Xác định biện pháp tu từ trong các câu sau và chỉ ra tác dụng: Ao làng:trăng tắm mây bơi Nước trong như nước mắt người tôi yêu.
BÀI 5: Chỉ ra và phân tích tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong bài thơ sau.
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may.
(“Dòng sông mặc áo” Nguyễn Trọng Tạo)
Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:
- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…
Hãy cho biết kiểu câu có trong đoạn văn trên và cho biết những đặc điểm hình thức để nhận biệt kiểu câu đó có trong đoạn văn?
Tìm những câu chủ động trong đoạn văn sau đây, chuyển đổi những câu đó sang câu bị động:
Bố mẹ tôi hào hứng mua sắm cho em gái tôi tất cả những gì cần cho công việc vẽ. Chú Tiến Lê tặng đồng nghiệp hẳn một hộp màu ngoại xịn. Chỉ có mặt Mèo là không thay đổi. Lúc nào cũng lem nhem, bị tôi quát thì xịu xuống, miệng đẩu ra. Tôi từng thấy nó rất ngộ với vẻ mặt ấy. Nhưng đấy là trước kia. Bây giờ tôi cảm thấy nó như chọc tức tôi.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi :
“…Một người hạnh phúc không nhất thiết phải là người có mọi thứ tốt nhất, mà là người biết tận hưởng và chuyển biến những gì đang xảy đến với mình trong cuộc sống một cách tốt nhất. (1)
Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết rơi lệ khi tổn thương, biết đau đớn khi mất mát, biết khao khát và nuôi dưỡng những giấc mơ, biết cố gắng làm lại khi thất bại, bởi vì chỉ có như vậy, mọi người mới biết trân trọng những gì đã và đang đến trong cuộc đời mình.” (2)
(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 3, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2. Nêu nội dung của văn bản
Câu 3. (2): “ Hạnh phúc chỉ đến với những ai biết rơi lệ khi tổn thương, biết đau đớn khi mất mát, biết khao khát và nuôi dưỡng những giấc mơ, biết cố gắng làm lại khi thất bại, bởi vì chỉ có như vậy, mọi người mới biết trân trọng những gì đã và đang đến trong cuộc đời mình." Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào, nghệ thuật của biện pháp tu từ đó
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
" Một người có 2 chiếc bình lớn để chuyển nước. Một trong hai chiếc bình bị nứt nên khi gánh nước từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất hãnh diện về sự hoàn hảo của mình , còn chiếc bình nứt luôn dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ.
Một hôm chiếc bình nứt nói với người chủ: "Tôi thực sự xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông, chỉ vì tôi nứt mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức mà ông bỏ ra" .
"Không đâu - ông chủ trả lời- khi đi về ngươi có chú ý tới những luống hoa bên đường không? Ngươi không thấy hoa chủ mọc bên này đường của phía nhà ngươi sao? Ta đã biết được vết nứt của nhà ngươi nên đã gieo hạt giống hoa phía bên ấy. Trong những năm qua, ta đã vun xới cho chúng và hái chúng về trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi, nhà ta có được ấm cúng và duyên dáng như thế này không?" .
Cuộc sống của chúng ta như chiếc bình nứt, không ai hoàn hảo cảì
a) Hình ảnh vết nứt trên chiếc bình ẩn dụ cho điều gì
b) Nhận xét cách ứng xử của người gánh nước và chiếc bình nước
c) Bài học rút ra từ câu chuyện
Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi
Bao năm rồi? Đã bao năm rồi hở? Thầy ơi ...
Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và thầy là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng con định hướng tương lai
Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu ...
Đề: Từ nội dung đoạn trích trên viết khổ thơ nói về tình thầy trò
BÀI 4:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
Xác định nhan đề bài thơ và cho biết tác giả của bài thơ trên?
b. Xác định và chỉ rõ các biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Khi sắp hoàn thành việc tạo lập loài người, Thượng Đế họp mặt tất cả muôn loài và nói: “Ta còn một món quà tặng đặc biệt dành cho tất cả loài người nhưng ta muốn giấu họ, ta muốn ban cho họ chỉ khi họ đã sẵn sằng. Đó chính là khả năng sáng tạo”.
Đại bàng nói: “Hãy trao nó cho ta, ta sẽ đem nó lên mặt trăng”.
Thượng Đế đáp: “Không được, sẽ có một ngày loài người cũng lên đến đó và tìm thấy nó thôi !”.
Cá hồi nói: “Ta sẽ chôn nó ở đáy đại dương”.
Ngài lắc đầu: “Không đâu, họ cũng sẽ tìm đến đó dễ dàng”.
Trâu nói: “Ta sẽ chôn nó trong đồng bằng mênh mông”.
Thượng Đế vẫn chưa bằng lòng: “Họ sẽ khoan sâu vào lòng đất, dù là ở đâu họ cũng nhanh chóng tìm ra nó!”.
Mẹ Đất lúc đó mới nhẹ nhàng chỉ ra một chỗ: “Hãy đem khả năng sáng tạo giấu vào bên trong mỗi con người. Chỉ có kẻ tin tưởng vào bản thân mình mới nhận ra sự tồn tại của khả năng đó!”
Và Thượng Đế đồng ý.
a) Thượng Đế thành tặng món quà đặc biệt nào cho loài người
b) Việc thượng đế không đồng ý với ý kiến của đại bàng, cá hồi, trâu chứng tỏ điều gì
c) Đặt tên cho câu chuyện trên và lý giải tại sao lại chọn tên đó