỗi nơi giao chiến. Tại châu Âu, lý do nằm xung quanh hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất: Đứcmuốn tránh phải tuân theo các điều kiện trong Hòa ước Versailles, chủ nghĩa phát xít ngày càng phổ biến và các lãnh tụ chủ nghĩa này có tham vọng cao, trong khi tình hình không ổn định tại Trung Âu và Đông Âu sau khi Đế quốc Áo-Hung tan rã làm chiến tranh dễ xảy ra.
Tại Thái Bình Dương, ý định biến thành cường quốc số một của Nhật Bản và sự thắng thế của một số tướng lãnh quân phiệt đã khiến nước này có ý đồ chiếmTrung Quốc và các thuộc địa lân cận (của Anh, Pháp) để thoả mãn nhu cầu tài nguyên mà đảo quốc nhỏ bé này không thể tự đáp ứng được, cuối cùng đã cuốnNhật Bản vào chiến tranh.
Tình hình châu Âu[sửa | sửa mã nguồn]Sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít[sửa | sửa mã nguồn]
Vào thập niên 1920 và 1930, chế độ phát xít giành được quyền lực tại Ý và Đức trong khi các đảng phát xít khác cũng có nhiều thế lực trong chính trường Trung Âu. Riêng tại Đức, đảng Đức quốc xã và thủ lĩnh Adolf Hitler đang có hoài bão tạo ra một chính quyền kiểu mẫu. Họ đã khơi dậy và khai thác niềm tự hào dân tộc củangười Đức, cũng như các nền tảng trụ cột của chủ nghĩa phát xít như sự tôn trọng quân đội và tuân thủ chính quyền. Các sự kiện này khiến Đức trở thành một nước hùng mạnh với quân đội mạnh được xây dựng trên nền tảng tư tưởng chiến lược, một nền công nghiệp phát triển nhanh trong môi trường khuyến khích thương mại và sự ủng hộ của dân chúng trong việc giành lại đất đai đã bị mất sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và danh dự quốc gia. Tại Ý, Benito Mussolini cũng dùng thuật hùng biện như Hitler, nhưng ít thành công hơn.
Thủ lĩnh Đức quốc xã, Adolf Hitler, đã trình bày tham vọng của mình ngay từ năm 1924, trong cuốn tự truyện Mein Kampf, cụ thể như sau:
Nước Đức sẽ trở thành "bá chủ của thế giới". Trước hết, phải tính sổ với nước Pháp, "kẻ thù truyền kiếp của dân Đức". Sau khi đã tiêu diệt được Pháp, Đức phải bành trướng về hướng Đông – chủ yếu là chiếm đất của nước Nga để giành lấy "không gian sinh tồn" (tức là mở rộng lãnh thổ và tài nguyên), nếu chiếm được nước Nga, nước Đức sẽ không còn bị bó hẹp trong lãnh thổ bé nhỏ hiện tại mà sẽ trở thành một đại quốc có lãnh thổ rộng bao la. Về tính chất của nhà nước Quốc xã tương lai, Hitler nói rõ rằng sẽ không có cái trò "dân chủ ngu xuẩn" và rằng Đế quốc thứ Ba sẽ được đặt được một thể chếđộc tài. Hitler xem mọi đời sống như là sự tranh đấu trường kỳ và thế giới như là khu rừng, trong đó chủng tộc nào mạnh hơn sẽ sống sót và thống trị. Đây là điều cốt lõi của tư tưởng Quốc xã về tính ưu việt của chủng tộc Aryan (người Đức). Và nếu chủng tộc Aryan muốn vượt lên trên thì phải chà đạp những chủng tộc khác, đặc biệt là những chủng tộc mà Hiler xem là cỏ rác – đó là Do Thái và Slav (người Nga).Sau khi Hitler lên nắm chính quyền, ông ta đặt ưu tiên vào việc tái tạo lại quân đội. Đức bỏ tiền ra để nghiên cứu các vũ khí nguy hiểm hơn và xây dựng các công nghiệp quân sự. Trong khi đó, các nhà tài phiệt Anh, Mỹ và phương Tây đã cung cấp tài chính cho Hitler vào những năm 1930 để ông ta có thể chi trả cho các hoạt động chính trị cũng như giúp Đức gây dựng nền công nghiệp quân sự (vấn đề mối quan hệ tài chính của Đức Quốc xã với các tập đoàn tư bản Mỹ được che giấu triệt để đã được nhà kinh tế học người Anh nổi tiếng Anthony Sutton làm rõ trong cuốn sách "Phố Wall và sự nổi lên của Hitler"[4]). Các tài liệu mới giải mật từ kho lưu trữ Hoa Kỳ cho thấy Thượng nghị sĩ Prescott Bush (cha của Tổng thống Mỹ thứ 41 và ông nội của Tổng thống Mỹ thứ 43) là một trong những nhà tài phiệt Mỹ đã tham gia giao dịch với các kiến trúc sư tài chính của chủ nghĩa phát xít[5].
Vào năm 1936, Hitler tái chiếm đóng Rhineland, Anh-Pháp bỏ qua vấn đề này. Giới chức Anh, Pháp, Mỹ không chỉ bỏ qua sự trỗi dậy của Đức Quốc xã, mà còn tích cực đổ tiền vào nền kinh tế Đức, tạo điều kiện cho bộ máy chiến tranh của phát xít Đức phát triển. Hãng sản xuất vũ khí danh tiếng của Anh Vickers-Armstrong đã cung cấp vũ khí hạng nặng cho Đức, trong khi các công ty Mỹ như Pratt & Whitney, Douglas, Bendix Aviation... cung cấp cho Đức các bằng sáng chế, bí mật quân sự và các động cơ máy bay tối tân. Thủ tướng Anh Stanley Baldwin tóm tắt vấn đề vào tháng 7/1936 như sau: “Nếu chiến sự có diễn ra ở châu Âu, thì tôi mong được chứng kiến cảnh tụi Bolshevik (Liên Xô) và Đức Quốc xã nện nhau”[6].
Quan hệ giữa các nước châu Âu[sửa | sửa mã nguồn]
Trong các nước châu Âu, Ba Lan là nước đầu tiên thỏa thuận với Đức Quốc xã. Hiệp ước giữa Ba lan và Hitler, ký vào ngày 26 tháng 1 năm 1934 có hiệu lực 10 năm. Đức đòi hỏi khu vực Danzig, Ba lan đòi hỏi Korridor và đòi sửa lại biên giới vùng Oberschlesien. Căn cứ theo Hiệp ước này, khi Đức chiếm Tiệp Khắc (năm 1938), hùa theo Đức, Ba Lan cũng đã đem quân xâm chiếm vùng Tesschen của Tiệp Khắc.
Trong các năm 1936-1937, Liên Xô đã giúp đỡ những người Cộng hòa Tây Ban Nha chống lại chế độ phát xít Tây Ban Nha của Franco được Adolf Hitler bảo trợ, nhưng Liên Xô lại không được Anh, Pháp ủng hộ tích cực. Ngược lại, từ tháng 11 năm 1937, Anh-Pháp đã mở nhiều cuộc hội đàm với các thủ lĩnh Đức Quốc xã tạiObersanzberg. Họ cho rằng chế độ của Hitler đã trở thành thành trì chống chủ nghĩa Bolshevik và đã đến lúc có thể tiến hành cuộc "thập tự chinh" mới về phương Đông (tức Liên Xô). Ngày 1 tháng 3 năm 1938, nước Đức quốc xã thôn tính nước Áo mà không cần nổ một phát súng. Trong khi Bộ trưởng dân ủy ngoại giao Liên Xô tuyên bố lên án cuộc xâm lược này[7] thì thủ tướng Anh Neville Chamberlain lại nói: "Chúng ta phải tránh bị mắc lừa. Và chúng ta cũng không để cho các nước nhỏ có ảo tưởng về sự giúp đỡ của Hội Quốc Liên có thể dành cho họ để chống lại sự xâm lược".[8]
Lễ ký Hiệp ước Munich năm 1938 giữa Anh, Pháp và Đức. Adolf Hitler đứng giữa, Thủ tướng Anh Neville Chamberlain đứng ngoài cùng bên tráiSau khi Áo bị sát nhập với Đức, Hitler đòi hỏi vùng Sudentenland từ Tiệp Khắc. Tháng 8 năm 1938, quân đội Đức tập trung 30 sư đoàn quanh biên giới Tiệp Khắc, sẵn sàng tấn công nước này.
Đến lúc này, tham vọng của Hitler đã lộ rõ, Liên Xô đề nghị với Anh - Pháp việc gạt bỏ những mâu thuẫn giữa hai phía và thành lập một liên minh nhằm ngăn chặn Hitler nhưng bị 2 nước này từ chối. Ngược lại, Anh - Pháp lại nhận lời mời của Ngoại trưởng Đức Ribbentrop và tham gia ký Hiệp ước Munich trong ngày 29, 30 tháng 9 năm 1938 giữa tứ cường Anh, Đức, Pháp, Ý. Kết quả của hội nghị này là một hiệp ước không xâm lược lẫn nhau được ký giữa bốn nước này (Hiệp ước Munich) ngày 30 tháng 9 mà không hề đếm xỉa đến Hiệp ước tương trợ giữa Anh và Pháp với chính phủ Tiệp Khắc. Chính phủ Pháp cũng hùa với Đức và Anh để loại Liên Xô (nước ủng hộ Tiệp Khắc) ra khỏi hội nghị Munich.
Bằng Hiệp định Munich, Anh và Pháp đã thừa nhận việc Đức Quốc xã thôn tính nước Áo là việc đã rồi. Anh-Pháp cũng sẽ làm ngơ cho Hitler đánh chiếm xứ Bohemia và Moravia, chiếm phía tây Tiệp Khắc; đặt Ba Lan và cả Liên Xô trước nguy cơ xâm lược của nước Đức Quốc xã[9] Sau khi ký Hiệp định Munich, Thủ tướng Anh là Chamberlain trước khi bay về Anh đã tuyên bố với Hitler rằng "Bây giờ thì ông có đủ máy bay để tấn công Liên Xô. Điều đó sẽ khiến cho Liên Xô không thể đưa máy bay sang Tiệp Khắc được."
Liền sau Hiệp ước Munich, 2 hiệp ước khác được Anh-Pháp ký với Đức:
Ngày 6 tháng 12 năm 1938 Pháp tuyên bố xóa bỏ Hiệp ước tương trợ Pháp-Liên Xô để ký với Đức bản tuyên bố thừa nhận hiệu lực hoàn toàn của Hiệp định Munich 1938. Bộ trưởng ngoại giao Pháp là Georges Bonnet khi tới thăm Ribbentrop vào năm 1938 đã nói "Nước Pháp rất quan tâm cho các giải pháp về người Do thái", nước Pháp chỉ mong làm sao trục xuất hàng chục ngàn người Do Thái đã tới Pháp. Ngày 15 tháng 3 năm 1939, hiệp ước Düsseldorf được ký kết giữa Anh và Đức Quốc xã về việc phân chia quyền lực kinh tế trong khu vực châu Âu cho hai cường quốc Anh và Đức, trong đó Anh công nhận Đức có quyền khống chế kinh tế khu vực Đông Âu.Như vậy, hai nước Anh và Pháp không muốn tham chiến, cũng không muốn lập liên minh với Liên Xô cho nên đã vứt bỏ liên minh quân sự với Cộng hoà Tiệp Khắc và ký Hiệp ước München vào ngày 29 tháng 9, buộc Tiệp Khắc phải cắt cho Đức một phần lãnh thổ để thỏa mãn yêu cầu của Đức. Nhưng không dừng lại ở đó, đến ngày 16 tháng 3 năm 1939, Đức đã chiếm đóng toàn bộ Tiệp Khắc. Liên Xô ra tuyên bố phản đối Đức, nhưng Anh-Pháp vẫn bỏ qua việc này. Thấy tình hình thuận lợi, cả Ba Lan và Hungari cũng hùa theo Đức, đưa quân chiếm một phần lãnh thổ Tiệp Khắc. Ý theo gương Đức, đã tiến hành xâm lược Ethiopia năm 1935 và sát nhập Albania vào ngày 12 tháng 4 năm 1939[10].
Các tài liệu lưu trữ của Anh được công bố vào năm 2013 cho thấy nước Anh không chỉ bỏ mặc Tiệp Khắc cho Hitler xâm chiếm mà còn tình nguyện trao gần 9 triệu USD tiền vàng vốn thuộc về Tiệp Khắc cho Đức Quốc xã. Các thỏi vàng của Tiệp Khắc đã được gửi ngay cho Hitler vào tháng 3/1939 khi quân Đức chiếm Praha. Điều khó tin hơn nữa là chính phủ Anh thực sự đã ngăn chặn và làm phá sản một âm mưu đảo chính của một nhóm sĩ quan cao cấp của quân đội Đức nhằm vàoAdolf Hitler vào năm 1938, khi Hitler ra lệnh tấn công Tiệp Khắc. Tác giả Anh Michael McMenamin cho biết: “Về mặt lịch sử, không có nghi ngờ gì về việc phong trào kháng chiến Đức đã liên tục cảnh báo cho người Anh về ý đồ của Hitler là muốn xâm lược Tiệp Khắc vào tháng 9/1938... Tuy nhiên, để đáp lại, chính phủ Anh khi đó đã thực hiện mọi bước đi ngoại giao có thể để... phá hoại phe đối lập với Hitler.”[6]
Tháng 4 năm 1939, trong một nỗ lực cuối cùng để cứu vãn nền an ninh tập thể của châu Âu, Liên Xô mở lại các cuộc thương lượng với Anh và Pháp nhằm tìm kiếm một hiệp định tương trợ thật sự với các nước Tây Âu và Đông Âu. Mặc dù người Nga thực lòng muốn ký một hiệp ước phòng thủ chung càng sớm càng tốt với Anh và Pháp nhưng họ đã vấp phải sự lạnh nhạt của các chính phủ này[10], hiệp định tương trợ mà Liên Xô muốn xây dựng với các nước Tây Âu đã không thể được thực hiện.
Sau Hiệp ước Munich, những nước còn lại ở Tây Âu và Trung Âu quay sang tìm cách thỏa hiệp với Đức Quốc xã. Ngày 7 tháng 6 năm 1939, hiệp ước không xâm lược lẫn nhau cũng được Đức Quốc xã tiếp tục ký với ba nước Baltic (Estonia, Latvia, Litva) và Đan Mạch, những nước có biên giới nằm khá gần Liên Xô. Hiệp ước này quy định rằng các nước Baltic sẽ trợ giúp Đức để chống Liên Xô. Điều này càng khiến Liên Xô trở nên lo ngại hơn.
Việc Anh, Pháp từ chối lập liên minh với Liên Xô và ký với Đức hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau, đồng thời bỏ mặc đồng minh Tiệp Khắc cho Đức tiêu diệt, tất cả khiến Liên Xô thấy rằng phương Tây không hề thực tâm trong việc ngăn chặn Hitler, mà thực ra họ đang tìm cách hướng cỗ máy chiến tranh Đức nhắm vào Liên Xô[11].
Vào ngày 22 tháng 5, Ý và Đức ký Hiệp ước Thép, chính thức hoá liên minh quân sự giữa hai nước. Về sau, hiệp ước được mở rộng thêm Đế quốc Nhật Bản, làm thành bộ ba Đức-Ý-Nhật, 3 cường quốc lớn nhất của phe Trục trong thế chiến thứ 2.
Lập trường của các cường quốc phương Tây đưa Liên Xô đứng trước 2 sự lựa chọn: hoặc sẽ bị cô lập và phải một mình chống đỡ với các cuộc tấn công của phát xít Đức; hoặc phải đàm phán với Đức để ký một hiệp ước không xâm lược nhằm tranh thủ thời gian củng cố quân đội. Tình hình cho thấy sự lựa chọn thứ hai là không thể tránh khỏi. Vào ngày 23 tháng 8, Đức và Liên Xô ký Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, một thoả thuận không xâm lược trong đó có một điều khoản bí mật chia sẻ vùng ảnh hưởng tại Đông Âu giữa hai nước này. Thoả thuận này làm các nước Tây phương ngạc nhiên, nếu nhớ rằng hai nước này đã ủng hộ hai phía khác nhau trong Nội chiến Tây Ban Nha vừa mới kết thúc. Tuy nhiên với Liên Xô, hành động này không có gì khó hiểu vì Anh-Pháp đã từ chối lập liên minh chống Đức, mà họ thì không muốn một mình đối đầu với Đức tại thời điểm đó.
Ngày nay, truyền thông phương Tây tập trung khai thác Hiệp ước Xô-Đức để kết tội Liên Xô đã bắt tay với Hitler, tạo nguyên nhân gây ra Thế chiến thứ 2. Nhưng thực tế lịch sử cho thấy hầu hết các cường quốc lớn của châu Âu đều đã ký các hiệp ước tương tự với Đức Quốc xã trước khi Liên Xô làm vậy. Giáo sư Carley nhận xét rằng đây là nỗ lực tuyên truyền của phương Tây nhằm biện minh cho các lỗi lầm nghiêm trọng vào những năm 1930, khi họ không chặn đứng sự trỗi dậy của nước Đức Quốc xã và thiết lập một liên minh chống Hitler vào thập niên 1930 theo đề nghị của Liên Xô[6].
Tình hình châu Á[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm về Chiến tranh Trung-Nhật tại Chiến tranh biên giới Xô-Nhật. Xe tăng Liên Xô dàn đội hình tấn công quân Nhật trong chiến dịch Khalkhyn GolTại châu Á, Nhật Bản đã có mặt tại Trung Quốc khi chiến tranh bắt đầu. Các khu vực bị Nhật chiếm đóng trong quốc gia suy yếu này ngày càng nhiều trong những năm cuối thập niên 1930. Chiến tranh Trung-Nhật (1937-1945) đã bùng nổ sau khi Nhật lấy cớ sự kiện Lư Câu Kiều để đưa quân tấn công Trung Quốc. Với ưu thế vượt trội về không quân và hải quân cũng như tinh thần kỷ luật cao của binh sĩ, Nhật Bản nhanh chóng chiếm đóng hầu hết miền đông bắc Trung Quốc.
Lúc này, hai phía Quốc dân đảng và Cộng sản đảng chấp nhận ngừng chiến để tập trung vào việc đánh đuổi Nhật Bản ra khỏi Trung Quốc. Cuộc chiến còn có sự tham gia của Không quân Liên Xô để hỗ trợ cho quân Trung Quốc lúc này còn rất yếu về không quân so với Nhật.
Lúc đầu, Trung Quốc giành được một số thắng lợi, nhưng sau này đà thắng quay sang phía Nhật và họ đã chiếm luôn cả miền Đông Nam Trung Quốc. Trong cuộc tấn công của Nhật có nhiều sự kiện khi dân thường bị tàn sát tàn nhẫn, trong đó có sự kiện Thảm sát Nam Kinh, đã khiến dư luận quốc tế ra áp lực đòi hỏi Nhật rời khỏi Trung Quốc, tuy nhiên Nhật Bản phớt lờ những sức ép này. Hoa Kỳ, nước đang nắm giữ nhiều đảo ở Thái Bình Dương và Phillipine, đã bày tỏ sự lo ngại đối với các hoạt động của Nhật, và bắt đầu dùng các biện pháp trừng phạt như không cho hàng hóa được tàu chở đến Nhật, nhất là dầu mỏ.
Viên sĩ quan Nhật thuyết trình về chiến lược Tân Thái Bình Dương cho binh sĩ.Nhật đã chiếm đóng hầu hết các khu vực thành thị và công nghiệp tại Trung Quốc trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu (sau sự kiện cầu Lư Câu 1937). Tuy thế, Trung Quốc không có hai tài nguyên quan trọng trong việc phát triển và bảo đảm an ninh của Nhật: đó là dầu mỏ và cao su. Có hai quan điểm trong các tướng lãnh Nhật về cách đạt được các tài nguyên này: một là đánh vào phía bắc, tức là vào lãnh thổ Liên Xô và chiếm lấy một phần lớn của Siberi và hai là đánh xuống phía nam vào các thuộc địa của Âu Châu tại Đông Nam Á.
Sau Chiến tranh biên giới Xô-Nhật với việc Nhật Bản bị Liên Xô đánh bại 2 lần liên tiếp, Nhật đã cho rằng cách đánh vào phía bắc không thể giành được chiến thắng. Sau thất bại trong trận Khalkhin Gol, Nhật Bản và Liên Xô đã ký một hiệp ước trung lập vào ngày 13 tháng 4 năm 1939. Nhiều sử gia Liên Xô cho rằng việc thất bại trong chiến dịch Khalkhin Gol đã khiến Nhật từ bỏ kế hoạch xâm lược Liên Xô, dù sau này Đức Quốc xã đã đề nghị Nhật cùng hợp sức tấn công Liên Xô vào năm 1941[a][b][c].
Không thể tiến lên phía bắc, giờ đây tham vọng của Nhật được hướng xuống phía nam, vào các thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tại khu vực Đông Nam Á. Chiếm được vùng này, Nhật Bản sẽ có được hai tài nguyên quan trọng là dầu mỏ và cao su, cho phép họ đủ sức tranh đoạt vị trí bá chủ ở Thái Bình Dương với Anh và Hoa Kỳ.
Diễn biến[sửa | sửa mã nguồn] Chiến trường châu Âu[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Chiến trường châu Âu (Chiến tranh thế giới thứ hai)Chiến trường châu Âu 1939-1940[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Cuộc xâm lược Ba Lan (1939), Cuộc chiến cuội, Sự phản bội của phương Tây, và Trận chiến nước Pháp Máy bay tiêm kích Bf 110 của Không quân Đức vượt biên giới Ba LanVào ngày 1 tháng 9, chỉ một tuần sau khi Hiệp ước Molotov-Ribbentrop được ký kết, Đức xâm lược Ba Lan, khiến Anh và Pháp phải tuyên chiến với Đức để làm tròn bổn phận theo hiệp ước với Ba Lan, tuy nhiên thực tế 2 nước này đã không có hành động gì trợ giúp cho Ba Lan (Anh, Pháp hy vọng sau khi Đức chiếm xong Ba Lan thì sẽ ngừng lại hoặc quay sang tấn công Liên Xô). Vào ngày 17 tháng 9, lực lượng Liên Xô tiến vào Ba Lan từ miền đông khi biên giới đã bỏ trống do Ba Lan chuyển quân sang phía tây chống Đức, với mục đích bảo vệ kiều dân gốc Nga và thu hồi lại những vùng đất đã bị Ba Lan chiếm của họ trong Chiến tranh Nga-Ba Lan (1919-1921). Sự xâm nhập từ 2 nước mạnh khiến chính phủ Ba Lan phải chạy khỏi đất nước, một phần quân đội Ba Lan rút theo và tổ chức lại ở Pháp. Đến ngày 6 tháng 10, lực lượng quân đội Ba Lan còn lại hoàn toàn đầu hàng. Lãnh thổ Ba Lan do Đức kiểm soát nằm dưới quản lý của 1 viên Toàn quyền Đức trong khi các vùng phía đông (từng thuộc Nga nhưng bị Ba Lan chiếm trong Chiến tranh Nga-Ba Lan (1919-1921)) được hoàn trả cho Liên Xô (những vùng này ngày nay thuộc về Ucraina và Belarus).
Sự sụp đổ nhanh chóng của Ba Lan có lý do khách quan là sự vượt trội về công nghệ quân sự của Đức, còn lý do chủ quan là vì họ quá tin vào lời hứa của Anh-Pháp sẽ nhanh chóng tiếp viện cho Ba Lan, nhưng thực tế viện trợ đã không đến. Thực tế Ba Lan đã bị đồng minh của họ bỏ rơi, vì khi Đức tấn công Ba Lan, quân Anh-Pháp có tới 110 sư đoàn đang áp sát biên giới Đức so với chỉ 23 sư đoàn của Đức, nếu Anh-Pháp tấn công thì sẽ nhanh chóng buộc Đức phải rút quân về nước. Tư lệnh kỵ binh Đức Quốc xã Siegfried Westphal từng nói, nếu quân Pháp tấn công trong tháng 9 năm 1939 vào chiến tuyến Đức thì họ "chỉ có thể cầm cự được một hoặc hai tuần". Riêng ở đồng bằng Saar tháng 9 năm 1939, binh lực Pháp có 40 sư đoàn so với 22 của Đức, phía Đức không có xe tăng và chỉ có chưa đầy 100 khẩu pháo các cỡ, quá yếu ớt khi so sánh với trang bị của Pháp (1 sư đoàn thiết giáp, ba sư đoàn cơ giới, 78 trung đoàn pháo binh và 40 tiểu đoàn xe tăng). Tướng Đức Alfred Jodl từng nói: "Chúng tôi (Đức) đã không sụp đổ trong năm 1939 chỉ do một thực tế là trong chiến dịch Ba Lan, khoảng 110 sư đoàn của Anh và Pháp ở phương Tây đã hoàn toàn không có bất cứ hoạt động gì khi đối mặt với 23 sư đoàn Đức"[12] Nhưng rốt cục Anh và Pháp đã không có bất kỳ hành động quân sự lớn nào mà chỉ muốn ngồi chờ Đức tấn công Liên Xô như họ đã dự tính (xem Cuộc chiến cuội).
Ngay sau đó, để củng cố biên giới phía Tây chuẩn bị cho chiến tranh với Đức, Liên Xô bắt đầu tiến quân vào các nước cộng hòa gần biển Baltic. Tại 3 nước Baltic, quân đội Liên Xô được chào đón và không gặp kháng cự đáng kể (do tại các nước này, tộc người Nga chiếm một số lượng đáng kể so với các dân tộc khác), nhưngPhần Lan thì phản kháng quyết liệt, dẫn đến Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan vào ngày 30 tháng 11 cho đến tháng 3 năm 1940. Cũng vào lúc này, Đức và các nước Đồng Minh Tây phương đang trải qua một sự yên tĩnh buồn cười, với việc hai phía tuyên chiến với nhau nhưng không bên nào chịu ra tay trước. Sự yên tĩnh này kết thúc khi cả hai bên đều tính giành các nước Scandinavia còn lại và các khu mỏ quặng sắt quý giá ở Thụy Điển. Vào tháng 4, hai phía ngẫu nhiên bắt đầu tiến quân cùng lúc vào các nước Bắc Âu. Kết quả là Đức chiếm đóng được Đan Mạch trong khi một cuộc xung đột xảy ra tại Na Uy (xung đột đầu tiên giữa Đồng Minh và Trục) kết thúc với việc Anh chiếm được Na Uy. Cuộc xung đột tại Na Uy cho thấy lực lượng hai phía là cân bằng, diễn biến nghiêng về phía Đức khi nước này khởi sự một cuộc tấn công vào Pháp vào ngày 10 tháng 5, bắt buộc các lực lượng Anh và Pháp đang ở Na Uy phải rút lui.
Quân Đức diễu hành chiến thắng tại Khải Hoàn Môn, Paris ngày 14 tháng 6.Cuộc tấn công vào Pháp và các nước Hà Lan, Bỉ và Luxembourg diễn ra rất nhanh chóng và Đức giành thắng lợi vang dội. Người Đức đã huy động vào mặt trận này 3.350.000 quân, nhiều hơn bất kỳ mặt trận nào khác cho tới thời điểm đó. Phía Anh-Pháp có 3,3 triệu quân, lực lượng 2 bên khá tương đương. Tuy nhiên, các chỉ huy Anh-Pháp vẫn duy trì lối tư duy về chiến tranh chiến hào của thế chiến thứ nhất, do vậy họ tập trung lực lượng về phòng tuyến Maginot với dự định dựa vào hệ thống công sự để chặn đứng quân Đức tại đây. Thực tế cho thấy đây là một sai lầm chiến lược rất tai hại của Anh-Pháp. Quân Đức với học thuyết chiến tranh chớp nhoáng đã sử dụng lực lượng thiết giáp đi vòng qua phòng tuyến Maginot, thọc sâu vào hậu phương của Pháp và bao vây luôn khối quân Anh-Pháp đang tập trung ở phòng tuyến này.
Với chiến lược khôn khéo cộng với những sai lầm của Anh-Pháp, quân Đức nhanh chóng đánh bại đối phương. Trong vòng một tháng, chính phủ Pháp tuyên bố đầu hàng, trong khi lực lượng Anh phải lên tàu chạy khỏi nước Pháp. Ý, với ý định thâu chiếm lãnh thổ, tuyên chiến với Pháp (nay đã tê liệt). Chỉ trong hơn 1 tháng, quân Đức đã tiêu diệt hoặc bắt làm tù binh 2,2 triệu quân Anh và Pháp. Ngoài ra, 340.000 quân Anh-Pháp bị bao vây ở Dunkirk đã phải lên tàu bỏ chạy khỏi Pháp về Anh. Để có thắng lợi rất lớn này, quân Đức chỉ bị thiệt hại 156.000 người (trong đó 46.000 tử trận và 110.000 bị thương).
Đến cuối tháng 6, Pháp đã đầu hàng theo Hiệp định Compiègne lần thứ hai, bị lực lượng Đức chiếm đóng hầu hết phần lớn các lãnh thổ, phần còn lại do chính quyền bù nhìn Vichy điều hành dưới sự khống chế của Đức. Sau khi chiến thắng, Đức cũng chiếm được rất nhiều nhà máy và đội ngũ công nhân lành nghề của Pháp, tiềm lực chiến tranh của Đức tăng rất nhiều, Hitler cảm thấy đủ tự tin là sẽ buộc Anh phải ký hòa ước, sau đó Đức sẽ quay sang thanh toán đối thủ lớn nhất là Liên Xô.
Chiến tranh giữa Đức và Anh[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Trận chiến nước Anh và Trận chiến Đại Tây Dương (1939-1945)Sau khi Pháp sụp đổ, chỉ còn Anh chống lại Đức. Lục quân Đức rất mạnh nhưng bị ngăn cách với nước Anh bởi eo biển nên không thể tấn công được. Để đảm bảo Đức không thể vượt biển tấn công, Anh thi hành mọi chính sách có thể, thậm chí cả việc xâm chiếm những nước trung lập hoặc tấn công cựu đồng minh. Ngày 10/5/1940, Anh xâm chiếm Iceland và chiếm nước này để tránh việc Đức được đặt căn cứ quân sự tại đây. Để tránh việc hạm đội mạnh của Pháp được Hitler trưng dụng để tấn công Anh, ngày 3 tháng 7 năm 1940, Không quân và hải Quân Anh đã dội bom vào hạm đội Pháp (vốn là đồng minh của họ chỉ 2 tháng trước đó) neo đậu tại cảng Mers-el-Kebir ở Algérie, đánh chìm nhiều tàu và khiến hàng ngàn thủy thủ Pháp thương vong.
Đức khởi đầu một cuộc tấn công hai nhánh vào Anh. Nhánh thứ nhất là những cuộc hải chiến trên Đại Tây Dương giữa các tàu ngầm, nay có thể sử dụng các cảng tại Pháp, và Hải quân Hoàng gia Anh. Các tàu ngầm được Đức dùng để tiêu diệt các đoàn tàu vận tải đưa hàng hóa theo đường biển. Nhánh thứ hai là một cuộc không chiến trên bầu trời Anh khi Đức dùng Không quân của họ để tiêu diệt Không quân Hoàng gia Anh, với ý định sử dụng ưu thế không gian để đổ bộ. Sau gần 4 tháng, không quân 2 bên đều bị thiệt hại lớn (Anh mất 1.547 máy bay, Đức mất 1.887 máy bay), nhưng không quân Đức vẫn còn lực lượng dự trữ rất lớn với trên 3.000 máy bay, trong khi không quân Anh đã kiệt quệ và sắp sửa cạn hết lực lượng (chỉ còn khoảng 500 máy bay). Nhưng vì một số nỗi lo âu khác nổi lên, Đức bỏ dở chiến dịch và chấm dứt không kích nước Anh, chỉ tiếp tục sử dụng tàu ngầm để tấn công tàu vận tải của Anh.
Cho đến lúc này, thái độ của Mỹ vẫn là đứng ngoài cuộc và không muốn can dự vào chiến tranh. Nước Anh viết thư cầu viện tổng thống Hoa Kỳ Franklin Rooseveltxin 50 chiếc khu trục hạm phế thải của Mỹ. Hoa Kỳ cho cho Anh mượn (trên thực tế là bán) 50 chiếc chiến tàu cũ kỹ này với điều kiện Anh phải cho Hoa Kỳ thuê trong 99 năm các căn cứ tại Newfoundland, Bermuda và West Indies. Giao kèo bán tàu này rất có lợi cho Mỹ.
Tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố sẽ giúp Anh và Liên Xô về trang bị nhưng nước Mỹ sẽ không tham chiến, ngay cả các cố vấn chính phủ còn cho rằng Anh sẽ thua Đức và tốt nhất là chỉ nên bán vũ khí cho Anh chứ không nên tham chiến. Đạo luật lend-lease (cho vay - cho thuê) thông qua tháng 11/1941 cho phép Tổng thống Roosevelt "chuyển giao, cho mượn, cho thuê" mọi tài sản cần thiết cho chiến tranh, từ thực phẩm, vũ khí tới các dịch vụ khác cho các nước đang tham chiến nếu thấy có lợi cho an ninh của Hoa Kỳ, tất nhiên là đi kèm với những đòi hỏi của Mỹ về những khoản lợi kinh tế - chính trị. Tháng 6/1941, khi Đức tấn công Liên Xô, Phó Tổng thống Mỹ Harry S. Truman còn tuyên bố rằng:
Nếu chúng ta thấy Đức chiến thắng thì chúng ta phải giúp người Nga, và nếu Nga chiến thắng thì chúng ta phải giúp người Đức, và theo cách đó cứ để họ giết nhau càng nhiều càng tốt, mặc dù tôi không muốn nhìn thấy Hitler chiến thắng trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
nếu cứ viết thé này nhìn thôi đã thấy chán rồi
Sao dài thế hở bạn? Mỏi cả mắt. Dù sao cũng hay.
quá dài so với trình độ tụi mình